Đề tài Phương pháp huấn luyện bài tập môn điền kinh bổ trợ phát triển sức nhanh chạy ngắn ở lớp 6 năm học 2010 - 2011

Đề tài Phương pháp huấn luyện bài tập môn điền kinh bổ trợ phát triển sức nhanh chạy ngắn ở lớp 6 năm học 2010 - 2011

1. Mục tiêu của thể dục thể thao : TDTT không chỉ giúp phát triển về mặt thể lực cho con người mà nó còn hình thành và hoàn thiện nhân cách trong học sinh.

Với khẩu hiệu : “Khoẻ để học tập và lao động

 Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Mỗi thành viên của một dân tộc từ trẻ đến già đều mong muốn có một sức khoẻ dồi dào, một cơ thể đẹp, cường tráng để học tập, lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc khi cần thiết.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp huấn luyện bài tập môn điền kinh bổ trợ phát triển sức nhanh chạy ngắn ở lớp 6 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp huấn luyện bài tập môn điền kinh
bổ trợ phát triển sức nhanh chạy ngắn ở lớp 6
Năm học 2010 - 2011
 Phần i: Đặt vấn đề.
I - Lời nói đầu. 
1. Mục tiêu của thể dục thể thao : 
II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6:
1. Thực trạng:
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: 
 Phần II. Giải quyết vấn đề :
I. nhóm các giải pháp thực hiện :
1. Điều tra cơ bản :
 II. biện pháp tổ chức:
1. Mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh lớp 6 ở trường THCS.
2. Cấu trúc nội dung chương trình :
3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy các bài tập phát triển sức nhanh.
 Phần III. Kết luận.
 I. Kết quả nghiên cứu:
II. kiến nghị đề xuất:
Phần i: Đặt vấn đề.
I - Lời nói đầu.
1. Mục tiêu của thể dục thể thao : TDTT không chỉ giúp phát triển về mặt thể lực cho con người mà nó còn hình thành và hoàn thiện nhân cách trong học sinh.
Với khẩu hiệu :	“Khoẻ để học tập và lao động
	Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mỗi thành viên của một dân tộc từ trẻ đến già đều mong muốn có một sức khoẻ dồi dào, một cơ thể đẹp, cường tráng để học tập, lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc khi cần thiết.
II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6:
1. Thực trạng:
- Mục tiêu của môn thể dục lớp 6:
Để thực hiện được mục tiêu chung của cấp học, chương trình môn học thể dục ở trường THCS giúp học sinh thực hiện :
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỹ thuật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ở ngoài nhà trường.
Lớp 6 là lớp đầu cấp thực hiện mục tiêu trên, nên có một vị trí rất đặc biệt. Mục tiêu đã được cụ thể hoá thành mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy - học vầ các hoạt động TDTT tại nhà trường, ngoài nhà trường, Do đó mỗi học sinh cần học tốt chương trình môn học thể dục.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: 
- Mục tiêu và ý nghĩa của việc giáo dục sức nhanh ở học sinh lớp 6.
Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về các tố chất thể lực cần thiết góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Giúp học sinh biết được một số kiến thức kỹ năng cơ bản để luyện tập, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác luyện tập TDTT giữ gìn, bảo vệ và nâng cao thể lực cho các em vận dụng một số điều đã học vào cuộc sống trong và ngoài nhà trường,
Phần II. Giải quyết vấn đề :
I. nhóm các giải pháp thực hiện :
1. Điều tra cơ bản :
Năm học 2010 - 2011 đầu năm học ở lớp 6, Môn thể dục nhằm giáo dục thể chất cho học sinh có một sức khoẻ tốt giúp các em học tập, lao động có hiệu quả.
Khảo sát chất lượng học sinh môn thể dục đầu năm học :
Khối lớp
Sĩ số HS
Xếp loại chất lượng
Loại giỏi
Loại khá
Loại đạt
Loại CĐ
6A
23
3
10
7
2
6B
23
3
10
8
3
Tổng
46
6
20
15
5
II. các biện pháp tổ chức:
1. Mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh lớp 6 ở trường THCS.
- Đối với giáo viên : nắm vững được mục tiêu, nội dung chương trình, những điểm mới của nội dung chương trình. Từ đó biết đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục, Biết sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo từng loại bài sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Đối với học sinh : Giúp học sinh biết được mở mức độ nhất định làm quen với những kiến thức để luyện tập vui chơi, giữ gìn sức khoẻ, làm quen với một số nền nếp kỷ cương tác phong nhanh nhẹn trong khi học, vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học được vào trong sinh họat ở trường và ở nhà.
2. Cấu trúc nội dung chương trình :
Gồm hai phần : Phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng ; Là chương trình cơ bản được thống nhất trong nội dung tiết học.
- Phần mềm : là phần được vận dụng ở nhà.
3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy các bài tập phát triển sức nhanh.
a) Các bài tập đồng loạt
a. Sử dụng bài tập với chân : Giúp phát triển cơ chân tốt hơn, tạo thêm sức nhanh mạnh cho các bài tập chạy nhảy.
b. Ngồi xuống đứng lên : Từ tư thế ban đầu đứng thẳng hai chân, hai tay đưa thẳng về trước vuông góc với chân, nguồi xuống hít vào, lưng thẳng, đứng lên thở ra.
Thực hiện bài tập này 30 lần x 3 đợt.
- Bật cóc : Ngồi xổm hai tay chống hông dùng hai chân bật về trước ở tư thế ngồi.
Thực hiện 3 đến 5 lần x 15m.
- Lò cò bằng một chân : Lặc lò cò một chân về trước từ 15 đến 20m, thực hiện trong 3 lần liên tục, có thả lỏng 15 đến 20 giây.
Nhảy dây nhanh trong một phút : Bài tập này được áp dụng xen kẽ trong cả quá trình luyện tập.
+ Bài tập phát triển toàn thân :
c. Chạy biến tốc : 100m thực hiện 4 lần lặp lại. Giai đoạn 1 : Chạy 30m (tốc độ); Giai đoạn 2 : Chạy chậm 20m; Giai đoạn 3 : Chạy 50m tăng tốc về đích.
d. Chạy theo phản xạ : (đổi hướng) theo tín hiệu bằng còi hoặc vỗ tay thì học sinh chạy ngược lại với hướng chạy ban đầu. Thực hiện 4 lần x 50m.
e. Chạy nhanh nhặt bóng : Đặt hai chiếc châu cách nhau 5m. Một chậu không có bóng và một chậu đựng 10 quả bóng bàn. Khi có lệnh học sinh nhặt một quả bóng ở chậu có bóng chạy nhanh sang chậu không có bóng bỏ vào đó, cứ như vậy cho đến khi hết bóng (thực hiện trong 3 lần).
b) Loại bài dạy tổ chức một trò chơi.
f. Trò chơi : “Chạy tiếp sức” chia lớp ra 2 đến 4 đội.
Cách chơi : Khi có lệnh những em số một chạy nhanh về trước vòng qua cờ, chạy về vạch xuất phát, đưa tay chạm bạn số 2, sau đó đi về tập trung ở cuối hàng. Số 2 nhanh chóng chạy như số 1, sau đó đưa tay chạm tay bạn số 3. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng.
g. Tiếp sức chuyển vật
Chuẩn bị : Kẻ vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 8 đến 10 mét, kẻ vòng tròn có đường kính 0,5 đến 0,8m. trong đó đặt một đến ba quả bóng. Tập hợp các đội thành những hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với các vòng tròn đã chuẩn bị.
Cách chơi : Khi có lệnh em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng chạy đến vòng tròn nhặt những quả bóng rồi chạy nhanh trở lại vạch xuất phát trao cho bạn số 2. Số 2 nhanh chóng mang bóng đặt vào vòng tròn, chạy về đưa tay chạm tay bạn số 3. Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2. Hàng nào xong trước, ít phạm quy hàng đó thắng cuộc.
h. Trò chơi lò cò tiếp sức.
Chuẩn bị : Như cách chuẩn bị ở trò chơi chạy tiếp sức nhưng rút khoảng cách xuống còn 5 đến 6m.
Cách chơi : Gần giống như cách chơi chạy tiếp sức, ở đây không chạy mà nhảy lò cò bằng cách co một chân lên cao, lò cò bằng một chân cả lượt đi và lượt về hoặc lượt đi bằng chân này lượt về bằng chân kia.
- Các bài tập và các trò chơi trên ta nên ghép mỗi bài tập, mỗi trò chơi vào cuối mỗi tiết học để giúp học sinh tăng thêm lượng vận động, gây hứng thú trong tiết học. Nhằm phát triển được sức mạnh và tăng cường thể lực cho các em để các em có đầy đủ sức khoẻ trong học tập và sinh hoạt ở nhà cũng như ở trường.
Phần III. Kết luận.
I. Kết quả nghiên cứu:
Qua một thời gian ghép các bài tập và các trò chơi vào luyện tập ở các tiết học, ở cuối học kỳ I, tôi đã cho kiểm tra lại toàn bộ học sinh hai lớp 6A và 6B về các chỉ số về sức nhanh và đã thu được kết quả như sau :
Khối lớp
Sĩ số HS
Xếp loại chất lượng
Loại giỏi
Loại khá
Loại đạt
Loại CĐ
6A
23
10
11
2
0
6B
23
10
11
2
0
Tổng
46
20
22
4
0
Nhận xét :
So sánh chất lượng đầu năm học và chất lượng học kỳ I :
- Số học sinh đầu năm xếp loại giỏi là 6/46 = 13,6%
- Số học sinh cuối học kỳ I xếp loai giỏi là : 20/46 = 43,5%
 - Số học sinh đầu năm xếp loại khá là: 20/46 = 43,5%
 - Số học sinh cuối học kỳ I xếp loại khá là : 22/46 = 47,8%
- Số học sinh đầu năm xếp loại đạt là: 15/46 = 33%
 - Số học sinh cuối học kỳ I xếp loại đạt là : 4/46 = 8,7%
- Số học sinh đầu năm xếp loại chưa đạt là : 5/46 = 10,8%
- Số học sinh cuối học kỳ I xếp loại chưa đạt là: 0/46 = 0,0%
Như vậy ta thấy chất lượng cuối học kỳ I và đầu năm có sự tiến bộ rõ rệt, điều đó được thể hiện ở các chỉ số trên.
 - Bài học kinh nghiệm:
Để có được kết quả như trên thì người giáo viên phụ trách bộ môn thể dục phải nắm vững được tâm lý từng đối tượng học sinh, để có phương pháp dạy phù hợp. Tuỳ theo điều kiện về cơ sở vật chất, khả năng của giáo viên kết hợp với nguyện vọng của học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải đổi mới cách tổ chức và phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dãn để học sinh hứng thú luyện tập đạt được kết quả cao.
II. kiến nghị đề xuất:
Dạy Thể dục ở THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở HS những phẩm chất tốt đẹp của con ngời lao động mới – người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao. 
Tuy nhiên dạy Thể dục ở THCS còn nhiều vấn đề phải quan tâm, bởi từ lâu chúng ta ít chú ý, thiếu sự chuẩn bị về trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho môn học này. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò thuận lợi, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Thể dục cần kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau:
- Mua thêm : - Bóng đá. 
 - Bóng truyền. 
 - Cầu lông gà theo đặc thù của bộ môn.
- Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn Thể dục, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo và linh hoạt của HS trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập để lao động và chiến đấu quốc phòng. 
Hà Trung, ngày 10 tháng 3 năm 2011
Người viết
 Bùi Ngọc Bích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn 6 the duc.doc