Đề tài Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 - Nguyễn Thị Kim Nhung

Đề tài Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 - Nguyễn Thị Kim Nhung

 Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ đó xác định nhiệm vụ của bản thân trong hiện tại.

 Tuy nhiên trong hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3484Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 - Nguyễn Thị Kim Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VÕ NHAI
TRƯỜNG THCS TRÀNG XÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ
LỚP 9
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS TRÀNG XÁ
Năm học 2010-2011
 MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1.Cơ sở lý luận 
 2.Thực trạng vấn đề
 3.Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
 a.Phương pháp ôn tập chung
 b.Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập
 4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 a.Phương pháp nghiên cứu
 b.Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 C.Kết luận
 1.Tính khả thi của sánh kiến kinh nghiệm
 2.Những bài học kinh nghiệm
 3.Kiến nghị
 4.Tài liệu tham khảo.
 A.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ đó xác định nhiệm vụ của bản thân trong hiện tại.
 Tuy nhiên trong hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường.
 Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã nhiều năm, lại trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 đê nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp, cũng như khơi gợi ở các em lòng ham mê muốn khám phá tìm hiểu lịch sử dân tộc để các em có đủ hành trang kiến thức bước vào cấp trung học phổ thông. 
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I.Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là nhữn vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy và ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy khác nhau để đạt hiệu quả cao trong truyền thụ
 Với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, đòi hỏi người giáo viên cần có biện pháp phù hợp để cuốn hút được học sinh chú ý vào tiết học, có hứng thú học tập, tham gia tích cự trong việc phát hiện, chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài, có ý thức tư duy sáng tạo. Như vậy mới đạt hiệu quả trong dạy học.
 Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy, phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử Tạo nên hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lịch sử lớp 9 nói riêng.
II. Thực trạng vấn đề.
 Là giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường THCS đặc biệt là trực tiếp giảng dạy lớp 9 nhiều năm tôi thấy:
 -Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, luôn cho rằng môn lịch sử là môn phụ và nhàm chán bởi trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích tính tìm tòi của học sinh.
 -Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử hoặc hiểu còn lơ mơ chưa sâu sắc.
 -phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp da dạng các phương pháp ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong ôn tập chưa cao, khi học sinh học tiết ôn tập có cảm giác nặng nề, mệt mỏi không hứng thú dẫn đến hiệu quả giờ học thấp.
 - Kết quả học tập môn lịch sử còn thấp đặc biệt là ở các kỳ thi học sinh giỏi.
 => Xuất phát từ thực tế học sinh, từ tình hình kết quả môn học, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả học sinh đã hứng thú học, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp so sánh nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi đã có bước tiến bộ.
 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ôn tập cho học sinh bậc THCS tuy nhiên những vấn đề đó còn rất chung chung chưa đi vào vấn đề cụ thể để giúp cho giáo viên có phương pháp cụ thể . Vậy nên tôi quyết định lựa chọn đề tài này hy vọng sẽ đưa ra các phương pháp ôn tập tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên vì điều kiện giảng dạy nên tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu phương pháp ôn tập đối với khối lớp 9 để giúp các em có kiến thức vững chắc bước tiếp vào THPT.
 1.Thuận lợi
 -Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
 -Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em tích cực chủ đông xây dựng bài, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.
-Khả năng nắm bắt sử liệu tốt biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử.
-Phương tiện dạy học đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ.
-Phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để giáo viên lịch sử được tập huấn, chuyên đề trao đổi học hỏi , có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi các cấp.
2.Khó khăn
-Học sinh truờng THCS Tràng Xá Còn nhiều em có học lực yếu và trung bình (nói chung đầu vào thấp).
 -Cơ sở vật chất(phòng học bộ môn) phục vụ cho giảng dạy chưa có.
-Trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn lịch sử (Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh ) còn thiếu nhiều.
Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
1. Phương pháp ôn tập chung
a.Ôn tập theo sự kiện lịch sử.
 Phương pháp ôn tập theo sự kiện lịch sử là bước khởi đầu cung cấp cho họch sinh nguồn sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung các sự kiện lịch sử theo một hệ thống sử thế giới và sử Việt Nam.
 Ví dụ: 
*Những sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu từ năm 1917 đến năm 1945.
 -7/11/1917: Cách mạng tháng mười Nga 
 -2/3/1919: Thành lập quốc tế công sản.
 -4/5/1919: Phong trào Ngũ Tứ (Trung Quốc).
 -1/9/1939: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
 -22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô.
 -2/2/1943: Chiến thắng Xtalingrát.
 -9/5/1945: Đức đầu hàng đồng minh.
 -14/8/1945: Nhạt đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
*Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ năm 1930 đến năm 1945.
 -3/2/1930: Đảng cộng sảnh Việt Nam ra đời.
 -27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn.
 -23/11/1940: khởi nghĩa Nam Kỳ.
 -13/11/1941: Cuộc binh biến Đô Lương.
 -5/1941: Hội nghị trung ương lần thứ VIII.
 -22/12/1944: Thành lập đội Viẹt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
 -19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
 -23/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế.
 -25/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở sài Gòn.
b.Ôn tập tổng hợp giai đoạn.
 -Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hoá từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập giáo viên nên tổng hợp theo từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần nêu những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận xét.
 Ví dụ: Sử Việt Nam có thẻ tổng hợp một số giai đoạn sau:
 -Phong trào công nhân 1919-1930: chia làm hai giai đoạn nhỏ, Khi ôn tập giáo viên cần cho học sinh so sánh đánh giá về qui mô, diễn biến,hình thức tính chất của 2 giai đoạn từ đó rút ra sự phát triển vượt bậc của phong trào công nhân Việt Nam.
 -phong trào giải phóng dân tộc 1930-1945 cần chú ý đến đường lối, lực lượng, diễn biến của từng giai đoạn cụ thể.
c. Ôn tập theo trình tự lôgic bài
 Dạy theo trình tự lôgic bài giúp học sinh nắm bắt bài theo trình tự hệ thống như công thức. Ôn tập theo phương pháp này có thể sử dụng ở một số bài có cấu tạo khá giống nhau như bài 16,18,19,20.
Ví dụ; Các bài trên ôn tập theo trình tự:
 Hoàn cảnh ra đời”Kế haọch Na-va”, “Chiến tranh đặc biệt”,”Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”..
 -Nội dung;
 +Tính nguy hiểm, điểm yếu.
 -”Kế hoạc Nava”,”Chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” từng bước bị phá sản như thế nào?
 +Bước đầu bị phá sản.
 +Phá sản hoàn toàn.
d.Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương;
 Liên tục những năm gần đây trong các đề thi nói chung và đề thi học sinh giỏi nói riêng đều có ít nhất một câu hỏi liên quan đến sử địa phương. Vì vậy khi ôn tập đòi hỏi người dạy cần có sự lồng ghép, đan xen chương trình chính khoá với sử địa phương.
Ví dụ:
 -Khi dạy bài 6:”Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” cần cho học sinh nắm được sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: Hoàn cảnh ra đời, ngày, tháng, địa điểm,ý nghĩa,ai là bí thư đầu tiên.
 -Dạy giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1954 đan xen những đóng góp to lớn của nhân dân Thái Nguyên trong việc bảo vệ ATK .
 -Ôn tập phần 1954-1975: Lồng ghép những chiến thắng lớn của quân dân Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt chú ý đến việc: Xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Thái Nguyên góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam thân yêu.
 -Ngoài ra mảnh đất Thái Nguyên còn là mảnh đất có nhiều sự kiện lịch sử, nên khi ôn tập cần chú ý đến những sự kiện lịch sử như: Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá huyện Võ Nhai nơi ngày 15/9/1941 thành lập cứu quốc quân II, hay trong năm 1947 Thái Nguyên được chọn làm ATK
 -Đặc biệt là người Võ Nhai phải biết sử quê mình, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi thăm một số di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn huyện nhà như: Khu di tích Thần Sa với hang đá Ngườm, Rừng Khuôn Mánh, Hang Phượng HoàngĐể giúp các em thấy được trong lịch sử giữ nước của nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã anh dũng chiến đấu, hy sinh xương máu vì độc lập của quê hương, đất nước. Từ đó hình thành ý thức tự hào về quê hương, dân tộc, thêm yêu thích học tập môn lịch sử, có ý thức tìm
 hiểu lịch sử.
e.Ôn tập theo phương pháp kể chuyện tường thuật.
 Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm truyện kể về những chân dung lịch sử, tranh ảnh khi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa và truyện kể, học sinh sẽ tiếp nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến thức tăng lên rõ rệt.
g.Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành.
 - Hình thức ôn tập này chủ yếu dành cho học sinh khá giỏi. Khi ôn tập giáo viên tung các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học sinh. thầy nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học sinh thực hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử, giúp các em nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét so sánh sự kiện lịch sử.
2.Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập.
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải tăng khả ngăng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài. Sau đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để quá trình ôn tập của học sinh đạt kết quả cao.
 a.Câu hỏi trắc nghiệm: 
 Đây là loại câu hỏi chỉ cần điền đúng sai hoặc đánh dấu X vào ô trống đúng, sắp xếp theo trình tự đúng.
Ví dụ: Đánh dấu X vào ô trống em cho là đúng:
 -Giai cấp công nhân Việt Nam:
 +Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
 +Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất
 +Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam 
 +Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam 
 -Sắp xếp nội dung tương ứng:
 +”Chiến tranh đặc biệt” “Tìm diệt” “Bình định”
 + “Chiến tranh cục bộ” “ Ấp chiến lược”
b.Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử:
-Nêu các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian:
 2.3.1919; 4.5.1919; 4.7.1921; 1.9.1939; 1.10.1919
 8.1.1949; 18.6.1953; 1.1.1959; 1.12.1975; 11.11.1975 
 -Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử việt Nam diễn ra tại các thời điểm.
 3/2/1930; 19/8/1945; 19/12/1946; 7/5/1954
 -Dạng câu hỏi thông tin sự kiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức về sự kiện lịch sử, giúp học sinh nhớ các mốc lịch sử quan trọng của thế giới và trong nước.
c. Câu hỏi tổng hợp đánh giá sự kiện lịch sử
 Đây là câu hỏi nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh.
Ví dụ: Ý nghĩa của sự kiện 3/2/1930 đối với cách mạng Việt Nam.
 -Điện Biên Phủ có phải là “Pháo đài bất khả xâm phạm không”? Vì sao?
 -Nội dung cơ bản của “ Kế hoạh Nava”, “Kế hoạch Nava” bị phá sản như thế nào?
d.Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử. 
Ví dụ: So sánh về chủ trương đường lối của ba tổ chức cách mạng được thành lập ở Việt Nam từ năm 1925-1928.
 -Cho các sự kiện lịch sử Việt nam: 3/2/1930; 19/8/1945; 19/12/1946; 7/5/1954. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vì sao?
e.Câu hỏi tìm hiểu chân dung lịch sử. 
Ví dụ: “Nam quốc sơn hà nam đế cư 
 Giành giành định phận tại thiên thư..”
 Câu thơ trên là của ai? Trình bày hiểu biết của em về tác giả câu thơ đó?
g.Câu hỏi mang tính thời sự.
 Câu hỏi thời sự ra dựa vào những sự kiện nóng bỏng đang sảy ra hoặc năm kỷ niệm chẵn.
Ví dụ: Năm 2010
 -Tại sao Việt Nam lại tiến hành kiện các công ty của Mỹ về nạn nhân chất độc màu da cam?
 -Nhân 1000 năm Thăng Long hà Nội, em có suy nghĩ gì về chiếu rời đô của Lý Công Uẩn?
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1.Phương pháp nghiên cứu:
 Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã bỏ rất nhiều thời gian và vận dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu, cụ thể:
 -Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy lịch sử.
 -Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học lịch sử.
 -Sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn lịch sử- đặc biệt là các phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm.
 -Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn do phòng GD&ĐT huyện Võ Nhai tổ chức.
 -Tham gia các hội nghị chuyên đề cấp huyện và cụm tổ chức.
 -Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 -Dự giờ đồng nghiệp trong trường.
 -Áp dụng vào trong thực tế giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm.
 -Tự học hỏi để nâng cao trình độ tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ dạy học hiện đại. 
2.Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong 3 năm học đúc rút nghiên cứu, 2 năm triển khai ứng dụng, thể nghiệm đề tài, học sinh những lớp tôi dạy rất hứng thú khi học môn lịch sử, từ đó xác định được động cơ, mục tiêu, phương pháp học tập. Kết quả được nâng dần lên theo từng năm học ở cả chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn. 
a.Chất lượng học sinh giỏi cấp trường , cấp huyện lớp 9 (Năm học 2008-2009 và 2009-2010)
Năm học
Học sinh giỏi
cấp trường
Học sinh giỏi
cấp huyện
Ghi chú
2008-2009
9
01
01 giải ba cấp huyện
2009-2010
15
01
01 giải khuyến khích cấp huyện
 b.Chất lượng bộ môn lớp 9 (9A,9B,9C)
2009-2010
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đầu năm
4
18
45
24
Cuối năm
14
24
48
5
C.KẾT LUẬN
1.Tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm
 - Qua thái độ, kết quả học tập của học sinh tôi có thể kết luận rằng: Nếu giáo viên biết khai thác tốt tài liệu tham khảo để từ đó có phương pháp lên lớp phù hợp, biết cách kết hợp tốt các phương pháp ôn tập thì học sinh sẽ hứng thú học tập môn lịch sử từ đó chất lượng học tập của các em sẽ được nâng lên.
2.Những bài học kinh nghiệm. 
 Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
 -Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi.
 -Ôn tập không đánh đố học sinh mà chủ ếu khơi dậy sự suy nghĩ của học sinh một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
 -Bài tập thực hành cần kết hợp với nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
 -Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường thực hành tại chỗ.
 -Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm, ôn tập theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu.
 -Xây dựng ngân hàng đê luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu trong câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
 -Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh.
 Phương pháp ôn tập lịc sử lớp 9 nhằm cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho học sinh một hành trang để các em bước vào bậc trung học phổ thông. Với phương pháp dạy học này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong quá trình giảng dạy.
 Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy. Với mong muốn của tôi là đóng góp một phần tiếng nói chung vào quá trình đổi mới môn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hoàn thiện hơn.
3. Kiến nghị
 -Tôi xin có một kiến nghị nhỏ như sau: Mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học như có phòng học bộ môn, có các phương tiện dạy học hiện đại, có các tư liệu tranh ảnh, lược đồ đầy đủ hơn nữa để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học. Đó là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử.
4.Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên lịch sử 9
2. Sách giáo khoa lịch sử 9
3. Hướng dẫn ôn tập lịch sử lớp 9
4. Câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 9
5. Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9
 Tràng Xá, Ngày 20 tháng 11 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Thị Kim nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai On tap su 9.doc