Đề tài Tổ chức các hoạt động khám phá trong giảng dạy các bài thực hành sinh học 9

Đề tài Tổ chức các hoạt động khám phá trong giảng dạy các bài thực hành sinh học 9

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, mà đối tượng của sinh học là các hiện tượng, các sự kiện của quá trình tự nhiên sống. Muốn nhận thức được chúng thì phải qua quan sát. Quan sát là khâu bắt buộc trong việc nhận thức thiên nhiên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy sinh học, giáo viên phải chú ý đến việc tổ chức và hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, biết tích lũy các hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu của quan sát để rút ra kết luận đúng đắn . Từ đó tiến tới xây dựng các thói quen và kĩ năng quan sát, đồng thời phát triển óc tìm tòi quan sát của các em

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức các hoạt động khám phá trong giảng dạy các bài thực hành sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: 
 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 9
A-ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1.Lí do chọn đề tài:
 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, mà đối tượng của sinh học là các hiện tượng, các sự kiện của quá trình tự nhiên sống. Muốn nhận thức được chúng thì phải qua quan sát. Quan sát là khâu bắt buộc trong việc nhận thức thiên nhiên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy sinh học, giáo viên phải chú ý đến việc tổ chức và hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, biết tích lũy các hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu của quan sát để rút ra kết luận đúng đắn . Từ đó tiến tới xây dựng các thói quen và kĩ năng quan sát, đồng thời phát triển óc tìm tòi quan sát của các em. Công tác này có liên hệ mật thiết với các phương pháp giảng dạy của giáo viên và công tác thực hành: học sinh tự nhận biết và xác định các vật tự nhiên, quan sát các hiện tượng sinh học ở ngay trong giờ thực hành tại lớp hoặc các bài tập giao cho các em thực hiện ở nhà, hoặc tổ chức quan sát thực tế, sau đó tiến hành đến báo cáo, thảo luận tại lớp. Các công tác thực hành đó làm cho việc quan sát được chính xác và có giá trị thực tiễn.
 Qua thực tế giảng dạy môn sinh học 9, để dạy thành công một bài thực hành đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp phù hợp, tôi xin phép được trình bày một vài kinh nghiệm dưới đây để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để thực hiện một tiết thực hành bằng hình thức tổ chức các hoạt động khám phá thành công, mà đích cuối cùng của chúng ta là làm thế nào để học sinh nhận thức và vận dụng tốt các kiến thức vào thực hành và vào thực tế cuộc sống.
 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 * Đối tượng nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu ở đây là tổ chức các hoạt động khám phá các nội dung kiến thức của tiết thực hành ở chương trình sinh học 9.
 - Đối tượng nhận thức ở đây là học sinh lớp 9/1 và 9/3 của trường THCS Chu Văn An do tôi trực tiếp giảng dạy.
 * Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua 13 bài thực hành đã học trong chương trình sinh học lớp 9:
Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu.
(Vận dụng giải thích các qui luật Di truyền của Men Đen)
Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
Bài 3: Nhận biết một vài dạng đột biến.
Bài 5: Quan sát thường biến.
Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn.
Bài 7: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Bài 8 + 9:Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
Bài 10 + 11: Hệ sinh thái
Bài 12 + 13: Tìm hiểu môi trường ở địa phương.
 3.Cơ sở lí luận:
 Nhiệm vụ của bộ môn sinh học ở trường THCS là làm cho học sinh nắm một cách có hệ thống, tự giác và vững chắc những tri thức sinh học phổ thông, cơ bản và hiện đại, nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục đích giáo dục của nhà trường nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khỏe, sự thông minh, cần cù, sáng tạo, để xây dựng đất nước.
 Để có được điều đó cần đến vai trò của người thầy, thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy vận dụng phù hợp các phương pháp dạy học, biết tổ chức các hoạt động khám phá mới mẻ để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức lí thuyết vào thực hành và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
 4. Cơ sở thực tiễn:
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm liền, tôi nhận thấy việc vận dụng lí thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành để đạt được hiệu quả cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học thông qua các hoạt động tự khám phá của chính bản thân học sinh, mà trong đó giáo viên khéo léo đặt học sinh vào vị trí người phát hiện lại, người khám phá những tri thức trong di sản của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức bằng phương pháp thuyết trình- giải thích – minh họa mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá, nhất là trong phương pháp thực hành, tính tích cực của học sinh được phát huy cao hơn so với các phương pháp dạy học khác.
B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh.
 - Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực- Ðó là việc làm không dễ ràng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.
 -Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại.
 -Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học.
I- THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
 Qua quá trình dạy tiết thực hành sinh học ở trường THCS Chu Văn An, bản thân tôi và một vài đồng nghiệp cùng giảng dạy môn sinh học rất ngại khi thực hiện 1 tiết thực hành mà nguyên nhân chủ yếu là do kết quả của các bài thực hành chưa đạt chất lượng như mong muốn, theo suy nghĩ của bản thân tôi là do các nguyên nhân sau:
 - Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu cho một số tiết thực hành.
 - Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp với thực tế, tình hình mùa vụ ở địa phương.
 - Mặt khác môn sinh học là khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng, các em phải tự làm thí nghiệm, qua thực hành, hoạt động nhóm để đi đến kết luận, giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu hoạch theo yêu cầu. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều hoàn thành được nội dung theo yêu cầu, và điều quan trọng là không phải giáo viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành theo yêu cầu nếu không có sự chuẩn bị tốt về nội dung, cách tổ chức hay nói cách khác là không định hướng trước là sẽ nắm được kiến thức gì, rèn kĩ năng nào, tiến hành tổ chức các hoạt động ra sao..sẽ làm cho tiết thực hành trở nên nhàm chán, không hiệu quả, bản thân giáo viên có thể bối rối khi lựa chọn phương pháp dạy thích hợp.
II- BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
 Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết dạy thực hành đạt hiệu quả cao, giúp học sinh thoát khỏi các vướng mắc khi thực hành.
 Ta đã biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp học sinh nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào vào thực tiễn cuộc sống.
 Những yêu cầu sư phạm của thực hành và thí nghiệm là khi tiến hành biểu diễn thí nghiệm, thực hành –thí nghiệm, giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích, nêu yêu cầu cụ thể cần đạt được, ý nghĩa của tiết thực hành đó là gì, bài học nào được rút ra, kiểm chứng lại vấn đề nào trong quá trình nhận thức tại lớp, từ đây mới xây dựng cho học sinh niềm tin vào khoa học, củng cố thêm kiến thức lí thuyết, hay các em sẽ có thái độ, hành vi tốt hơn đối với môi trường sống.
2. Các giải pháp chủ yếu:
 2.1 Hoạt động của giáo viên :
 2.1.1.xác định mục đích
 -Về nội dung :
+ Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức là gì?
+ Trọng tâm kiến thức đó liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được không?
 - Về phát triển tư duy:
Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học sinh là gì trong quá trình giải quyết vấn đề; hoạt động phân tích, tổng hợp hoặc là so sánh hoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán đoán
Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy học khám phá đạt được so với các PPDH khác.
Ví dụ: Bài QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN.
+ Vấn đề 1 : Học sinh tự phát hiện thường biến qua thực hành thí nghiệm trên mẫu vật thật do các em tự làm (hoạt động tư duy đặc trưng là quan sát, so sánh).
+ Vấn đề 2 : về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? (hoạt động tư duy đặc trưng là phân tích, suy luận quy nạp)
 2.1.2 Vấn đề học tâp
- Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập. Dạy học khám phá thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đề nhỏ, vì vậy lựa chọn vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của PPDH này.
- Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm, chứa đựng trong nội dung thực hành
+ Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ qua thực hành – thí nghiệm.
+ Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian làm việc
Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùm nội dung tiết giảng và học sinh đã có thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì giáo viên tổ chức học sinh khám phá theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
 2.1.3 Vai trò cần thiết của phương tiện trực quan trong dạy học khám phá:
 Chúng ta thử hình dung dạy học khám phá được vận dụng như sau: giáo viên đưa ra vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, không có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan (PTTQ). Như vậy, nguồn kiến thức vẫn là lời nói, chúng ta đã chuyển kiểu dạy học thầy nói- trò nghe thành trò nói trò nghe, nếu thế thì thầy nói cho trò nghe dễ hiểu hơn.
 Qua đó ta thấy PTTQ thật sự cần thiết trong dạy học khám phá, nó đóng vai trò là nguồn kiến thức, là động cơ kích thích sự hợp tác tích cực trong nhóm do đó dạy học khám phá phù hợp cho các bài thực hành – thí nghiệm, đã có sự gia công sư phạm của giáo viên và được thể hiện trong giấy, tranh, đèn chiếu, bảng dính hoặc là các thí nghiệm trực quan trong giờ dạy.
 PTTQ sẽ kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của học sinh Ðó là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của dạy học khám phá.
 2.1.4 Phân nhóm học sinh:
 Trong quá trình giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều kiện sau đây:
- Sự phân nhóm đảm bảo cho các thành viên đối thoại và giáo viên di chuyển thuận lợi để bao quát lớp, đối thoại với trò.
 Ví dụ: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông
- Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả.
- Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Trong thời gian của tiết học, có lúc học sinh làm việc trong ... ................................................................................
II/ Nhận biết mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trừơng và kiểu hình
(Quan sát cành ổi mọc thẳng đứng và nằm ngang)
+Quan sát cách xếp lá ở 2 cành ổi (số lá trên mỗi mấu, cách bố trí lá trên cành), rút ra điểm giống và khác của 2 cành ổi về cách xếp lá nêu trên:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Trong các tính trạng về cách xếp lá nêu trên, cho biết tính trạng nào phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường?.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
..
Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu ..
Tính trạng số lượng phụ thuộc ..
Các bài thực hành ở phần “ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG”, có các bài sau:
Bài 8 + 9:Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên
đời sống sinh vật.
Bài 10 + 11: Hệ sinh thái
Bài 12 + 13: Tìm hiểu môi trường ở địa phương.
 Đều được tiến hành trong 2 tiết:
 Tiết 1: Hướng dẫn điều tra môi trường (qua hoạt động thực tế)
Tiết 2: Báo cáo tại lớp.
Tôi xin minh họa bài
Bài 56 – 57 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.
 ( Học sinh thực hành qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế)
 Bài thực hành tiến hành trong 2 tiết.
 * Tiết 1: Hướng dẫn điều tra môi trường.
 * Tiết 2: Báo cáo tại lớp.
1. Mục tiêu bài học:
 - HS chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được biện pháp khắc phục.
 - Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức.
 *Tiết 1: Hướng dẫn điều tra môi trường.
2. Hoạt động của giáo viên: 
a/ Giới thiệu địa điểm điều tra 1: Từ trường Chu Văn An đến khu vực Chợ CHÙA bị ô nhiễm (khoảng 500m).
 - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 sgk tr.170 (nghiên cứu môi trường thực hành theo nội dung gợi ý sau):
 +Nhân tố vô sinh: không khí –nước thải (cảm quan bằng mắt, mũi) –nước ngầm (liên hệ các giếng khoan ở gia đình) –rác thải (nhiều, ít, loại rác thải chủ yếu) .
 +Nhân tố hữu sinh: động vật – thực vật –mật độ dân cư, cơ sở sản xuất như nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, chợ...(Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường. Lấy ví dụ minh họa)
 - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 sgk tr.171: tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là rác. Mức độ: nhiều hay ít.Nguyên nhân: nhiều loại rác chưa xử lí, nước thải từ các hoạt động ở chợ .Biện pháp khắc phục: làm gì để ngăn chặn rác, nước thải...
b/ Giới thiệu địa điểm điều tra 2: Sông Đào ở CHỢ CHÙA đang bị san, lấp:
 - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.3 sgk tr. 172: Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có. Xu hướng biến đổi các thành phần trong tương lai theo hướng tốt hay xấu ( lòng sông rộng,hẹp –màu nước, các loại động vật như tôm, cua, cá nhiều hay ít, thực vật chủ yếu là gì?, rác thải, vôi vữa, đất, đá.)
3. Tổ chức của học sinh:
 Học sinh nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ và tiến hành điều tra hoàn thành nội dung bảng 56.1, 56.2, 56.3.
 * Tiết 2: Báo cáo tại lớp.
4. Kết quả khám phá:
 - Các nhóm báo cáo kết quả điều tra (viết nội dung đã điều tra vào giấy khổ to, trình bày cả 3 bảng 56.1à 56.3 trên một tờ giấy). Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét đánh giá đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
 - Tổng kết bài thu hoạch: cá nhân về nhà viết thu hoạch, trả lời 3 câu hỏi :
 + Nguyên nhân gây ô nhiễm?
 + Cách khắc phục?
 + Liên hệ bản thân: cần làm gì để giảm ô nhiễm môi trường?
IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Khi áp dụng chuyên đề này tôi thu được những kết quả khả quan:
 - Khi chưa áp dụng: Một số học sinh nắm bắt kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ yếu là trông dựa vào bạn khác làm để chép cho có đủ bài, không hiểu bản chất vấn đề, không giải thích được các hiện tượng xảy ra. Chỉ khoảng 50 % học sinh làm được thực hành thí nghiệm và tự viết được báo cáo.
 - Khi áp dụng: Hầu hết các em được kích thích hứng thú học tập, chủ động tham gia THTN và giải thích, thảo luận kết quả, các em rất hồ hởi khi có giờ thực hành vì các em được làm chủ, được đôc lập nghiên cứu, tranh luận và bảo vệ vấn đê mình tranh luận, tạo không khí thân thiện hơn giữa thầy và trò, giữa trò với nhau. Phát huy hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm bằng những thí nghiệm thực hành, quan sát thực tế thông qua trao đổi, thảo luận, rèn luyên năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm thức tỉnh được tiềm năng đang ẩn dấu trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt để học sinh tham gia phát triển cộng đồng.
C- KẾT LUẬN:
 Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá, đây là một trong bốn dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cưc, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào thực hành và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Mong muốn duy nhất của tôi là có được phương pháp giảng dạy tốt nhất cho mình, giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
 Qua thực tế giảng dạy môn sinh học 9, tôi xin ghi lại một vài kinh nghiệm để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để một tiết thực hành thành công theo mong muốn.Tuy nhiên trong qua trình trình bày chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của BGH, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. 
 Nam Phước, ngày 8 tháng 4 năm 2012
 Người viết đề tài
 Trần Thị Kim 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THPT Nhà xuất bản giáo dục 
- Gi¸o dôc häc ®¹i c­¬ng. Nhà xuất bản giáo dục 
- T©m lÝ häc d¹y häc vµ t©m lÝ häc s­ ph¹m. Nhà xuất bản giáo dục 
- Bồi dưỡng thường xuyên (2004 – 2007) quyển 1 Nhà xuất bản giáo dục 
- Bồi dưỡng thường xuyên (2004 – 2007) quyển 2 Nhà xuất bản giáo dục 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 9 Nhà xuất bản giáo dục 
 MỤC LỤC
 Trang
A Đặt vấn đề 
 1 Lí do chọn đề tài................................................................................	1	
 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................	2	
 3 Cơ sở lí luận ....................................................................................	2	
 4 Cơ sở thực tiễn.................................................................................	2 
B- Nội dung nghiên cứu: .. 	2	
I- Thực trạng của đề tài nghiên cứu ..................................................... 	3 II- Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài ...........................	3 
Cơ sở đề xuất các giải pháp ......................................................	3	 
Các giải pháp chủ yếu .............................................................	4
Hoạt động của giáo viên .......................................................	4
Xác định mục đích ...........................................................	4	
 2.1.2 Vấn đề học tập .................................................................	4 
 2.1.3 Vai trò của phương tiện trực quan ..................................	4
 2.1.4 Phân nhóm học sinh .......................................................	4
 2.1.5 Kết quả khám phá .............................................................	5
 2.2 Hoạt động của nhóm học sinh ................................................	5
 2.2.1 Sự hợp tác trong từng nhóm .	5
 2.2.2 Sự hợp tác giữa các nhóm trong lớp.	5
 2.2.3 Vận dụng thực tế giảng dạy.	6
 III- Vận dụng dạy học khám phá ..	6	 
 - Bài 6: Tính xác xuất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.	6
 - Bài 14: Quan sát hình thái NST..	7
 - Bài 27: Quan sát thường biến	8
 - Bài 56 – 57: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương ..	11
 IV- Kết quả nghiên cứu .	1	2
C- KẾT LUẬN 	12
 -Tài liệu tham khảo .	13
 - Mục lục .	14
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH TrườngTrung học cơ sở Chu Văn An- Duy Xuyên
1. Tên đề tài: Tổ chức các hoạt động khám phá trong giảng dạy các bài thực hành sinh học lớp 9. 
2. Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim
3. Chức vụ: Giáo viên Tổ: Sinh - Thể dục. 
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: Tổ chức các hoạt động khám phá trong giảng dạy các bài thực hành sinh học lớp 9.
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường Trung học cơ sở Chu Văn An huyện Duy Xuyên- tỉnh Quảng Nam thống nhất xếp loại : .....................
Những người thẩm định: 	Chủ tịch HĐKH
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Duy Xuyên.
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐTDuy Xuyên thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: 	 Chủ tịch HĐKH
............................................................
............................................................
............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem bai thuc hanh sinh 9.doc