Đề tài Tiếp tục sử dụng vở bài tập trong dạy - Học môn lịch sử lớp 8 ở trường THCS

Đề tài Tiếp tục sử dụng vở bài tập trong dạy - Học môn lịch sử lớp 8 ở trường THCS

 Do yêu cầu ngày càng cao về học tập bộ môn lịch sử, các em không những sử dụng sách giáo khoa và vở ghi mà cần phải có thêm những tài liệu khác.Vở bài tập lớp 8 là một trong những tài liệu mà các em phải có.

 Trong thực tế những năm qua phụ huynh và học sinh thường quan niệm chỉ có các bộ môn tự nhiên mới có sách vở bài tâp, nên thường coi nhẹ bộ môn lịch sử vì đó là môn “học bài

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tiếp tục sử dụng vở bài tập trong dạy - Học môn lịch sử lớp 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Tên đề tài:: TIẾP TỤC SỬ DỤNG VỞ BÀI TẬP TRONG DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS.
II/ Đăt vấn đề:
 Do yêu cầu ngày càng cao về học tập bộ môn lịch sử, các em không những sử dụng sách giáo khoa và vở ghi mà cần phải có thêm những tài liệu khác.Vở bài tập lớp 8 là một trong những tài liệu mà các em phải có. 
 Trong thực tế những năm qua phụ huynh và học sinh thường quan niệm chỉ có các bộ môn tự nhiên mới có sách vở bài tâp, nên thường coi nhẹ bộ môn lịch sử vì đó là môn “học bài”.
 Từ thực trạng trên cần có định hướng để khắc phục những quan niệm lệch lạc đó. Là người thầy giáo qua thời gian giảng dạy bộ môn, tôi đã từng bước hướng dẫn cho học sinh thấy rằng bộ môn lịch sử là bộ môn khoa học, có tính suy luận, logid, đòi hỏi người dạy và người học phải có tính sáng tạo.Vì vậy, trong dạy và học môn lịch sử phải có vở bài tập. Đây là cuốn vở bài tập do nhà xuất bản Giáo dục phát hành của các tác giả: Trịnh Đình Tùng ( chủ biên ) - Nguyễn Thị Côi - Nguyễn Thế Bình - Nguyễn Mạnh Hường. 
 Qua vấn đề đó, bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng vỡ bài tập lớp 8 để giảng dạy môn lịch sử lớp 8 ở trường THCS nhằm giúp các em học tốt hơn bộ môn lịch sử.
III/ Cơ sở lý luận:
 Bộ môn lịch sử là một bộ môn khoa học, có tính hệ thống đã diễn ra trong quá khứ của xã hội và nó tồn tại khách quan. Vì vậy, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Như Bác Hồ của chúng ta đã dạy:
 “ Dân ta phải biết sử ta.
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
 ( Lịch sử nước ta - Hồ Chí Minh – NXB Trẻ, 1999 ).
IV/ Cơ sở thực tiễn:
 Thời gian qua, tại trường THCS Trần Quý Cáp vấn đề sử dụng vở bài tập lịch sử, trong phụ huynh và học sinh chưa đặc biệt quan tâm và được coi là vấn đề
“ lạ chưa từng có lâu nay ”. Vì vậy, trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới chương trình thay sách, bản thân tôi đã từng bước đưa các em làm quen với các dạng bài tập lịch sử 8, từ đó các em có hứng thú tìm tòi và năng động hơn trong học tập môn lịch sử, nhất là ở lớp 8 từ năm học 2006-2007 tôi đã thực nghiệm và đến năm học 2008-2009, bước đầu đạt một số kinh mghiệm.Vì vậy năm học 2009-2010, tôi tiếp tục hoàn thiện và đi vào sử dụng rộng rãi cho tất cả học sinh nghiên cứu, để cùng nhau đưa bộ môn lịch sử của chúng ta, trở thành bộ môn được toàn xã hội thấy quan trọng và cần thiết phải quan tâm.
 Đặc biệt trong chương trình lịch sử lớp 8 có 2 tiết ( 31 và 44 ) “ Làm bài tập lịch sử ”. Nhưng không có tài liệu để giảng dạy. Đây là vấn đề các thầy cô giáo dạy bộ môn lịch sử rất quan tâm. Vì vậy bản thân tôi rất trăn trở, tiếp tục mạnh dạng hơn nữa đưa vấn đề nầy, cùng qúy đồng nghiêp nghiên cứu. 
V/ Nội dung đề tài:
 1) Giới thiệu vài nét về vở bài tập lịch sử 8.
 Quyển bài tập lịch sử 8 được nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Do nhóm tác giả: Trịnh Đình Tùng ( chủ biên )- Nguyễn Thị Côi - Nguyễn Thế Bình - Nguyễn Mạnh Hường.
 Sách gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, đa số các bài tập các em đều làm được. Tuy nhiên cũng có những bài tập khó, những em học khá, giỏi mới làm được. Vì vậy, khi gặp những bài tập khó, các em cần phải thảo luận trong nhóm, tổ hoặc nhờ sự giúp đỡ cả thầy cô giáo để thông hiểu.
 Cuốn bài tập lịch sử 8 được trình bày rõ ràng, cụ thể các dạng bài tập theo từng mục của tùng bài học. Từ trắc nghiệm khách quan đến tự luận...
 Ví dụ: Bài 8 “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật của thế kỉ XVIII-XIX”. ( vở bài tập lớp 8, trang 35 ).
 Bài tập 4: Tại sao nói sự ra đời của chủ nghĩa Xã Hội Khoa Học, là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người ?
 Bài tập 5: Đánh dấu x vào ô trống theo câu có nội dung đúng về vai trò và ý nghĩa của những phát minh khoa học trong các thế kỉ XVIII-XIX:
 Khẳng định sự thắng thế của chủ nghĩa Tư Bản đối với chế độ Phong Kiến.
 Phá vỡ ý thức hệ phong kiến và Giáo hội.
 Giải thích qui luật vận động của thế giới.
 Làm tăng năng suất lao động trong các ngành kinh tế.
 Thúc đẩy kinh tế phát triển.
 CNXH Khoa học ra đời.
 Khẳng định sự tiến bộ của con người.
 Cuốn vở bài tập được trình bày từ bài 1 đến bài 31, toàn bộ chương trình lịch sử lớp 8, gồm 2 phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
 2) Các bước tiến hành sử dụng “ Vở bài tập lớp 8”.
 a/ Triển khai giới thiệu và chuẩn bị mua vở bài tập.
 Vào đầu năm học giáo viên giới thiệu học sinh về cuốn vở bài tập của nhóm tác giả: Trịnh Đình Tùng - Nguyễn thị Côi - Nguyễn Thế Bình - Nguyễn Mạnh Hường, của NXB Giáo dục. Đây là cuốn vở bài tập viết rất hay, sát với từng đối tượng học sinh, qua từng bài học cụ thể, để các em mua để chuẩn bị cho việc học tập. Điều này nhằm mục đích để mỗi em đều có vở bài tập, để theo dõi và làm bài tập theo nhóm, tổ. Đây là vấn đề quan trọng việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm hoặc hoạt động cá nhân. Đồng thời cũng là khâu rất quan trọng về tính thống nhất về tài liệu để sử dụng trong dạy và học của thầy và trò. 
 b /Phương pháp sử dụng vở bài tập:
 - Sử dụng vở bài tập trên lớp phục vụ cho dạy và học: 
 Đây là khâu rất quan trọng, thể hiện tính nghệ thuật sư phạm của người thầy giáo ở trên lớp, cho nên cần có sự chuẩn bị chu đáo, cụ thể, các dạng bài tập cho từng đối tượng học sinh nhằm kích thích hứng thú cho việc học tập đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học. Vì vậy, thầy giáo cần chọn các bài tập cho hoạt động cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm, để tạo không khí lớp học sôi nổi. Điều này rất phù hợp, cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Ví dụ: Khi dạy bài 2: “ Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794 ). (sđd, trang 9 )
 Mục I/ Nước Pháp trước cách mạng.
 + Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. Sau đó dùng bài tập 1 của vở bài tập để thảo luận nhóm:
 Hỏi: Em hãy phát hoạ nét nổi bật của tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng?
 + Về nông nghiệp: ...............................................................................................
 +Về công thương nghiệp: ....................................................................................
 +Như vậy, tình hình kinh tế của nước Pháp vẫn là: ...........................
 Sau khi thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm thảo luận đại diện gắn thông tin lên bảng đồng thời cho các nhóm nhận xét với nhau. Cuối cùng giáo viên nhận xét, sơ kết tiểu mục và phản hồi thông tin của giáo viên bằng bản phụ lên bảng đen để học sinh ghi vào vở học, sau đó chuyển ý sang mục tiếp theo.
 Trong quá trình sử dụng các bài tập, tránh ôm đồm sử dụng hết các bài tập ở trong vở bài tập, vì không đủ thời gian ở trên lớp. Vì vậy các bài tập còn lại yêu cầu học sinh về nhà tự làm.
 - Sử dụng vở bài tập để kiểm tra bài cũ:
 Sau khi nắm được kiến thức ở trên lớp, thầy giáo cho học sinh về nhà, học bài kết hợp làm các bài tập còn lại theo yêu cầu của thây giáo. Đến lớp thầy giáo sử dụng các bài tập ghi vào bản phụ để kiểm tra bài cũ và vở bài tập học sinh đã làm ở nhà. Qua đó kiểm tra việc học tập ở nhà như thế nào đồng thời phát hiện cách đối phó mượn vở của bạn chép lại.
 Ví Dụ: Khi kiểm tra bài cũ giáo viên sử dụng bài tập 7,( vở bài tập, trang 11 ).
 Hãy sử dụng những từ ( hoặc cụm từ ) dưới đây điền vào chỗ trống cho phù hợp để hoàn thành đoạn tóm tắt về diễn biến của Hội nghị ba đẳng cấp ( một số từ được sử dụng vài lần ): Kịch liệt phản đối, Quốc hội lập hiến, Tăng lữ, Đẵng cấp thứ ba, nhà vua, 5/5/1789, uy hiếp, ủng hộ, rất căng thẳng, chống lại, 14/7/1789, bùng nổ.
 Hội nghị ba đẳng cấp do........ triệu tập, khai mạc ngày ........ tại cung điện Véc-xai. Những người được tham dự hội nghị là các đại biểu Tăng lữ, Quý tộc và đại biểu của ............. Hội nghị diễn ra ............... vì đại biểu của Quý tộc và...............
ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu của đẳng cấp thứ ba thì............. chủ trương này.
 Bất bình với hai đẳng cấp trên, ngày 17/6 các đại biểu ............... tự họp, thành lập Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là .............................. có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Trước tình hình đó, nhà vua và Quý tộc dùng quân đội để ......... Quốc hội. Trong khi ấy, quần chúng lao động và các nhà tư sản cách mạng cũng tự vũ trang cho mình để .......... nhà vua. Nhiều binh lính cũng ............ quần chúng cách mạng. Ngày ........ cuộc tấn công vào ngục Ba-xti bắt đầu. Cách mạng tư sản Pháp ............
 - Sử dụng vở bài tập để dạy tiết làm bài tập lịch sử:
 Mặc dù, hiện nay chưa có tài liệu để hướng dẫn cho giáo viên thực hiện tiết dạy làm bài tập lịch sử, nhưng giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập này để giảng dạy cho học sinh. Nhưng khi sử dụng cần có chọn lọc theo các hệ thống từng bài, từng chương và theo các dạng bài tập từ trắc nghiệm, tự luận, thống kê, vẽ sơ đồ ....
 Ví dụ: Thực hiện làm bài tập lịch sử ở tiết 44 theo phân phối chương trình. Chúng ta có thể sử dụng các dạng bài tập như sau:
 Bài tập 1: Đánh dấu vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng về nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:
  Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, hương liệu mới;
  Sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn;
  Bảo vệ đạo Gia tô,
  Tất cả những ý trên.
 Bài tập2: Trình bày nội dung của Hiệp ước Nhâm tuất 5/6/ 1862 Và em có suy nghĩ gì về Hiệp ước đó ?
 Bài tập 3: Hãy nối cột II những nhân vật lịch sử phù hợp với sự kiện lịch sử ở cột I và đánh số thứ tự tương ứng:
Sự kiện lịch sử ( Cột I )
Nhân vật lịch sử ( cột II )
1. Người lãnh đạo nghĩa quân đốt cháy tàu Hi vọng.
2. Người được nhân dân phong “ Bình Tây Đại nguyên soái ”
3. Người khẳng khái nói: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây”
4. Người thầy giáo “ Đui mắt sáng lòng”, dùng ngòi bút làm vũ khí đánh giặc.
5. Người bị giặc bắt đi hành hình vẫn ung dung làm thơ
 Trương Định
 Nguyễn Trung Trực
 Phan Liêm.
 Trương Quyền.
 PhanVăn Trị.
 Nguyễn Đình chiễu.
 Nguyễn Hữu Huân.
 Phan Tôn.
 Bài tập 4: a) Hãy điền tiếp các sự kiện bên phải để tương úng với thời gian ở bên trái:
Thời gian
Sự kiện
1/9/1858
1859
1861
1867
1873
1874
1882
1883
1884
Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ). Nguyễn Tri phương cùng quân triều đình anh dũng chống trả.
Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt, nhanh chóng tan rã.
.......................................................................................................
........................................................................................................
.........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
.........................................................................................................
 b) Dựa vào những sự kiện trên , em hãy nhận xét thái độ và hành động của triều đình Huế trước nạn ngoại xâm ?
 - Sử dụng vở bài tập trong tiết học ôn tập chương hoặc tổng kết một giai đoạn lịch sử.
 Ví Dụ: Bài 14- Ôn tập lịch sử thế giới cận đại.
 Bài tập 1: Xác định 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại và giải thích vì sao em chọn sự kiện đó ?
Sự kiện
Giải thích
1.....
2.....
3.....
4.....
5.....
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
 Bài tập 2: Hãy liệt kê các sự kiện chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại em đã học theo gợi ý về thời gian ở bảng sau:
Niên đại
Quốc gia
Sự kiện lịch sử
Kết quả
1566
Hà lan
1640-1688
Anh
1776
Mỹ
1789-1794
Pháp
1848
Pháp
1848-1849
Châu Âu
1859-1870
I-ta-li-a.
1868
Nhật
18/1/1871
Đức
18/3/1871
Pháp
1889
Pháp
1885
Ấn Độ
1905-1907
Nga
1911
Trung Quốc
1914-1918
Châu Âu
 Qua các câu hỏi trên, giáo viên thiết kế một tiết dạy theo phương pháp phát huy tính tịch cực của học sinh, như phương pháp thảo luận nhóm chẳng hạn, nhằm phát huy tất cả, các đối tượng học sinh trong lớp tham gia học tập.
 Tóm lại việc sử dụng vở bài tâp vào trong dạy và học là một vấn đề mới trong nhà trường THCS Trần Quý Cáp. Vì vậy cần có sự đầu tư hơn nữa để vận dụng một cách sáng tạo, cho phù hợp đối với, từng đối tượng học sinh, nhằm đem lại hiệu quả dạy - học môn lịch sử ngày tốt hơn.
 VI/ Kết quả nghiên cứu. 
 Qua thời gian thử nghiệm và đi đến cơ bản hoàn thiện để vận dụng rộng rải vấn đề này, tôi đã thu được kết quả như sau:
 1/ về phía học sinh: 
 - Đã xác định được quan điểm và thái độ, học tập bộ môn lịch sử lớp 8 thật sự là môn khoa học, có tính sáng tạo, suy luận. Vì vậy các em rất ham thích học lịch sử.
 - Qua quá trình học tập, sử dụng vở bài tập, đã tạo cho các em học sinh có thói quen sử dụng sách giáo khoa và bài dạy của thầy giáo để nắm kiến thức lịch sử rất tốt, học sinh ngày càng có ý thức và chủ động trong học tập hơn, đặc biệt là khâu tiếp thu bài mới và chuẩn bị bài cũ. Phương pháp trao đổi thảo luận nhóm ngày càng hoàn thiện và đạt hiêụ quả cao.
 - Chất lượng học tập môn lịch sử có chuyển biến tích cực, qua thống kê 3 lớp 8 ở ba thời điểm trước khi chưa sử dụng vở bài tập, thời kì vận dụng và thời kì tương đối hoàn thiện sử dụng vở bài tập lịch sử lớp 8. Qua năm học 2006-2007, năm 2008-2009 và năm học 2009-2010 ( học kì I ) như sau:
Năm học
Tsố HS
Giỏi
SL TL 
Khá
 SL TL
Tbình
SL TL
Yếu
SL TL
Kém
SL TL
2006-2007
44
10 22,7
7 15,9
20 45,5 
4 9,1 
3 6,8
2008-2009
43
14 32,6
15 37,2
12 27,2
1 2,3
0 0
2009-2010
44(L8/5
17 38,6
19 43,2 
8 18,2
0
0
 Qua số liệu nêu trên đã thấy rõ đối tượng học sinh khá, giỏi càng tăng lên, học sinh yếu kém giảm. 
 2/ Về phía phụ huynh:
 Đã có chuyển biến tích cực, nhìn nhận về bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội thiết thực, như các bộ môn khoa học khác, thể hiện việc đầu tư cho con, em mình qua bộ môn như mua sắm các tài liệu về bộ môn lịch sử. Bên cạnh, đó dưới tác động của xã hội qua các chương trình truyền hình giải trí như: cuộc thi theo dòng lịch sử, đấu trường 100, đối măt, ... Đã gòp phần nâng cao vai trò của bộ môn.
 3/ Về phía thầy cô giáo dạy học môn lịch sử:
 Đã tạo được niềm tin trong phụ huynh và học sinh, thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ qua bộ môn lịch sử.
 Việc sử dụng vở bài tâp lịch sử, đã tạo thêm một phương tiện dạy học, góp thêm một ý tưởng, sáng tạo mới trong phương pháp đổi mới trong dạy học hiện nay. 
 Đặc biêt, qua vấn đề này đã tháo gỡ một phần quan trọng, trong việc thực hiện các tiết dạy “ làm bài tập lịch sử ” ở chương trình lịch sử lớp 8 hiện nay, giúp thầy cô giáo một phần về tài liệu, để giảng dạy những tiết học này.
 VII/ Kết luận:
 Vấn đề sử dụng vở bài tập lớp 8, trong dạy và học môn lịch sử lớp 8, đã trình bày, đã góp phần giải quyết được phương pháp dạy và học ở trên lớp như:
 + Dạy và học bài mới, kiểm tra bài cũ.
 + Dạy các tiết tổng kết ôn tập.
 + Dạy các tiết làm bài tập lịch sử.
 Giúp các em học bài cũ ở nhà có trọng tâm của bài học đồng thời cũng giúp cho thầy giáo giảng dạy đi đúng trọng tâm của bài học, khắc phục tình trạng “ cháy giáo án ”
 Song để thực hiện được vấn đề này, bản thân tôi thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
 1/. Thuận lợi.
 - Học sinh ở địa phương xã Bình Quý, có truyền thống hiếu học, đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập con em.
 + Lãnh đạo nhà trường, có sự quan tâm, đầu tư cho dạy và học phù hợp, sát thực tế của nhà trường.
 + Tổ chuyên môn có kế hoạch triển khai, báo cáo chuyên đề về vấn đề nầy trong kế hoạch dạy học của năm học, được sự đồng tình của thầy cô giáo trong tổ chuyên môn.
 2/. Khó khăn.
 + Điều kiện học tập, của các em học sinh đa số là ở địa bàn nông thôn, cha mẹ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập thấp. Vì vậy, việc chuẩn bị các điều kiện cho các em học tập gặp nhiều khó khăn.
 + Việc mua tài liệu vở bài tập, chưa có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo quản lý của ngành, nên còn mang tính tự phát. 
 VIII/ Đề nghị.
 Để đề tài này thực hiện tốt, đề nghị với lãnh đạo phòng giáo dục, có biện pháp liên hệ các công ty thiết bị sách trường học, để mua các tài liệu, cụ thể như vở bài tập môn lịch sử ở các khối lớp. Đây là điều kiện cần thiết để mở rộng sử dụng cho các khối lớp khác thực hiện cho những năm học đến.
 Ban giám hiệu nhà trường, cần quan tâm hơn nữa, trong vấn đề vận động học sinh, mua các tài liệu, để phục vụ dạy và học của bộ môn lịch sử.
 IX/ Phần phụ lục.
X/ Tài liệu tham khảo.
1. sách giáo khoa lịch sử lớp 8 - NXB Giáo dục - năm 2007.
2. Sách giáo viên - NXB Giáo dục - năm 2006.
3. Lịch sử nước ta - Hồ Chí Minh - NXB Trẻ - năm 1999.
4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Trần Kiều - Viện khoa học Giáo dục - 1997.
5. Vở bài tập lịch sử lớp 8: - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi 
 - Nguyễn Thế Bình - Nguyễn Mạnh Hường. 
 XI/ Mục lục.
I/ Tên đề tài..................................................................... trang 1.
 II/ Đằt vấn đề ..................................................................
 III/ Cơ sở lý luận .............................................................
 IV/ Cơ sở thực tiễn .........................................................
 V/ Nội dung đề tài .......................................................... trang 2 - 6.
 1/ Giới thiệu vài nét về vở bài tập lịch sử lớp 8.
 2/ các bước tiến hành sử dụng vở bài tập lớp 8.
 VI/ Kết quả nghiên cứu. .................................................. trang 6 - 7.
 VII/ Kết luận .................................................................... trang 7 - 8.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Mẫu SK 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2009 - 2010.
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THCS Trần Quý Cáp.
1. Tên đề tài: Tiếp tục sử dụng vở bài tập trong dạy học môn 
 Lịch sử lớp 8 trường THCS. 
2. Họ và tên tác giả: PHẠM VĂN VIỆN
3. Chức vụ: Tổ trưởng Tổ: Sử - Địa.
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a. Ưu điểm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Hạn chế: ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại: 
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Trần Quý Cáp thống nhất xếp loại: ............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
.....................................................
....................................................
....................................................
II.Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Thăng Bình.
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Thăng Bình thống nhât xếp loại: .................
 Những người thẩm định. Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
......................................................
.....................................................
....................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9(2).doc