Đề tài Rèn luyện kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh qua các tiết dạy văn bản ngữ văn 8

Đề tài Rèn luyện kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh qua các tiết dạy văn bản ngữ văn 8

Đất nước đang trên đà hội nhập, đòi hỏi cần phải có những con người nhanh nhạy, có lượng kiến thức tổng hợp sâu rộng và đồng thời có khả năng xử lí những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục cần có những bước chuyển mình để cho ra đời những “thành phẩm trí tuệ” đáp ứng yêu cầu hội nhập của dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp dạy học gắn liền với việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá. Chúng ta đã mạnh dạn áp dụng hình thức trắc nghiệm vào việc kiểm tra một số nội dung của môn học một cách hợp lý . Trong đó có cả môn Ngữ văn.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn luyện kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh qua các tiết dạy văn bản ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHO
HỌC SINH QUA CÁC TIẾT DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8.
I. Xuất xứ:
Đất nước đang trên đà hội nhập, đòi hỏi cần phải có những con người nhanh nhạy, có lượng kiến thức tổng hợp sâu rộng và đồng thời có khả năng xử lí những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục cần có những bước chuyển mình để cho ra đời những “thành phẩm trí tuệ” đáp ứng yêu cầu hội nhập của dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp dạy học gắn liền với việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá. Chúng ta đã mạnh dạn áp dụng hình thức trắc nghiệm vào việc kiểm tra một số nội dung của môn học một cách hợp lý . Trong đó có cả môn Ngữ văn.
Việc này đã được tiến hành từ năm học 2002 – 2003 nhưng đến nay nhìn chung học sinh vẫn chưa có kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm tốt. Qua nhiều lần quan sát các tiết kiểm tra, tôi thấy rằng các em làm bài phần lớn còn theo cảm tính và trông cậy vào sự may mắn. Điều đó không phải do các em không có kiến thức mà các em không biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Chủ yếu các em vẫn học thuộc một số đơn vị kiến thức cần thiết mà không biết thâu tóm kiến thức khái quát và vận dụng nó để làm bài tập. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân đưa lại nhưng không loại trừ việc các em chưa hình thành được kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm. Để khắc phục thực trạng trên, chúng ta cần phải có một sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ môn, phân môn một cách liên tục. Song ở đây, tôi chỉ nêu một vài kinh nghiệm để rèn luyện tốt kỹ năng đó cho học sinh qua các tiết dạy văn bản ở lớp 8. Nhưng với điều kiện của trường vùng sâu, vùng xa, đồ dùng và thiết bị dạy học còn yếu và thiếu thốn nhiều, thời lượng quy định của một tiết học có hạn (45’) Giáo viên không thể thực hiện được ý tưởng của mình là đưa ra nhiều dạng bài tập lồng ghép vào trong các phần của một tiết dạy văn. Bên cạnh đó, học sinh lại luôn thụ động trước việc tiếp thu và xử lý các dạng bài tập trắc nghiệm khi giáo viên yêu cầu, thậm chí các em còn không chú ý. Trước những khó khăn đó nên giáo viên rất ngại đưa bài tập trắc nghiệm cho các em làm, chủ yếu vẫn là vấn đáp. Bài tập trắc nghiệm chỉ có mặt trong các bài kiểm tra định kì và thi học kì với 30 – 40% lượng kiến thức của bài kiểm tra. Vì vậy, các em làm bài rất thụ động, mơ hồ do không được rèn luyện nhiều. Thiết nghĩ giáo viên nên chịu khó mạnh dạn đưa vào trong tất cả các tiết ngữ văn kể cả tiết dạy văn bản vốn bị áp lực nhiều về thời gian.
 Sau đây là nội dung và cách thức thực hiện sáng kiến này.
II. Nội dung:
1.Cách thức thực hiện:
Chúng ta vẫn tiến hành theo trình tự của một tiết dạy văn bản nhưng đồng thời lồng ghép các bài tập trắc nghiệm vào từng phần. Tuy nhiên, không phải phần nào, mục nào ta cũng đưa các bài tập vào được vì nếu không khéo sẽ biến tiết giảng văn trở nên rời rạc, nhạt nhẽo. Tuỳ vào từng bài, ta có thể lồng ghép sao cho vẫn giữ được nét đặc trưng của phân môn mà học sinh vẫn thường xuyên được tiếp xúc, làm quen dần với các dạng bài tập trắc nghiệm.
Sáng kiến này có thể thực hiện được đối với tất cả các tiết dạy văn bản của các khối lớp vì một số câu tôi đưa ra sau đây có thể sử dụng lệnh của nó cho bất kỳ văn bản nào.
Những câu về phương thức diễn đạt, đặc sắc nghệ thuật, giá trị về nội dung . và cũng có thể thực hiện được xuyên suốt cả 4 mục của tiết dạy văn bản nếu có đèn chiếu hoặc ứng dụng công nghệ thông tin
Với điều kiện ở trường, tôi thường dùng bảng phụ viết sẵn một số câu tuỳ theo nội dung của bài, thường chọn dạng bài tập theo hướng tích hợp với phần tiếng Việt và tập làm văn.
2.Văn bản minh hoạ: 
Tiết 77: Quê hương – Tế Hanh
A. Phần 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Với phần này sau khi đã chốt nội dung ghi bảng có thể cho 1 đến 2 bài tập nhanh như sau:
Hỏi 1. Tế Hanh là nhà thơ của “ Quê hương” ?
a. Đúng	b. Sai
Hỏi 2: Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm nào?
a. 1939.
b. 1940.
c. 1945.
d. 1943.
B. Phần 2: Đọc - hiểu văn bản.
Câu hỏi1: Bài thơ “Quê hương” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
a. Biểu cảm	
b. Tự sự	
c. Miêu tả	
d. Nghị luận
Câu hỏi 2: Bài thơ được viết theo thể loại gì?
a. Thơ tự do	
b. Thơ mới	
c. Thơ lục bát	 	
d. Thơ song thất lục bát	 
Qua những câu hỏi như vậy học sinh không chỉ nhận biết được các đơn vị kiến thức ở bài học này mà còn tái hiện lại được các đơn vị kiến thức đã học khác về: thể loại, phương thức biểu đạt.
C. Phần 3: Phân tích 
Với phần này giáo viên có thể lồng ghép trong quá trình phân tích cũng có thể đưa sau khi đã phân tích xong 1 trong những bài tập sau:
Câu hỏi 1: Những câu thơ sau, câu nào có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh? (Câu hỏi phát hiện – nhận diện ).
a. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.
b. Nước bao vây cách biển nữa này sông.
c. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng.
d. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
Câu hỏi 2:Điền vào chỗ trống những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh? ( Câu hỏi Tái hiện)?.
Câu hỏi 3: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới” ?
a. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
b. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
c. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thợ vị xa xăm.
d. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nữa ngày sông.
D. Phần 4: Tổng kết
Với phần này tôi đưa những bài tập sau:
Câu hỏi 1: Giá trị nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ những điểm nào?
a. Sáng tạo hình ảnh thơ phong phú: có hình ảnh chính xác từng chi tiết lại có hình ảnh hay bay bỗng đầy lãng mạn, rất có hồn.
b. Sử dụng biện pháp so sánh nhân hoá độc đáo, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ.
c. Giọng thơ say sưa thiết tha, hùng tráng, đầy cảm xúc.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu hỏi 2: Bài thơ thể hiện nội dung gì?
a. Vẽ lên một bức tranh tươi sáng, sinh động
b. Vẽ lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống về sinh hoạt lao động của con người làng chài.
c. Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
d. Tất cả 3 câu trên đều đúng.
Với hai bài tập này giáo viên giúp học sinh rút ra được phần tổng kết bài học.
Qua đó khắc sâu nội dung của bài học và góp phần rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
III. Kết luận và đề nghị:
Qua nhiều tiết dạy lồng ghép bài tập trắc nghiệm như trên học sinh rất hứng thú với việc học vì các em sẽ được tính điểm nếu làm đúng bài tập yêu cầu. Đồng thời các bài kiểm tra sau đó các em làm rất có hệ thống, đạt kết quả cao chứ không phải như chọn theo kiểu may rủi nữa. Từ đo,ù kỹ năng làm bài đã được hình thành.
Khi thực hiện sáng kiến này giáo viên gặp phải một số khó khăn (đã nêu ở phần đặt vấn đề) nên tôi có đề nghị:
- Trường nên đầu tư thêm sách bài tập để hỗ trợ cho giáo viên có ngân hàng đề cho tất cả các tiết dạy,vì lượng bài tập mà học sinh được làm quen chủ yếu là do Giáo viên yêu cầu, còn học sinh vùng sâu như trường này các em hầu hết là không có điều kiện để mua sách tham khảo và đặc biệt là các em lại rất thụ động trong việc tìm tòi, tự rèn luyện kỹ năng cho mình.
- Trang bị thêm đèn chiếu, máy tính để hổ trợ cho việc giảng dạy được tốt hơn làm sinh động hoá bộ môn.
Có như vậy mới kích thích được lòng say mê học môn văn của học sinh, phát huy tính tích cực năng động sáng tạo ở các em
 Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi về cách lồng ghép các bài tập trắc nghiệm vào tiết dạy văn bản, có lẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết .. rất mong được sự quan tâm góp ý của quý đồng nghiệp.
Xin trân trọnng cảm ơn!
 Xã Đồi 61: Tháng 10 năm 2007.
	 Giáo viên: Đồng Thị Thanh Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNV8.doc