Đề tài Sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc trong dạy học lịch sử

Đề tài Sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc trong dạy học lịch sử

Hiện nay toàn ngành Giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới về phương pháp dạy và học, phong trào này không chỉ diễn ra ở việc thay đổi nội dung và phương pháp học mà thực sự đã đề cập đến nhiều vấn đề cần thiết và bức xúc của việc dạy và học nhằm đạt tới một kết quả cao hơn. Để góp thêm một tiếng nói nhỏ vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học này . Tôi muốn đề cập tới một phương pháp cho dạy học lịch sử, với phương pháp này sẽ làm cho bộ môn lịch sử trở thành môn học yêu thích của học sinh và làm cho việc dạy lịch sử của giáo viên ít khô khan hơn đó là phương pháp “ Sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc trong dạy học lịch sử ”

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc trong dạy học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I) LÝ DO KHÁCH QUAN :
 Hiện nay toàn ngành Giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới về phương pháp dạy và học, phong trào này không chỉ diễn ra ở việc thay đổi nội dung và phương pháp học mà thực sự đã đề cập đến nhiều vấn đề cần thiết và bức xúc của việc dạy và học nhằm đạt tới một kết quả cao hơn. Để góp thêm một tiếng nói nhỏ vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học này . Tôi muốn đề cập tới một phương pháp cho dạy học lịch sử, với phương pháp này sẽ làm cho bộ môn lịch sử trở thành môn học yêu thích của học sinh và làm cho việc dạy lịch sử của giáo viên ít khô khan hơn đó là phương pháp “ Sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc trong dạy học lịch sử ” 
II) LÝ DO CHỦ QUAN :
 Trong 3 năm tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục, nay đang tiến hành ở lớp 9 . Tôi thấy việc thực hiện đổi mới đang gặp nhiều bất cập, nhiều hạn chế. Vì thiết bị, đồ dùng có cung cấp nhưng chưa đủ và chưa đúng với yêu cầu đổi mới . Do hoàn cảnh của trường nên việc mua sắm các thiết bị đúng như yêu cầu của phương pháp mới chưa thể thực hiện được .
 Hơn nữa Học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, 1 số ít giáo viên cũng theo trào lưu môn phụ ít chú ý tới việc làm gì để thu hút học sinh học môn của mình. Môn lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khô khan, khó nhớ nên học sinh ít thích học...
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn lịch sử có trên 10 năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho mình một phương pháp dạy phù hợp với bộ môn và nhất là trong 3 năm đổi mới phương pháp giáo dục vừa qua tôi tự tìm tòi nghiên cứa để tìm cho mình 1 cách dạy phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với phương pháp mới của ngành Giáo dục, đồng thời tạo ra cho Thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất .
 Vì thế nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú học tập của học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn học, âm nhạc đưa vào bài học và đã thu được kết quả rất tốt . Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất .
—–
PHẦN II :
 PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
I) PHƯƠNG PHÁP :
 - Thăm dò .
 - Trò chuyện .
 - Đàm thoại .
II) CƠ SỞ NGHIÊN CỨU :
 - Học sinh trường Phạm Hồng Thái gồm các khối : 6, 7, 8, 9 .
 - Giáo viên Lịch sử của trường Phạm Hồng Thái và 1 số giáo viên trường bạn .
—– 
PHẦN III :
 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
I) NỘI DUNG :
 1) Văn học, âm nhạc là những tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện ở một thời điểm lịch sử nhất định, ít nhiều cũng phản ánh hơi thở cuộc sống ở thời điểm đó với đầy đủ những sắc thái, đạc điểm về văn hoá, xã hội kinh tế, chính trị , đạo đức lối sống, tư tưởng của thời đại và từng con người ( trừ những tác phẩm dã tưởng, hoang đường ), Chính vì thế giữa văn học, âm nhạc với lịch sử có một mối liên hệ mật thiết .
 Ta có thể sử dụng các các tác phẩm văn học, âm nhạc trong việc dạy và học lịch sử vừa để phát triển toàn diện năng lực và tư duy của học sinh vừa gây hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách thoải mái nhất, vừa khắc sâu được những kiến thức lịch sử quan trọng mà lâu nay các em coi là khô khan khó nhớ .
Ví dụ như : Khi dạy đến chương “ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ” từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX ( lớp 8) . Để khắc hoạ cảnh loạn lạc của nhân dân do chiến tranh, sự hèn nhát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lúc đó, ta nên lấy bài “ Chạy giặc ” Của Nguyễn Đình Chiểu để minh hoạ .
 “ Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây...
... Bỏ nhà lũ trẻ lơ sơ chạy .
Mất tổ đàn chim dáo dác bay...
 ... Hỏi trang dẹp loạn rày đây vắng,
 Nỡ để dân đen mắc nạn này ? ”
Hoặc khi trình bày bài tình hình nhà nước phong kiến thế kỷ XVI – XVII ( lớp 7 ) ta có thể sử dụng bài ca dao nói về cảnh chiến tranh Trịnh – Nguyễn gây bao tai hoạ, đau thương mất mát cho Nhân dân .
“ Kìa ai than khóc nỉ non .
Aáy vợ chú lính trèo hòn đèo Ngang
Chém cha cái giặc chết oan
 Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng .
Gánh từ Xứ Bắc, xứ Đông .
 Đã gánh theo chồng lại gánh theo con ....
Hoặc : Khi giảng về tình hình nước ta sau “ Cách mạng Tháng tám ” (lớp 9) , với sự khó khăn về kinh tế – tài chính – an ninh quốc phòng đã đặt nước ta trước 1 khó khăn “ ngàn cân treo sợi tóc ” để khắc phục khó khăn đó Đảng và chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như : kêu gọi nhân dân “ diệt giặc dốt ” kêu gọi tiết kiệm để tăng ngân sách nhà nước ...bằng bài thơ sau : 
“ Đeo vàng chỉ tổ nặng tai
Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng
Đem vàng đổi súng cối xay
 Đánh tan giặc Pháp có ngày vinh quang ” .
 2) Việc vận dụng mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học, âm nhạc với việc dạy học lịch sử trong trường THCS là một việc làm rất cần thiết và quan trọng bởi vì : Âm nhạc, văn học có đặc điểm nổi trội thiên về xây dựng các hình tượng cụ thể, điển hình và bằng âm giọng, nghệ thuật đặc sắc . Văn học, âm nhạc có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người thưởng thức . Giúp con người hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ .
Ví dụ như : Tác phẩm “ Nam quốc sơn hà ” của Lý Thường Kiệt .
 “Bình ngô đại cáo ” Của Nguyễn Trãi . “ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chí Minh . Hay bài hát “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của Trần Kiết Tường .
 “ Việt nam quê hương tôi” của Đỗ Nhuận . Bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên . “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên ” của Tố Hữu . “ Bác ơi” của Tố Hữu ...Có tác dụng rất lớn trong các bài lịch sử có chiều sâu về giáo dục tình cảm cho học sinh như khi ta dạy các bài : “ Kháng chiến chống Tống xâm lược 1075 – 1077 ” (lớp 7). Bài “Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1428” (lớp 7) . Bài “ Những hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngoài 1918 – 1928” (lớp 9) . Bài “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”... Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý thức độc lập, tự chủ, yêu chuộng hoà bình, yêu quê hương đất nước, lý tưởng Cộng sản và truyền thống uống nước nhớ nguồn, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với tổ quốc thân yêu .
 Nhưng khi sử dụng không phải ta áp dụng cả bài tư liệu vào để giảng, sẽ sai lệch với đặc trưng bộ môn lịch sử . Ta chỉ chọn lựa những câu, những đoạn có nội dung làm sáng tỏ thêm sự kiện lịch sử mà thôi, có như thế mới phát huy tác dụng của việc vận dụng tư liệu âm nhạc, văn học vào dạy học lịch sử .
 3) Các kiến thức lịch sử là chuỗi sự kiện, ngày tháng nên thường khô khan, khó nhớ, dễ lẫn lộn . Để khắc phục những hạn chế này đồng thời làm “mềm hoá” các bài học lịch sử khô khan ấy ta nên sử dụng tất cả những tư liệu văn học có sẵn trong sách giáo khoa đồng thời nên tăng cường linh hoạt sử dụng các tư liệu văn học, âm nhạc vào bài . Sử dụng loại tư liệu này các bài học sẽ hấp dẫn hơn và sẽ nâng cao rất nhiều hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh khắc sâu hơn nữa những kiến thức cơ bản của từng sự kiện lịch sử . 
Ví dụ : Khi dạy bài “ Cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống chế độ Phong kiến” ( lớp 7) ta có thể vận dụng 1 đoạn ngắn của tác phẩm “ Đôn Ki Hô Tê” của Xéc – Van – Téc ( văn học lớp 8 ) để làm minh chứng sống động về phong trào văn hoá Phục hưng. Đó là đoạn tả việc đánh nhau của Đông – Ki – Sốt với cối xay gió, cuộc đánh nhau đó như là sự đuối sức của chế độ phong kiến trước những chiếc cối xay gió là hiện thân của nền văn minh mới, nền văn minh Tư bản chủ nghĩa . Hoặc khi dạy bài “ Những hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngoài ” (lớp 9) ta có thể dẫn 1 câu hát trong bài “ Thăm bến nhà rồng” của Trần Hoàn “ ...Lúc rời tàu ai tiễn Người đi...” hay “...chỉ mình Bác khăn gói biệt ly...” làm lời giới thiệu bài . Khi Bác gặp luận cương của Lê nin ta có thể trích một vài câu thơ trong bài “ Người đi tìm hình của nước ” của Chế Lan Viên, để minh hoạ .
 “ Luận cương đến và Người đã khóc
 Nước mắt Bác Hồ rơi trên hai chữ Lê Nin
 Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
 Tưởng như bên ngoài đất nước đợi mong tin
 Ngồi một mình trong phòng Bác nói to lên như nói cùng dân tộc
 Hạnh phúc là đây cơm áo đây rồi .”
 Sự vui mừng đến phát khóc của Bác Hồ chính là lúc Bác tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ...
 4) Một tác dụng nữa của phương pháp này là giáo viên đã giúp học sinh được 
học một lần nữa về tiếp thu tác phẩm văn học, giúp các em làm quen bước đầu
và hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học trong nhà trường ở mọi góc cạnh, giúp các em tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy trong học tập các môn học khác . Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã rèn luyện tích cực cho các em phương pháp học tập, nghiên cứu có hệ thống và toàn diện .
Nhưng giáo viên cần chú ý là phải chọn lọc thật kỹ các loại hình phù hợp cho từng giai đoạn, từng chương, từng bài bởi vì mỗi loại hình văn học, âm nhạc chỉ có tác dụng, ý nghĩa nhất định đối với mỗi bài học lịch sử cụ thể . Nếu ta không lựu chọn cho phù hợp thì sẽ không có tác dụng, dẫn đến lan man và sa đà thiếu trọng tâm .
 Đối với phần văn học dân gian giáo viên chỉ áp dụng chủ yếu ở phần lịch sử lớp 6. mặc dù văn học, âm nhạc dân gian không có nhiều xác xuất về tác giả nhân vật, địa danh, thời gian ... song cốt lõi của nó lại phản ánh chân xác tình hình xã hội hiện thời 
Ví dụ : Truyền thuyết Aâu cơ – Lạc Long Quân, sự kỳ lạ trong nguồn gốc của Aâu Cơ – Lạc Long Quân, sự sinh nở kỳ lạ của Aâu Cơ, sự chia con 50 lên núi theo mẹ, 50 theo cha xuống biển...Đã khắc hoạ cho học sinh nguồ ... nên sử dụng 1 đến 2 lần phương pháp này thì mới có tác dụng bổ trợ cho bài học lịch sử. Ngoài ra giáo viên còn phải gợi ý hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, sưu tầm qua đó mới phát huy được tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh. Học sinh tìm tư liệu là thêm một lần học sinh năm thêm được ý nghĩa của tư liệu, hiểu sâu sắc hơn nội dung bài lịch sử mà cô giáo dạy. Nói chung lại nếu vận dụng phương pháp này người giáo viên phải thực sự yêu nghề, thực sự cầu thị trong 
chuyên môn và không hạn chế một chiều từ giáo viên mà phát huy cho học sinh
 cùng làm .
II) NGUYÊN TẮC KHI VẬN DỤNG TƯ LIỆU VĂN HỌC, ÂM NHẠC VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ :
 - Việc sử dụng phương pháp vận dụng tư liệu văn học, âm nhạc vào bài giảng có thể nói là tự nguyện, tự giác và phải có hứng thú nhưng dù sao đi nữa nó cũng phải có nguyên tắc của nó. Có như thế mới đảm bảo được tính đặc trưng của bộ môn. Muốn sử dụng tốt phương pháp này ta cần đảm bảo một số nguyên tắc sau :
 1) Lựa chọn tư liệu văn học, âm nhạc phù hợp nhất đưa vào bài lúc phù hợp nhất 
 Có nghĩa là tư liệu mà giáo viên lựa chọn phải phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với thời gian, điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà nội dung bài muốn khai thác . Khi đưa tư liệu đó vào bài ta phải lựa chọn đưa vào bài lúc nào? Dùng để giới thiệu bài, để minh hoạ, hay để kết thúc một sự kiện lịch sử ...
 2) Tư liệu phải tiêu biểu nhất, điển hình nhất, ít hư cấu nghệ thuật nhất :
 Trong vô số những tư liệu văn học, âm nhạc cho một thời kỳ, một giai đoạn
lịch sử nhưng để sử dụng trong một bài lịch sử cụ thể thì ta cần phải lựa chọn những tư liệu tiêu biểu điển hình để đưa vào bài, những tư liệu đó phải mang nội dung cụ thể với những tác động tình cảm cụ thể, nhận thấy được sự liên quan cụ thể giữa tư liệu trích dẫn với nội dung bài học , không mơ màng, không hư cấu, học sinh rất dễ suy đoán... Bài học sẽ mất đi giá trị .
 3) Tư liệu văn học, âm nhạc phải chính xác, khoa học nhất, phổ thông nhất, giàu tính biểu cảm nhất :
 Khi lựa chọn tư liệu ta phải lựa chọn những tư liệu có nguồn gốc rõ ràng, có trích dẫn, có tên tác giả, hoặc phải được đa số học sinh biết đến, có thế mới gây được ấn tượng, gây được tình cảm của học sinh đối với những sự kiện lịch sử có liên quan tới tư liệu .
 4) Khi đưa tư liệu văn học, âm nhạc vào bài phân tích, bình luận thật ngắn gọn : 
 Vì là tư liệu minh hoạ nên giáo viên chỉ dừng lại ở góc độ lịch sử, không nên
lan man, sa đà vào phân tích văn học, bình luận văn học, âm nhạc mất thời gian mà không có tác dụng củng cố kiến thức lịch sử .
 5) Tuyệt đối tránh ôm đồm sa đà :
 Như đã nói ở trên một bài lịch sử nhiều nhất chỉ nên sử dụng 1 đến 2 lần (nếu
Có tư liệu phù hợp) không nên đưa nhiều quá, không nên ôm đồm kiến thức 
 văn học, âm nhạc áp đặt cho bài mà quên đi nhiệm vụ chính là dạy học lịch sử 
 6) Không nên trích dẫn những tiểu thuyết kiếm hiệp, hoang đường :
 Những tiểu thuyết ấy không có sự chính xác , không khoa học nên không thể sử dụng vì lịch sử phải chính xác, khoa học, lịch sử là phản ánh chính xác những gì có thật chứ không phải những sự kiện hoang đường .
 7) Không nên rơi vào những câu truyện vụn vặt, ly kỳ : 
 Học sinh thường tò mò những truyện vụn vặt thâm cung bí sử, chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, nhưng tai hại là các em lại cho những câu truyện ấy như là có thực, dẫn đến 
sự hiểu sai lệch về những kiến thức lịch sử mà giáo viên cung cấp . 
 8) Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc một cách miễn cưỡng :
 Khi sử dụng tư liệu ta phải chủ động, nắm chắc được nội dung kiến thức, nội dung tư liệu thì mới đưa vào, hoặc đưa vào cho nó có không cần phải chú ý đến nội dung thì không nên, vì không bắt buộc giáo viên phải có những tư liệu văn học, âm nhạc mới làm sinh động giờ dạy mà ta còn có nhiều phương pháp khác phù hợp với khả năng và năng khiếu của mình hơn. Giáo viên nên chú ý rằng nếu ta không đưa đúng tư liệu, không sử dụng đúng mục đích, không phù hợp với nội dung, thời gian của bài thì tác dụng sẽ ngược lại nó sẽ làm cho giờ học nhàm chán. Nội dung bài sẽ loãng ra không tập trung được kiến thức của bài học .
III) KẾT QUẢ :
 Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS Phạm Hồng Thái, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học, âm nhạc cần thiết và thu được kết quả khá tốt .
 Về phía học sinh : Tôi đã gây được hứng thú cho các em, kích thích sự tự giác, độc lập tư duy trong việc sưu tầm tư liệu liên quan cho bài học . Các em 
Tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu, đồng thời tạo ra một không khí học tập tốt 
không nhàm chán .
 Về phía đồng nghiệp : Khi dự giờ đều nhận xét cách sử dụng các tư liệu văn học, âm nhạc là có hiệu quả, giờ dạy sinh động hẳn lên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là phù hợp với phương pháp mới .
 Trong nhiều năm qua mặc dù trường tôi là một trường bán công chất lượng 
đầu vào quá thấp để có đội ngũ học sinh giỏi như các trường công lập là rất khó. Hơn nữa bộ môn lịch sử thì lại càng ít . Không những học sinh không thích mà cả phụ huynh cũng không muốn cho con em mình thi học sinh giỏi môn lịch sử. Nhưng tôi cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc cuốn hút học sinh theo học môn lịch sử và bồi dưỡng các em. Kết quả là không phụ lòng giáo viên, từ năm 1995 đến nay năm nào tôi cũng có học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp tỉnh mặc dù số lượng còn hạn chế :
 - Chất lượng bộ môn hàng năm đều đạt trên 90 % .
 - Các giờ dạy của tôi đều được đánh giá tốt, được đồng nghiệp cùng góp ý học tập .
—–
PHẦN IV : 
KẾT LUẬN
 Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương đúng đắn của chúng ta trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhưng để đổi mới một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, yêu cầu người giáo viên làm nhiệm vụ dạy học phải cố gắng hết sức, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tự tìm ra cho mình một phương pháp hợp lý. Phương pháp “ sử dụng tư liệu văn học, âm nhạc ” vào bài giảng lịch sử cũng chính là một trong vô số các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học . Nhưng đây không phải là phương pháp dễ thực hiện vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng nhiệt tình, yêu nghề của người dạy, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy lịch sử... Người giáo viên lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về văn học, âm nhạc, lịch sử. Thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn, Vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng ...
Bài viết này của tôi chỉ là một kinh nghiệm nho nhỏ được rút ra từ một quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết, rất mong các Bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, phê bình để qua đó tôi tự rút ra cho mình một cách dạy phù hợp nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở .
—–
PHẦN V : 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Trong quá trình tập huấn thay sách Giáo Viên đã được học tập và đang tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp. Nhưng tôi và đa số giáo viên vẫn còn lúng túng, việc áp dụng phương pháp mới còn hạn chế đôi khi còn mơ hồ. Không biết vận dụng phương pháp mới vào bài dạy như thế đã phù hợp chưa ? Vì phương pháp mới phải có nhiều đồ dùng, nhiều hpương tiện, phải tổ chức thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi trong các tiết, phải thực hiện dạy trên máy chiếu ...
 Nhưng đâu phải trường học nào cũng có điều kiện để đáp ứng, đâu phải trường nào cũng có thể sử dụng và áp dụng hết các phương pháp đó vì còn phụ thuộc vào chất lượng đầu vào của học sinh . Cho nên tôi muốn đề xuất với tổ chuyên môn nghiệp vụ của phòng giáo dục một số ý kiến có liên quan đến vấn đề này :
Thứ nhất : Nên có một định hướng về cách sử dụng và vận dụng phương pháp mới vào bài dạy riêng cho trường thuận lợi và trường khó khăn. Trường thuận lợi thì yêu cầu đạt được là gì ? Trường khó khăn thì yêu cầu đạt được như thế nào ? Có như thế mới không có sự chênh lệch về chất lượng giữa trường thuận lợi và trường khó khăn. Để khi thanh tra dự giờ đánh giá sẽ công bằng hơn đối với các giáo viên.
Thứ hai : Ở những trường thuận lợi khi dạy phần lịch sử địa phương nên có yêu cầu tổ chức tham quan thực tế để phục vụ cho bài học ...
 Đây là một số ý kiến để bộ phận chuyên môn xem xét, góp phần làm cho việc thực hiện thay đổi phương pháp mới có hiệu quả hơn .
—–
PHẦN VI :
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 ² Sách giáo khoa lịch sử lớp : 6, 7, 8, 9
 ² Sách giáo viên lịch sử lớp : 6, 7, 8, 9
 ² Tư liệu văn học lớp : 6, 7, 8, 9
 ² Sưu tầm qua sách – báo, Báo Văn Nghệ, Báo Giáo Dục và Thời Đại .
—–
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần 1 : Lý do chọn đề tài
1
 I) Lý do khách quan
1
 II) Lý do chủ quan
1
Phần 2 : Phương pháp nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu
2
 I) Phương pháp nghiên cứu
2
 II) Cơ sở nghiên cứu
2
Phần 3 : Nội dung và kết quả
3
 I) Nội dung
3 - 9
 II) Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử
9 - 10
 III) Kết quả 
11 
Phần 4 : Kết luận
12
Phần 5 : Các ý kiến đề xuất
13
Phần 6 : Các tài liệu tham khảo
14
Mục lục
15
—–

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN van dung tu lieu van hoc am nhac 05 - 06.doc