Di truyền học là môn khoa học cơ bản và rất quan trọng trong sinh học và cơ sở khoa học của nó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản của các bộ môn sinh học khác. Kiến thức di truyền học có nhiều phần trừu tượng, khó hiểu cần phải có sự yêu thích, hứng thú, tập trung tư duy cao mới có thể nhận thức và khắc sâu kiến thức. Bài tập di truyền ra đời đã đáp ứng được những yêu. Chính vì vậy mà hệ thống các bài tập di truyền đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong dạy học di truyền học nhằm gây hứng thú học, kích thích tư duy nhận thức, củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy cũng như trong thực nghiệm và thực tiễn cuộc sống.
Phần I – đặt vấn đề I. Cơ sở khoa học I.1. Cơ sở thực tiễn I.1.1. Đặc điểm chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở Di truyền học là môn khoa học cơ bản và rất quan trọng trong sinh học và cơ sở khoa học của nó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản của các bộ môn sinh học khác. Kiến thức di truyền học có nhiều phần trừu tượng, khó hiểu cần phải có sự yêu thích, hứng thú, tập trung tư duy cao mới có thể nhận thức và khắc sâu kiến thức. Bài tập di truyền ra đời đã đáp ứng được những yêu. Chính vì vậy mà hệ thống các bài tập di truyền đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong dạy học di truyền học nhằm gây hứng thú học, kích thích tư duy nhận thức, củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy cũng như trong thực nghiệm và thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt chương trình di truyền học lớp 9 với cấu trúc chương trình như sau: Chương Nội dung cơ bản I. Các thí nghiệm của Menden Kiến thức về các quy luật di truyền của Menden II. Nhiễm sắc thể Cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, các cơ chế truyền đạt vật chất di truyền, sự truyền đạt của các cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ tế bào qua các thế hệ tế bào và cơ thể. III. ADN – gen Cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Sự vận động của chúng trong tế bào qua các thế hệ tế bào và cơ thể. IV. Biến dị Sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và phân tử, ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cơ thể V. Di truyền học nguời Các phương pháp nghiên cứu di truyền người và sự vận dụng di truyền học vào y học VI. ứng dụng di truyền học Nguyên tắc chính và phương pháp chọn giống từ tạo nguồn biến dị đến chọn lọc cá thể Với cấu trúc như vậy chúng ta thấy nội dung chương trình rất nặng lại thiên về chiều rộng cung cấp cho HS khối lượng kiến thức rất lớn mà ít đi về chiều sâu nên rất khó để học sinh nắm vững vấn đề và hiểu kiến thức một cách sâu sắc, hơn nữa trong chương trình lại rất ít có những tiết dạy về bài tập di truyền để gây hứng thú và kích thích tư duy của học sinh, nội dung bài tập di truyền trong sách giáo khoa lại thiết kế chủ yếu theo từng bài học, từng chương nên tính khái quát và hệ thống chưa cao khả năng liên hợp các nguồn kiến thức để phát triển tư duy của học sinh còn thấp. I.1.2. Đặc trưng lứa tuổi học sinh lớp 9 THCS Học sinh lớp 9 có độ tuổi từ 15 đến 16, là lứa tuổi quá độ chuyển từ thiếu niên lên thanh niên, trong tuổi này ở các em đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tư duy, các em ham hoạt động, tò mò, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Các em dễ hưng phấn nhưng cũng chóng chuyển sang ức chế khi phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động kém hào hứng, các em không thích ngồi nghe những lời giải thích tỉ mỉ của giáo viên, mà các em muốn thể hiện khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của mình để tìm ra nhưng điều mới lạ nên chờ đợi ở giáo viên những bài giảng cuốn hút khiến cho các em tích cực chủ động để tìm nguồn kiến thức mới. Từ những lí do trên và vai trò của bài tập trong dạy học di truyền học, với mong muốn góp một phần của cá nhân mình để nâng cao chất lượng dạy học sinh học nói chung và dạy học di truyền học lớp 9 nói riêng, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp "Sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở " II. Cơ sở lí luận của phương pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở II.1. Bản chất của bài tập di truyền trong dạy học. II.1.1. Khái niệm bài tập Theo Nguyễn Ngọc Quang bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học. Bài tập có thể là một câu hỏi, một thí nghiệm, một bài toán hay một bài toán nhận thức. Bài tập chỉ ra một định hưởng nhận thức cho người học để hướng người học tới việc tìm hiểu, sử dụng vốn hiểu biết tri thức, bổ sung thêm những định hướng tri thức mới từ tài liệu sách giáo khoa. Trên cơ sở đó, bằng năng lực tư duy, vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân tạo ra tiềm lực mới nhận thức được vấn đề đặt ra và như vậy, người học đã tiếp thu được một lượng tri thức mới từ bài tập. Nếu bài tập được xây dựng và được giáo viên đưa đến cho người học theo mục đích dạy học giúp người học định hướng được việc học và qua bài tập học sinh hình thành được kiến thức mới thì bài tập sẽ trở thành bài tập nhận thức. Như vậy, không phải bài tập nào cũng trở thành bài toán nhận thức mà nó chỉ trở thành bài toán nhận thức khi mâu thuẫn khách quan trong bài tập được học sinh ý thức như là một vấn đề, nghĩa là biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. Từ đó học sinh dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa, kiến thức tiếp thu được trước đó, kiến thức từ giáo viên để biến đổi, giải quyết mâu thuẫn. Khi giải quyết được mâu thuẫn thì học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức từ bài tập. II.1.2.Bản chất của bài tập di truyền trong dạy học. Bài tập di truyền được thiết lập từ sau kết quả nghiên cứu của Menđen. Trước hết là nghiên cứu các quy luật di truyền sau đó để phục vụ cho công tác dạy học. Trên thế giới bài tập di truyền được đưa vào dạy học từ năm 1965 còn ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1971. Để phục vụ công tác dạy học, phù hợp với mục đích dạy học thì bài tập di truyền có bản chất sau: 1. Bài tập di truyền phải chứa đựng thông tin: Thông tin cần lĩnh hội, truyền đạt là các mối quan hệ phản áng bản chất của các quy luật di truyền. Thông tin đó cần có dung lượng nhất định tuỳ thuộc vào mục đích dạy học, đối tượng dạy học, đối tượng nhận thức. Nghĩa là phụ thuộc vào trình độ, năng lực của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh và nội dung kiến thức chứa đựng trong bài tập là kiến thức mới cần lĩnh hội hay kiến thức cũ cần ôn tập, củng cố, hoàn thiện, nâng cao. 2. Bài tập di truyền phải đảm bảo tính logic của nhiều vấn đề cần đưa ra để nhận thức kiến thức cũ rõ hơn đồng thời làm tiền đề để nhận thức kiến thức mới. II.2. Phương pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở II.2.1. Bài tập, phương tiện để tổ chức học sinh tự học di truyền học Các nghiên cứu lý luận dạy học cho thấy bài tập là phương tiện, là hoạt động để tổ chức hoạt động tự học, tự rèn luyện năng lực tự học của học sinh ở các khâu của quá trình tự học vì: 1.Bài tập và lời giải của bài tập là nguồn tri thức mới cho học sinh 2.Giải bài tập sẽ phát triển năng lực tư duy cho học sinh, đặc biệt rèn luyện, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về di truyền học. 3.Giúp học sinh tăng độ bền kiến thức, cụ thể hoá việc học một cách tối ưu bởi vì kiến thức đến với học sinh không phải qua kênh độc thoại cuả giáo viên mà qua kênh hoạt động tư duy của học sinh. 4.Bài tập là phương tiện để tổ chức học sinh tự chiếm lấy tri thức mới đồng thời cũng là là phương tiện để kiểm tra tri thức thầy đã dạy, trò đã học. Từ đó giúp thầy đánh giá được phương pháp dạy, còn trò rút ra được kinh nghiệm học, tự bổ sung đào sâu kiến thức. 5.Bài tập có vai trò định hướng nhận thức, định hướng nghiên cứu sách giáo khoa. 6.Bài tập có vai trò củng cố và nâng cao kiến thức, giúp học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá các kiến thức đã học một cách hệ thống. Chính những vai trò quan trọng của di truyền trong dạy học mà việc sử dụng bài tập làm phương tiện để tổ chức dạy học di truyền học là rất thuận lợi và hứa hẹn tính khả quan. II.2.2. Các biện pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học II.2.2.1. Sử dụng bài tập kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa. Các nghiên cứu lý luận cho thấy sách giáo khoa cũng được sử dụng như là một phương tiện quan trọng để tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Bởi vì sách giáo khoa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng nhất, sự phong phú tri thức từ sách giáo khoa không phải lúc nào cũng khai thác hết được. Do vậy để nâng cao giá trị dạy học từ sách giáo khoa thì giáo viên phải xem sách giáo khoa như là một công cụ để tổ chức hoạt động tự lực của học sinh khi giải bài tập để hình thành tri thức mới. Trong hoạt động đó thì sách giáo khoa đối với học sinh là nguồn tri thức cốt lõi, cơ bản để tra cứu , tìm tòi và tự lực nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà. Như vậy, sách giáo khoa không còn để ôn kiến thức, tự học các nội dung đơn giản mà còn là công cụ kết hợp để tổ chức học sinh tiếp thu tri thức mới. II.2.2.2. Sử dụng bài tập kết hợp câu hỏi tự lực. Câu hỏi tự lực là những câu hỏi gợi ý của giáo viên theo một định hướng sư phạm dạy học. đó là loại câu hỏi hướng dẫn học sinh khi đọc tài liệu mới, khi giải bài tập. điều này có tác dụng rút ngắn thời gian nhận thức các tri thức mới của học sinh từ tài liệu giáo khoa. đặc biệt loại câu hỏi này rèn luyện cho học sinh tác phong tự học, tự nghiên cứu tìm tòi có định hướng từ các tri thức hững hờ của tài liệu sách giáo khoa. Như vậy, từ bài tập di truyền với nội dung kiến thức mới nhờ định hướng bằng các câu hỏi tự lực giúp học sinh tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, tập giải bài tập để lĩnh hội tri thức mới. Quá trình tổ chức bài học mới bao gồm các yếu tố cơ bản theo sơ đồ sau: Bài tập di truyền Định hướng Công tác tự lực nghiên cứu SGK Câu hỏi tự lực gia công Tri thức mới II.2.2.3. Quy trình dạy tự học. Từ các biện pháp sử dụng bài tập di truyền để tổ chức học sinh tự học các quy luật di truyền cho thấy: * Hoạt động dạy của giáo viên được quy về việc nêu hệ thống bài tập và câu hỏi theo phiếu in sẵn cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà từ trước. Giờ lên lớp giáo viên tổ chức dạy thông qua giáo án được thiết kế theo các câu hỏi, bài tập đã cho. Thực chất giờ dạy trên lớp là giáo viên kiểm tra năng lực tự học của học sinh và kiến thức học sinh tiếp thu được qua tự học sau đó tổ chức học sinh thảo luận câu trả lời, lời giải của các câu hỏi bài tập kết hợp phương pháp đàm thoại tìm tòi đồng thời giáo viên chỉnh lý bổ sung để lời giải các câu hỏi, bài tập được hoàn thiện. Đó chính là tri thức mới cần lĩnh hội. Như vậy hoạt động mang tính định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo tình huống. * Hoạt động học được đặc trưng bởi quá trình gia công tài liệu thu được từ giải bài tập bằng một chuỗi các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả, khái quát hoá, hệ thống hoá dưới định hướng của các câu hỏi tự lực. Hoạt động học có thể được tiến hành qua 3 thời điểm sau: - Thời điểm tự học: học sinh tự học bằng chính hành động của mình. Nghĩa là học sinh tự mình trả lời các câu hỏi, bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở kiến thức cũ đã tiếp thu được từ sách và biến đổi thành của mình. Kết quả là thu được một sản phẩm kiến thức và đặt biệt là hình thành biện pháp tự học. Tuy nhiên, tri thức học sinh tiếp thu được ở thời điểm này là tri thức của bản thân cá nhân học sinh còn thô sơ, đơn giản, chưa được kiểm chứng và chưa được khẳng định. - Thời điểm học bạn: Sản phẩm ở thời điểm tự học được đưa ra phân tích bổ sung, thảo luận trước tập thể lớp. Mỗi học sinh sẽ lắnh nghe, bổ sung, điều chính câu trả lời của bạn đối chiếu với sản phẩm của mình tranh luận với nhau để đi đến thống nhất. Như vậy tri thức cá nhân đã được sửa chữa, điều chính dự trên cơ sở của ý kiến của các cá nhân trong nhóm. - Thời điểm học thầy: Thực ra học sinh đã được học thầy ngay từ thời điểm ban đầu qua các câu hỏi, bài tập mà thầy đặt ra cho học sinh. Tiếp đó ở thời điểm học bạn, thầy là người chỉ đạo, tổ chức cho tập thể lớp thảo luận tìm tòi tri thức mới. Cuối cùng ở thời điểm này, thầy là người bổ sung, chỉnh lý giúp học sinh hoàn thiện lĩnh hội quá trình tri thức. Như vậy, hoạt động dạy và học diễn ra trên một nền chung là hoạt động chỉ đạo của rhầy, hoạt động tích cực của trò. Hoạt động học của trò với 3 thời điểm: Tự học, học bạn, học thầy diễn ra theo một đường xoáy ốc nhiều tầng giúp học sinh vừa nắm được kiến thức vừa nắm được cách học. Như vậy có thể nói dạy học tích cực là dạy cho học sinh cách học, phương pháp tự học. II.2.3. Những yêu cầu lý luận đối với việc sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học Hiệu quả của việc sử dụng bài tập để tổ chức công tác độc lập nghiên cứu sách giáo khoa của học sinh nhằm lĩnh hội tri thức mới phụ thuộc vào việc tổ chức đúng đắn hoạt động đó. Khi nghiên cứu bài giảng, giáo viên phải căn cứ vào nội dung của bài học, xác định nhiệm vụ nhận thức cụ thể xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi sao cho phù hợp nhất, kích thích được hoạt động tư duy của học sinh, tạo hứng thú nhận thức. Muốn vậy cần tuân thủ những yêu cầu sau: 1. Việc xây dựng hệ thống bài tập và câu hỏi định hướng cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa để lĩnh hội tri thức mới. Do vậy khi xây dựng bài tập, câu hỏi phải có tính hệ thống logíc, đồng thời tạo tình huống có vấn đề, tạo hứng thú nhận thức, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 2. Mỗi khi giáo viên cho học sinh nghiên cứu giải bài tập trước ở nhà để lĩnh hội tri thức, giáo viên cần cung cấp cho học sinh bản hướng dẫn, đó là hệ thống câu hỏi tự lực có định hướng để nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa. Xác định trình tự của công tác độc lập khi giải bài tập qua hệ thống câu hỏi định hướng, đặc biệt cần chú ý những vấn đề cơ bản của tài liệu mới. 3.Trong quá trì thức mới, tăng độ bền kiến thức đã lĩnh hội. II.2.4. Các bước sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học Từ những yêu cầu lý luận về phương pháp tổ chức tự học, từ thực tiễn dạy học di truyền học, việc sử dụng bài tập để tổ chức học sinh tự học di truyền học có thể được tiến hành theo các bước sau: Bước Giáo viên Học sinh Mục đích cần đạt 1 Giáo viên ra hệ thống bài tập và câu hỏi tự lực cho học sinh qua các phiếu in sẵn và yêu cầu học sinh làm ở nhà với phương tiện cụ thể Tự lực giải quyết bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên nhờ định hướng của câu hỏi tự lực và nghiên cứu sách giáo khoa Học sinh tự rút ra kết luận của mình qua giải bài tập để lĩnh hội tri thức mới à tri thức cá nhân 2 Kiểm tra chất lượng lĩnh hội tri thức của HS qua tự học. Tổ chức HS thảo luận các câu hỏi, lời giải của bài tập trước tập thể lớp Tự thể hiện kết luận của mình. Thảo luận trong nhóm, trước tập thể lớp để điều chính và bảo vệ ý kiến của mình Học sinh tự lực hoàn thiện và phát hiện ra tri thức mới à tri thức xã hội 3 Giáo viên chỉnh lý, bổ sung đi đến lời giải II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp sử dụng bài tập làm phương tiện dạy học di truyền học theo hướng tổ chức hoạt động tự học của HS ở nhà và trên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc tổ chức tự học ở nhà và trên lớp cho học sinh. 2. Phân tích cấu trúc nội dung chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở, đặc biệt là cơ sở vật chất cơ chế và các quy luật di truyền chú trọng đến tính thừa kế, liên tục giữa các quy luật di truyền, giữa các bậc học làm cơ sở lý thuyết xây dựng, sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động tự học của học sinh. 3. Xây dựng và sử dụng các bài tập làm phương tiện để rèn luyện năng lực tự học của học sinh. 4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng bài tập di truyền rèn luyện năng lực tự học của học sinh qua các khâu của quá trình dạy học đặc biệt là khâu học ở nhà và ở lớp trong nghiên cứ tài liệu mới. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở. Học sinh lớp 9 ể xác định kiểu gen của 2 cây hoa màu đỏ ở thế hệ bố mẹ trong 2 phép lai trên ? Từ đó yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ ở mục ẹ trang 11 sách giáo khoa sinh học 9 ên cứu thông tin sách giáo khoa, thảo luận để thiết lập các công thức, với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tìm ra được các công thức như sau: L = . 3,4 hoặc L = . 34 ( A0 ) M = N . 300 ( đv.C ) C = ( Chu kỳ xoắn ) A = T , G = X, A + G = T + X = H = N – 2 ( Liên kết hiđrô ) Thiết lập được các hệ thức trên học sinh vừa nắm vững cấu trúc không gian phân tử ADN, vừa có kiến thức để giải các bài tập di truyền phần cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Ví dụ 4: Soạn giáo án dạy học Tiết 4 Lai hai cặp tính trạng (tiết 1) I . Mục tiêu Kiến thức + Trình bày được TN lai hai cặp tính trạng của Menđen + Phân tích được kết quả phép lai hai cặp tính trạng của Menđen, từ đó phát biểu được nội dung quy luật “ Phân li độc lập “ của Menđen + Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng phân tích kết quả lai, viết sơ đồ lai và giải bài tập về quy luật di truyền 3. Thái độ Yêu thích môn DTH và ứng dụng vào cuộc sống II. Phương tiện dạy học Tranh phóng to hình 4 SGK III. Tiến trình bài giảng Bước 1: ổn định tổ chức lớp - kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ Bước 3: Giảng bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen Hoạt động 2 Tìm hiểu về biến dị tổ hợp Hoạt động dạy – học Nội dung GV: Trong TN của MĐ ở F2 có những KH nào khác với bố mẹ? HS: Chỉ ra được đó là vàng, trơn và xanh, nhăn. GV: Đó là các biến dị tổ hợp, Thế nào là BDTH? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời. GV: ý nghĩa của BDTH? HS: Nghiên cứu SGK trả lời GV: Nhận xét và chốt kiến thức II. Biến dị tổ hợp Khái niệm: Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ. í nghĩa: Làm cho SV đa dạng và phong phú. Bước 4: Tổng kết bài GV gọi 2 – 3 HS đọc phần kết luận chung SGK IV. Kiểm tra đánh giá Câu 2 và 3 SGK V. Dặn dò B – Thực nghiệm sư phạm 1. Phương pháp thực nghiệm Chọn lớp: Quá trình áp dụng được tiến hành ở lớp 9A trường THCS Lượng Minh – Tương Dương – Nghệ An. Sau các bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập di truyền. Địa điểm: Trường THCS Lượng Minh – Tương Dương – Nghệ An. Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 9 – 2011 đến tháng 11 – 2011. 2. Kết quả thực nghiệm a. Định tính “Sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở “ thì tôi nhận thấy: Giờ dạy ở lớp sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cực tham gia giờ học. Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng giải bài tập di truyền, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và còn chuẩn bị cho bài học mới. b. Định lượng Tôi đã tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập di truyền kết quả thu được tôi trình bày bằng bảng dưới đây: Điểm số Số lượng Tỉ lệ ( % ) 7 – 8 10 30,3 5 – 6 17 51,5 < 5 6 18,2 Tổng số 33 100 Phần III – kết luận và khuyến nghị III.1. Kết luận Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy theo phương pháp sử dụng bài tập để dạy học di truyền học lớp 9 và kết quả cho thấy các lớp tôi dạy theo hướng này học sinh đều tích cực, hào hứng tham gia vào giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp, biết vận dụng những kiến thức đã có để tìm hiểu tiếp thu kiến thức mới, biết vận dụng những kiến thức của mình trong vui chơi, lao động và cuộc sống hàng ngày. Kết quả học tập của những lớp mà tôi dạy theo phương pháp này cũng cao hơn hẳn những lớp đối chứng mà tôi chưa áp dụng phương pháp này. Mặc dù còn hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, số liệu thực nghiệm còn mỏng, nhưng những kết quả sơ bộ của đợt thực nghiệm tại trường THCS Lượng Minh –Tương Dương đã chứng minh phương pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề xuất là một phương pháp tốt góp phần giải quyết những tồn tại và nâng cao chất lượng dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở. III.2. Đề nghị Do trình độ và thời gian có hạn nội dung của sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ đề cập đến sử dụng bài tập trong dạy học di truyền học lớp 9. Nếu hướng nghiên cứu này được tiếp tục tiến hành ở những nội dung khác của dạy học sinh học thì chắc chắn sẽ cho kết quả rộng hơn và nhất định mang lại hiệu quả cao. Đề nghị những nghiên cứu tiếp của bộ môn sinh học tiếp tục nghiên cứu hướng đề tài này. Kết quả nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm còn mỏng do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu đính kèm: