Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn giáo dục công dân

Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn giáo dục công dân

Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại

doc 30 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5794Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lí luận
Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. 
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị , các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua việc nắm tri thức , thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học. 
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Từ thực tế xã hội:
Những năm gần đây, đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế.Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật. 
Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. 
Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơn trước. 
Môn GDCD ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình . Trong giờ học , học sinh được hoạt động ít , thụ động , giờ học không gây hứng thú , đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ , lập trường của cá nhân mình .Những giờ học như vậy , học sinh ít có khả năng sáng tạo.
1.2.2. Từ mục tiêu đổi mới phương pháp:
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập.Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng ( Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu, thống kê).thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học đạo dức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh.
1.2.3. Từ thực tế đơn vị:
	Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các cụm chuyên môn được quan tâm, sinh hoạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân đều xác định rằng: “ Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật không bị khô cứng và tẻ nhạt phải sử dụng đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. (Lê nin). 
	Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bước bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn GDCD nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này.
	Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học . Muốn làm được điều đó , giáo viên phải là những người tổ chức , điều khiển các hoạt động học tập , hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan , phong phú , tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học , học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học , phân tích , đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học . Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập , sáng tạo , chủ động tiếp thu kiến thức , nâng cao nhận thức , rèn luyện kỹ năng , còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh mà thôi.
PHẦN II : NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Đồ dùng dạy học là gì ?
Đồ dùng dạy học ở đây được hiểu là những phương tiện, thiết bị vật chất được sử dụng trong quá trình dạy học như Tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bản thống kê, số liệu, phim tình huống, phim tư liệu, trò chơiNgoài ra, ta có thể sử dụng một số đồ dùng thông thường trong gia đình, trong sinh hoạt: Dùng để sắm vai, chơi trò chơi 
1.2. Chức năng của đồ dùng dạy học: 
Các kiểu và loại đồ dùng dạy học tuy có khác nhau nhưng chức năng của chúng là tích hợp và cơ động. Mỗi đồ dùng dạy học đều có thể thực hiện các chức năng sau:
Thông báo hay trình bày thông tin.
Giới thiệu vào bài 
Minh họa, giải thích, mô tả trực quan.
Tổ chức và tiến hành các hoạt động.
Kết thúc bài học và giáo dục học sinh
1.3. Tác dụng của đồ dùng dạy học:
Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp ñặt đối với học sinh.
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh.
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các đồ dùng dạy học là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Trong dạy học đổi mới, học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nếu không có đồ dùng, thiết bị dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập không đạt yêu cầu mong muốn.
1.4. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất định. Để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, trước hết đồ dùng và sử dụng đồ dùng phải gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học. Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Một yêu cầu rất quan trọng là đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài học. Khi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học là giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận bài học cần thiết.
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, Cần tránh xu hướng sử dụng đồ dùng dạy học một cách tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, mà mỗi đồ dùng dạy học đưa ra cần được khai thác triệt để.
2. Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan:
Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Đồ dùng trực quan trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú, trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày càng rộng rãi Vì vậy trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy có những hình thức trực quan như sau:
2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn bị đồ dùng trực quan sử dụng trong tiết dạy. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình.
Trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng loại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụhay các ... em vào những vấn đề, kiến thức cơ bản trong bài cần phải tìm hiểu
	Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như băng hình, số liệu, bản đồ, bảng thống kêyêu cầu học sinh theo dõi, quan sát, thảo luận nhằm phát hiện và rút ra những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm. Lúc này giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn chứ nhất thiết không phải trình bày khi học sinh có thể tự làm được.
Ví dụ 1 : Khi giảng bài 13: “Phòng chống tệ nạn xã hội” (GDCD8), để giúp học sinh hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội, giáo viên sử dụng băng hình về các tệ nạn xã hội và bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2008 như sau: 
Số người nhiễm HIV
Số người chết vì AIDS
Thế giới
Hơn 40 triệu người
18,3 triệu người
Việt Nam
135. 171 người
41.418 người
Khánh Hòa
2 187 người
805 người
Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: Nhà cửa tan hoang, ruộng vườn, đồ đạc bị bán vì cờ bạc, nghiện hút; cảnh vật vã quằn quại khi lên cơn nghiện, thân hình gầy còm ốm yếu chết dần, chết mòn vì AIDS các em sẽ thấy rõ nguy hiểm của các tệ nạn xã hội đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. 
Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:
- Tệ nạn xã hội đã gây nên hậu quả như thế nào đối với bản thân mỗi người?
- Tệ đánh bạc, ma tuý, mại dâm gây tác hại ra sao đối với gia đình?
- Các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
	Hướng dẫn học sinh liên hệ tình hình địa phương, nơi các em ở, trong gia đình mìnhà giáo viên kết hợp giáo dục
Ví dụ 2: Khi dạy Tiết ngoại khóa “ An toàn giao thông”( GDCD 8)
 Để tìm hiểu nội dung kiến thức: Vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện nay, tôi sử dụng băng hình giới thiệu phóng sự về “ Tình hình trật tự an toàn giao thông”.
 Hỏi: Quan sát đoạn phim trên em có nhận xét gì về tình hình TTATGT ở nước ta hiện nay? 
	Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên đoạn đường dài mấy km; hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường, đèo 3, 4 người trên một xe máy các em sẽ dễ dàng nhận thấy: Tình hình TTATGT ở nước ta hiện nay diễn biến rất phức tạp:
 Khẳng định: 
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi uống rượu bia, không chấp hành các quy định về an toàn giao GT.
- TNGT tăng hàng năm và có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.
- Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội 
và ô nhiễm môi trường.
- Hiện tượng vi phạm TTATGT rất phổ biến trong đó có rất nhiều thanh niên học sinh chúng ta.
 Ùn tắc giao thông	 Lạng lách, đánh võng
 Tai nạn giao thông Chuyên chở cồng kềnh
2.4.3. Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài:
Ví dụ 1 : Khi giảng bài 9: “Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư” (GDCD 8), để giúp học sinh khắc sâu kiến thức giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ thông qua từng từ hàng ngang và từ chìa khóa, giáo viên kết hợp khắc sâu kiến thức của bài và giáo dục các em ý thức góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư từ chính gia đình mình đến trường, lớp, vân động mọi người xung quanh bảo vệ môi trường, không sa vào tệ nạn mê tín dị đoan
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 13 “Phòng chống tệ nạn xã hội” (GDCD 8), giáo viên có thể giới tranh và thiệu sơ đồ:
Tệ nạn xã hội
- Hãy giải thích sơ đồ và bức tranh trên? Qua đó em rút ra kết luận chung gì về các tệ nạn xã hội? 
Qua quan sát sơ đồ và bức tranh, dựa vào kiến thức cô giáo vừa giảng các em sẽ giải thích và rút ra được nhận xét chung là:
- Các tệ nạn xã hội ( cờ bạc, ma tuý, mại dâm ) có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- Nó vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Giúp học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân:
- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo những qui định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Như vậy trong tất cả các tiết dạy đạo đức, pháp luật tiết nào cần sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đều tiến hành sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm đọc các tài liệu có liên quan, tìm hiểu tình hình thực tế địa phương để lựa chọn và đưa ra những hình ảnh, số liệu đắt nhất, điển hình nhất, mới nhất và có sức thuyết phục nhất vào trong bài giảng, làm cho bài giảng không bị khô khan, tẻ nhạt mà hiệu quả giờ dạy lại cao.
2.5. Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng dạy học : 
Nhằm khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học, tránh tình trạng xử dụng tùy hứng, thiếu chuẩn bị sẽ làm hạn chế hiệu quả của đồ dùng dạy học. Nếu chỉ đưa những tranh ảnh,bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các em quan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận thì kho phát huy được vai trò của nó. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình huống nảy sinh, lúc đó đòi hỏi người giáo viên phải giải quyết tình huống thật khéo léo thì tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt.
Ví dụ : Khi giảng bài 7: “Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội” (GDCD 8) giáo viên có thể cho hoc sinh quan sát hình ảnh:
 Bảo vệ môi trường Hiến máu nhân đạo
 Bảo vệ dân phố Họp Quốc hội
 Sản xuất Đền ơn, đáp nghĩa 
Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên và cho biết:
Nêu tên các hoạt động của các nhân vật trong ảnh? 
Những hoạt động đó nhằm mục đích gì?
Những hoạt động trên có ý nghĩa , tác dụng gì?
Những hoạt động đó do ai tổ chức? 
Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội? 
 Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng. Qua quan sát tranh, ảnh các em chăc chắn se có câu trả lời tốt, hiểu sâu sắc bài học hơn.
3. Kết quả thực hiện:
Số học sinh của 2 khối 8 và 9:
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2005-2006
24.5%
41.4%
27,3%
6.8%
0
2006-2007
26.4%
40,7%
30,3%
2.6%
0
2007-2008
33.4%
34,2%
30,2%
2.2%
0
2008-2009
33,8%
36,5%
27.8%
1.9%
0
Qua bảng so sánh kết quả học tập trong 4 năm học tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy pháp luật đã đem lại kết quả tốt đẹp trong dạy và học đặc biệt là dạy những bài pháp luật. Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu pháp luật. Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp khoảng ngày càng tốt hơn. Các em yêu thích và say mê bộ môn hơn, số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng, số học sinh yếu cũng giảm dần. Vai trò của bộ môn vì thế cũng được tăng lên.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian dài giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường và các trường bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm để có thể sử dụng tốt đồ dùng đạy học và mang lại hiệu quả cao là:
Một là: Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Hai là: Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sách giáo khoa, tránh đưa những tư liệu hình ảnh phản cảm, thiếu tính giáo dục.
Ba là: Phải hiểu và biết tường tận những chi tiết cần thiết trong mỗi đồ dùng trực quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó.
Bốn là: Phải xem đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần. Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.
Năm là: Không được lạm dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan. Cần chọn những đò dùng phù hợp, “đắc nhất” khai thác hiệu quả của nó, tránh tình trạng học sinh mãi mê xem ảnh, xem phim mà quên mất nhiệm vụ của mình. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh có như vậy hiệu quả sử dụng đò dùng, phương tiện dạy học mới đạt hiệu quả cao.
Sáu là: Muốn sử dụng tốt và có được những đồ dùng trực quan có giá trị về thẩm mĩ, nội dung, mang tính giáo dục cao, người giáo viên cần phải thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu những thông tin trên mạng Internet, tìm hiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng hợp lí nhất và hay nhất.
 Bên cạnh những điều đạt được bản thân cũng gặp phải một số khó khăn:
 Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế như máy tính, máy chiếu, phòng chức năng
 Việc chuẩn bị tốt cho 1 tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách hiệu quả người giáo viên phải hao tốn rất nhiều thời gian, công sức, có khi cả tiền bạc .
 Kỹ năng sử dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ đồ dùng dạy học của học sinh còn yếu.
 Số lượng giáo viên môn GDCD trong các nhà trường hạn chế nên việc học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau còn nhiều khó khăn.
 Đồ dùng dạy học và thiết bị hiện đại còn mới mẻ đối với nhiều giáo viên.
II. Những kiến nghị - đề nghị:
 Để đảm bảo cho việc dạy và học môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Phòng GD- ĐT Huyện Ninh Hòa cùng Ban giám hiệu nhà trường THCS Trương Định như sau:
 Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn để giáo viên có thêm tư liệu sử dụng khi lên lớp.
 Có hướng dẫn thống nhất và cụ thể cho những tiết thực hành ngoại khóa để giáo viên tiến hành dạy các tiết đó được thuận lợi hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.
 Những vấn đề trình bày trong bài viết này chỉ theo tính chất chủ quan. Trong thực tế giảng dạy tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài, vào năng lực, trình độ học sinh , điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có sự lựa chọn đồ dùng dạy học tương ứng. Vì vậy khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý của các cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện tốt hơn , có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy .
 Tôi xin chân thành cám ơn! 
	 Người viết
 PHẠM MINH TUẤN 
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA
Đơn vị: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU GIÁM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ tên người giám định: .
Đơn vị: 
Tên đề tài: ..
.Người thực hiện: .
Đơn vị: 
I. VỀ NỘI DUNG: (Nêu nhận xét và cho điểm)
1. Tính mới: (20 điểm):
2. Tính hiệu quả: (25 điểm)
3. Tính khoa học: (25 điểm )
4. Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm )
II. VỀ HÌNH THỨC: (10 điểm) (Nêu nhận xét và cho điểm)
III. XẾP LOẠI CHUNG: .
Ngày tháng năm .
Người giám định 1	Người giám định 2

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN SU DUNG DDDH TRONG MON GDCD.doc