Đề tài Phương pháp dạy tốt toán 7 phù hợp với đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình, yếu, kém

Đề tài Phương pháp dạy tốt toán 7 phù hợp với đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình, yếu, kém

Toán học là bộ môn khoa học đòi hỏi người học phải tư duy cao nó gắn bó và tác động trực tiếp tới đời sống sản xuất của con người. Đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Toán học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của trường THCS. Chương trình toán học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học góp phần nâng cao năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra. Môn toán còn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với các môn khoa học khác như môn: Lí, Hoá, Sinh, Công nghệ, .Có tác dụng bổ trợ cho nhau giúp học sinh vận dụng tốt vào trong đời sống

docx 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2481Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy tốt toán 7 phù hợp với đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình, yếu, kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài
Toán học là bộ môn khoa học đòi hỏi người học phải tư duy cao nó gắn bó và tác động trực tiếp tới đời sống sản xuất của con người. Đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Toán học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của trường THCS. Chương trình toán học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học góp phần nâng cao năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra. Môn toán còn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với các môn khoa học khác như môn: Lí, Hoá, Sinh, Công nghệ,.Có tác dụng bổ trợ cho nhau giúp học sinh vận dụng tốt vào trong đời sống xã hội. Từ những kiến thức toán học mà học sinh đã được học ở tiểu học, các em còn được học những kiến thức toán học cơ bản ở bậc THCS và được nâng cao dần ở bậc THPT. THCN và bậc ĐH sau này. Những kiến thức toán học đó giúp cho các em có một trình độ cao phục vụ cho xã hội, cho đất nước ngày càng giầu mạnh.
Toán học là một bộ môn khoa học cần sự tư duy logic cao, chính vì vậy khi dạy học ở trường PT điều khó khăn nhất đối với giáo viên là gặp phải học sinh không nắm chắc được các kiến thức cơ bản, thiếu kiến thức cơ bản học sinh không tiếp thu được kiến thức mới, sinh ra thụ động, chán nản, không thích học toándẫn đến việc thiếu linh hoạt, thiếu tự tin trong giải toán, ngại học toán. Vì vậy trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh như thế nào để cho học sinh rễ hiểu và nắm bắt tốt nhất, đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên. Những kiến thức cơ bản của môn toán ở THCS là hệ thống các khái niệm, định nghĩa, định lí, hệ quả, tiên đề, công thức, các quy tắc, các phép tínhđược đưa vào sách giáo khao từ lớp 6 đến lớp 9. Việc giảng dạy những kiến thức cơ bản cho học sinh như thế nào để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng thì giáo viên phải thực sự nỗ lực biết tích hợp nhiều phương pháp ( đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy học và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy).
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy toán THCS , tôi nhận thấy việc dạy học tốt là rất quan trọng đối với học sinh, qua đó học sinh thấy việc học toán thật
thoải mái và hứng thú từ đó làm cho chất lượng giờ học đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên qua thực tế trong quá trình dạy học phải chú ý tới đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình, yếu, kém. Nhất là đối với học sinh lớp 7, các em mới làm quen phần đại số và chứng minh hình học được nâng cao hơn so với bậc Tiểu học và ở lớp 6 và đây cũng là lớp học mà các em bắt đầu làm quen với cách chứng minh một bài toán, việc tiếp cận với kiến thức mới và biết cách chứng minh một bài toán hình là rất khó. Chính vì vậy việc dạy học toán 7 như thế nào? để học sinh hoà nhập được với những kiến thức mới là điều rất quan trong trong dạy học, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu những phương pháp nào, hệ thống câu hỏi, kênh hình, bài tập,.sao cho phù hợp với bài giảng nhằm khai thác những nội dung bài học để học sinh thực sự hứng thú và ham học toán.
	Qua điều tra tình hình học tập tại Trường THCS Vân Hán. Tôi thấy việc phát huy tính tự giác, tự lập và tư duy của học sinh thì trong những tiết giảng rất cần có những phương pháp phù hợp. Chính vì lí do trên Tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mình về phương pháp dạy tốt toán 7 phù hợp với đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình, yếu, kém. Có thể giúp các em học tập tốt hơn, tốt hơn, có kĩ năng chứng minh hình và có kĩ năng thực hành thành thạo để tìm ra kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn được tốt hơn, có khả năng tự học và tự nghiên cứu bài./. 
B- Nội dung
Khi dạy học, người giáo viên đưa vào nội dung bài giảng của mình những nội dung liên quan trực tiếp tới bài học nhưng phù hợp với vốn hiểu biết của học sinh, nhằm tạo điều kiện cho học sinh chính xác hoá và phát triển vốn hiểu biết và kĩ năng của mình nhằm làm cho bài học trở nên đơn giản, dễ hiểu. Học sinh tích cực hoá hoạt động học tập của mình và khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vân dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên cũng cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại thích hợp.
Để thực hiện tốt giờ dạy toán 7 nhằm đạt được các yêu cầu đề ra. Người giáo viên phải chú ý đến các vấn đề cần thực hiện trong bài giảng, cụ thể là:
1.Về nội dung:
	Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo đúng yêu cầu, mức độ quy định trong chương trình, chú ý tận dụng những kiến thức đã học ở lớp dưới, ở chương trước để giảm nhẹ việc trình bày các kiến thức mới.
 Ví dụ: Tận dụng các kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số đã học ở lớp 6 để giảm nhẹ việc trình bày các phép tính về số hữu tỉ, tận dụng các kiến thức về số thập phân để giảm nhẹ việc trình bày về số vô tỉ, số thực,
2.Phương pháp tạo ra tình huốngcó vấn đề để gây hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi bài học
 	Mỗi chúng ta khi vui vẻ, phấn khởi thì làm việc gì cũng có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Còn đối với học sinh khi đã hứng thú học tập thì sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì vậy tôi rất chú trọng các tình huống đặt ra ở đầu mỗi bài học.
 Ví dụ: Đối với bài “Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau” với tình huống đặt ra ở 
đầu bài là: Từ = có thể suy ra = không?
Giáo viên đưa ra tình huống, học sinh sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau có thể là:
*Từ = không thể suy ra =
*Từ = có thể suy ra được =
 	Giáo viên (nói) đã có các ý kiến khác nhau.Vậy xem ý kiến của bạn nào đúng thì ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
 	Qua tình huống trên tạo ra một không khí học tập sôi nổi, hào hứng, gây tò mò đối với học sinh, học sinh giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao.
 Ví dụ: Đối với bài “Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song”
 Với tình huống quan sát hình vẽ và cho biết đường thẳng nào song song với đườnh thẳng a?
Giáo viên nêu tình huống đầu bài,
học sinh đưa ra các ý kiến khác nhau 
có thể là:
*b//a hoặc d//a hoặc c//a
 	Giáo viên (nói) đã có các ý kiến khác nhau.Vậy xem ý kiến bạn nào đúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
 	Với tình huống trên cũng gây hứng thú cho học sinh học tập, kích thích trí tò mò khoa học, thôi thúc học sinh tích cực suy nghĩ , tìm tòi, khám phá kiến thức mới để học sinh học tốt và nắm kiến thức tốt hơn.
 3.Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
 Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
 Để thực hiện dạy học đặt và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra tình huống có vấn đề. Sau đây là những cách thông dụng để tạo ra tình huống có vấn đề.
M
a
d
b
c
*Cách1: Dự đoán nhờ trực quan đo đạc, thực nghiệm.
- Đối với đo đạc thực nghiệm:
Ví dụ: Đối với bài “Tổng 3 góc của một tam giác”
Giáo viên cho học sinh vẽ hai tam giác bất kỳ, dùng thước đo góc đo ba góc của một tam giác rồi tính tổng số đo 3 góc của mỗi tam giác đó. Có nhận xét gì về các kết quả trên?
Học sinh dùng thước đo chính xác các góc của mỗi tam giác rồi tính tổng của chúng và kết luận: Tổng 3 góc của tam giác bằng 1800.
 -Đối với dự đoán nhờ nhận xét trực quan:
Ví dụ: Đối với bài “Tổng ba góc của một tam giác”, giáo viên yêu cầu học sinh thực hành cắt một tấm bìa hình tam giác ABC, cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A. Cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A (Như hình vẽ bên) rồi yêu cầu học sinh
Dự đoán về tổng các góc A, B, C của tam 
giác ABC ? 
=>Qua việc thực hành học sinh nêu ra nhận xét :
Tổng ba góc: 
Vậy với phương pháp trực quan đo đạc. 
học sinh được lĩnh hội kiến thức mới một Cách dễ dàng không trừu tượng.
* Cách 2: Khái quát hoá:
Ví dụ: Đối với bài “Luỹ thừa của một số hữu tỷ”, trong phần luỹ thừa của một tích, giáo viên cần cho học sinh hiểu luỹ thừa của một tích là gì? Thì người giáo viên phải đi từ ví dụ cụ thể, sau đó khái quát hoá thành công thức : Tính và so sánh.
(2.5)2 và 22.52
Giáo viên chia học sinh làm các nhóm nhỏ tính rồi so sánh.
HS: Ta có. (2.5)2= 102= 100
	 22.52= 4.25 = 100
	Kết luận: Vậy (2.5)2= 22.52
A
C
B
b) và
Giáo viên cũng cho học sinh làm và so sánh:
Ta có: 
Vậy:
=>Qua ví dụ trên học sinh khái quát thành công thức tổng quát:
(x.y)n=xn.yn (x,y N*)
	Với phương pháp khái quát hoá học sinh được tiếp thu kiến thức một cách từ từ, dễ hiểu.Từ những kiến thức đã học qua các bước biến đổi và được khái quát thành kiến thức mới.
*Cách 3: Xem xét tương tự:
Ví dụ: Đối với bài “Nhân chia số hữu tỉ” để học sinh nắm được quy tắc nhân hai số hữu tỉ, giáo viên cần đưa ra ví dụ về nhân hai phân số đã học ở lớp 6 như:
 Học sinh thực hiện phép nhân:
	Qua các ví dụ trên thì việc nhân hai số hữu tỉ hoàn toàn tương tự như nhân hai phân số đã học ở lớp 6. Và từ đó đi tới quy tắc nhân hai số hữu tỉ:
 Với hai số hữu tỉ: và ta có:
*Cách 4: Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm.
Đối với cách tìm sai lầm trong lời giải, giáo viên phảI củng cố kiến thức cũ
	 Cho học sinh để học sinh nắm vững kiến thức mới và phát hiện được những sai lầm trong lời giải của bài toán.
Ví dụ: Đối với “Đa thức”, giáo viên đưa ra bài tập. Thu gọn đa thức 
	Một bạn đã thu gọn đa thức A như sau:
	Theo em bạn nào làm đúng (sai)? Nếu (sai) sửa lại cho đúng?
HS trả lời: Bạn đã sai lầm vì x2y và y2x không đồng dạng với nhau nên không thu gọn được.
Sửa lại cho đúng:
A= x2y+3xy+y2x +5xy +1
 =x2y +y2x + (3xy+5xy) +1
 =x2y + y2x + 8xy + 1
Ví dụ: Với bài tập 28 - (Tr 38 SGK)phần “Đa thức”.
	Ai đúng, ai sai?
Bạn Đức đố: Bậc của đa thức M = x6- y5+ x4y4+ 1 bằng bao nhiêu?
Bạn Thọ nói: “đa thức M có bậc là 6”.
Bạn Hương nói: “Đa thức M có bậc là 5”.
Bạn Sơn nói: “Cả hai bạn đều sai”
 Theo em ai đúng? Ai sai? Vì sao?
	Với bài toán này, học sinh phải hiểu được bậc của đa thức là gi? Thì mới chỉ ra được sự sai lầm trong lời giải và sửa cho đúng.
Với bài toán trên, bạn Sơn đã đúng vì bậc của Đa thức M là 8 chứ không phải là 5 hay 6.
Còn ban Hương và bạn Thọ đã sai.
	Vậy, với dạng này giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ sai lầm trong lời giải để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
4.Phương pháp hợp tác trong các nhóm
 	Lớp học được chia thành các nhóm tuỳ mục đích , yêu cầu của vấn đề học tập.
c 
Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chỉ định, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.Trong các nhóm nhỏ các thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỉ lại vào một vài bạn có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề. Trong không khí thi đu ... i ở mỗi bài học:
	Tức là giáo viên khi dạy học phải chú ý đến các đối tượng học sinh để tổ chức phương pháp dạy học hợp lý, phát huy được tính tích cực, sáng tạo cho các đối tượng học sinh.
	Thực tế trong một lớp học, trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, được chia làm 3 nhóm đối tượng học sinh:
+ Học sinh khá giỏi
+ Học sinh trung bình.
+ Học sinh yếu kém.
* Đối với học sinh khá giỏi:
Đây là nhóm đối tượng học sinh có trình độ nhận thức nhanh, khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng số lượng học sinh không nhiều . Với nhóm đối tượng này, giáo viên cần phải chú ý bồi dưỡng kiến thức nâng cao hơn ngoài kiến thức cơ bản,
Giúp học sinh phát triển tư duy mở rộng kiến thức hơn, thực sự tạo ra một đội ngũ cán bộ môn cùng với giáo viên giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp. 
	ở đối tượng học sinh khá giỏi, ngoài truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em thì qua mỗi bài giảng giáo viên phải lồng ghép các kiến thức nâng cao, mở rộng hơn giúp các em tư duy tốt, tạo cho mình vốn kiến thức vững vàng, phong phú hơn.
Ví dụ: Rút gọn: A 1+5+52+53+..+549+550
	Đây là dạng toán khó đối với học sinh lớp 7. Nên khi dạy phần luỹ thừa của một số hữu tỷ giáo viên lồng bài tập này vào dành cho học sinh khá giỏi. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tổng quát. Sau đó học sinh tự vận dụng vào bài tập để làm. Với bài toán trên, trong biểu thức A, số hạng sau gấp 5 lần số hạng liền trước. Do đó ta tính biểu thức 5A rồi trừ A thì được hiệu 551-1, từ đó rút gọn được biểu thức A.
	Ngoài những bài tập có tính chất nâng cao ra, giáo viên cần đưa ra những phần có thể em chưa biết để học sinh hiểu biết rộng hơn.
* Đối với học sinh trung bình:
	- Đây là nhóm đối tượng học sinh có khả năng nhận thức trung bình và chiếm đa số học sinh trong lớp. Đối với đối tượng học sinh này, giáo viên cần phải giảng kĩ hơn, khắc sâu hơn những kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học để học sinh dễ vận dụng. Những câu hỏi đưa ra với đối tượng này vừa phải không quá khó, không quá dễ. Những bài tập đưa ra đều là dạng cơ bản ( trừ các bài tập toán *).
Ví dụ: Đối với bài “Công, Trừ đa thức”
	Sau khi dạy cho học sinh biết cách cộng, trừ đa thức, giáo viên có thể đưa ra bài tập củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh và cũng có thể ra đề kiểm tra xem học sinh nắm bài như thế nào? bằng cách làm bài tập sau:
Cho hai đa thức:
M=x2- 2xy +y2
N= y2+ 2xy+x2+1
Trả lời: a) M+ N= (x2- 2xy +y2) + ( y2+ 2xy+x2+1) = 2x2+2y2+1
	 b) M - N= (x2- 2xy +y2) - ( y2+ 2xy+x2+1) = -4xy-1
	Hoặc giáo viên có thể đưa ra bài tập “Khoanh tròn” vào các chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
Hình nào sau đây không có tâm đối xứng?
A. Hình bình hành
B. Hình vuông
C. Hình thang cân 
D. Hình thoi.
Đáp án : Câu C
* Đối với học sinh yếu kém
	Đây là đối tượng học sinh có trình độ nhận thức chậm nên khả năng tiếp thu kiến thức ở mỗi bài còn hạn chế, nên khi học luôn tỏ ra nhút nhát, không chủ động tìm ra kiến thức mà thường dựa vào kết qủa của người khác và làm chứ không chịu suy nghĩ. Vì vậy giáo viên cần gần gũi hơn và khi giảng dạy cần đưa ra những câu hỏi gợi mở thực tế, hướng dẫn nhiều lần để học sinh hiểu và làm theo. Từ những hướng dẫn cụ thể đó, học sinh tự tin hơn, chủ động tiếp thu kiến thức mới.
Ví dụ: Đối với bài “Đơn thức”, Phần nhân hai đơn thức. Để đi tới khái niệm giáo viên cho học sinh làm ví dụ nhân hai biểu thức: A = 32.167 và B= 34.166. Dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân các số và quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Ta có thể thực hiện phép nhân A với B như sau:
A.B=(32.167).( 34.166) = (32.34).(167.166)= 36.1613
Bằng cách tương tự, giáo viên cho học sinh nhân hai đơn thức:
(2x2y).(9xy4)= (2.9)(x2.x)(y.y4)=18x3y5
Ta nói: 18x3y5 là tích của hai đơn thức (2x2y).(9xy4) Qua ví dụ trên học sinh tự rút ra cách nhân hai đơn thức rất dễ dàng.
7. Những vấn đề cần chú ý khi dạy toán 7:
a) Những lỗi mà học sinh lớp 7 hay mắc phải, cách khắc phục các lỗi đó.
*Về kiến thức:
+ Đối với bài “ cộng ,trừ số hữu tỷ” và nhân, “chia số hữu tỷ” học sinh hay nhầm dấu khi cộng, trừ hoặc nhân, chia.
+ Đối với phần quy tắc chuyển vế học sinh hay nhầm khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức không đổi dấu hạng tử đó. Chính vì vậy khi dạy học phần này giáo viên cần khắc sâu kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỷ và quy tắc chuyển vế, để học sinh không nhầm lẫn. 
+ Đối với bài “Tỷ lệ thức” để cho học sinh dễ nhớ, giáo viên có thể cho học sinh thấy nội dung của tính chất 1 có thể phát biểu là: Khi có tỷ lệ thức ta lấy tích trung tỷ bằng tích ngoại tỷ, ta được ad=bc, nếu a, b, c là các số nguyên thì tính chất này rút ra từ định nghĩa hai phân số bằng nhau.
	Hai phân số gọi là bằng nhau nếu ad=bc ( Toán 7) tập 1, giáo viên cần cho học sinh thấy nhờ tích chất 1, khi biết 3 số hạng của một tỷ lệ thức ta có thể tìm được số hạng thứ 4, cụ thể từ ta có a.d=b.c suy ra: 
+ Đối với bài “ Hai góc đối đỉnh” và “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”.
- Giáo viên cần nói rõ cho học sinh thế nào là hai góc đối đỉnh; Hai góc đồng vị; Hai góc so le trong; Hai góc so le ngoài; Hai góc trong cùng phía như thể nào với nhau? Phân tích kĩ cho học sinh không nhầm lẫn các góc.
- Học sinh mới làm quen với phương pháp chứng minh , chính vì vậy khi dạy bài “Định lí”, Giáo viên phải cho học sinh hiểu và ghi được giả thiết kết luận của một định lí và diễn đạt chứng minh một định lí.
+ Đối với các TH bằng nhau của tam giác khi giảng giáo viên phải chú ý khắc sâu cho sinh các TH bằng nhau của tam giác. Vì khi vận dụng học sinh hay nhầm lẫn giữa các TH
+ Đối với bài: “ Đa thức”, khi vậ dụng học sinh hay nhầm lẫn khi tìm bậc của đa thức và thường khi tìm bậc của đa thức không thu gọn đa thức. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý học sinh bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức. Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc.
F Lưu ý: Trước khi tìm bậc của đa thức phải thu gọn đa thức rồi mới tìm bậc.
+ Đối với bài “Đa thức một biến” khi dạy phần hệ số, học sinh hay nhầm tìm hệ số cao nhất của đa thức là hệ số cao nhất trong các đa thức đó. Chính vì vậy khi dạy học giáo viên cần khắc sâu cho học sinh hệ số cao nhất của đa thức là hệ số của hạng tử có bậc cao nhất trong đa thức đó.
+ Đối với bài “ Tính chất ba đường phân giác, ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác”. Học sinh hay nhầm tính chất giữa các loại đường. Nên khi dạy học giáo viên phải khắc sâu kiên thức để học sinh không nhầm lẫn.
* Về kĩ năng:
	- Đối với chương trình toán 7 kiến thức không trừu tượng, không khó. Nên khi dạy học giáo viên nên rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng vẽ hình, đo đạc, kĩ năng ghi giả thiết, kết luận và chứng minh hình học. Vận dụng các kiến thức thực tế vào bài giảng cho phong phú đa dạng học sinh hiểu bài sâu sắc hơn.
b) Những vấn đề mà giáo viên khi dạy học toán 7 lưu ý:
	- Đối với học sinh lớp 7 các em mới làm quen với phương pháp chứng minh hình học nên khi dạy học giáo viên không tham kiến thức. Không nên đi sâu vào những kiến thức trừu tượng khó hiểu đối với các em.
- Giáo viên tích cực học tập những kinh nghiệm lâu năm của đồng nghiệp và của những thế hệ đi trước để có được vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
- Tích cực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm khai thác triệt để nội dung bài học làm cho bài giảng sinh động.
- Thường xuyên tham dự các buổi chuyên đề ở trường hoặc cụm chuyên môn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm rút ra phương pháp dạy học tốt nhất.
- Tích cực tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ chuyên môn.
Với phương pháp dạy học như trên, Trong năm học vừa qua tôi đa thực hiện thành công phương pháp dạy tốt môn toán 7.
C. Kết luận
	Với phương pháp dạy học nêu trên, qua thực tế giảng dạy cho tôi thấy học sinh học tập sôi nổi, phấn khởi hào hứng,.học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh, có chất lượng kết quả học tập tăng rõ rệt. Số học sinh khá giỏi đã tăng so với những năm trước, đồng thời giảm được học sinh yếu, kém.
	Tuy nhiên, để đạt được kết quả như vậy đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều thời gain cho việc chuẩn bị bài cả về nội dung và phương pháp giảng dạy của mình. Đặc biệt người giáo viên phải nắm vững kiến thức, biết lồng ghép các kiến thức với liên hệ thực tế vào bài giảng cho thật hay, thật sinh động. Các kiến thức đưa ra phải từ dễ đến khó thì mới phù hợp với các đối tường học sinh trong lớp. Do đó tôi thấy việc chuẩn bị để dạy tốt bài học theo phương pháp trên là rất phù hợp. Với phương pháp này học sinh nắm bài chắc chắn, kiến thức của các em được khắc sâu. Mà học sinh cũng cảm thấy không bị “dồn ép”, “quá tải”.
	Trường THCS Vân Hán nơi tôi công tác và giảng dạy là một trường vùng sâu, xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn, số học sinh thuộc gia đình học nghèo khá cao, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 2/3, khả năng nhận thức của các em còn chậm, gia đình các em còn chưa đầu tư về thời gian và chưa xác định việc học tập của con em mình là trách nhiệm. Nên với phương pháp dạy tốt môn toán 7 này là phù hợp cho đối tượng học sinh ở vùng sâu như trường tôi, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học tập các môn học nói chung và đặt biệt là môn toán nói riêng. Giúp các em có kiến thức vững vàng, một niềm tin khi tham gia học môn toán, một nền móng vững chắc để bước vào các lớp học và bậc học tiếp theo đạt kết quả cao hơn, góp phần giúp cho sự nghiệp giáo dục ở miền núi, vùng sâu đạt kết quả tốt.
	Trên đây tôi đã mạnh dạn trình bày với các đồng chí, đồng nghiệp một phương pháp dạy tốt môn toán 7 có hiệu quả với đối tượng là học sinh niềm núi như trường THCS Vân Hán. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và ngày càng tìm ra phương pháp dạy học tốt hơn./.
Mục lục
tt
Nội dung
trang
A
Lý do chọn “sáng kiến kinh nghiệm”
1-2
B
Nội dung.
3
1
Kiến thức.
3
2
Phương pháp dạy học tạo ra tình huống có vấn đề gây hứng thú học tập trong mỗi bài học.
3
3
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
4
4
Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm.
7
5
Phương pháp dạy học kết hợp liên hệ thực tế.
8
6
Chuẩn bị bài soạn và đưa ra phương án dạy học của giáo viên trước khi lên lớp.
9-10-11
7
Những chú ý khi dạy học Toán 7.
12
C
Kết luận.
15
D
Các tài liệu cần sử dụng và tham khảo
16
D- Các tài liệu cần sử dụng và tham khảo
+ Sách giáo khoa Toán 7 tập1 và tập 2
+ Sách giáo viên Toán 7 tập 1 và tập 2.
+ Sách bài tập Toán 7 tập 1 và tập 2.
+ Sách để học tốt Toán 7
+ Sách phương pháp giải các dạng Toán 7.
+ Sách nâng cao và phát triển Toán 7 tập 1và tập 2.
+ Sách nâng cao và các chuyên đề Đại số 7 và Hình học 7.
+ Sách luyện giải Đại số 7
+ Sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn Toán 7
Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
.–{—
1.Trường THCS Vân Hán
2.Phòng giáo dục & đào tạo huyện Đồng Hỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem.docx