Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài thuộc chương trình lịch sử lớp 9

Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài thuộc chương trình lịch sử lớp 9

 Như chúng ta đã biết chỉ thị nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 được Bộ GD - ĐT lấy làm năm "Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng" nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học và hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề mang tính thời sự, lại vừa góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài thuộc chương trình lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta đã biết chỉ thị nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 được Bộ GD - ĐT lấy làm năm "Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng" nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học và hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề mang tính thời sự, lại vừa góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Với mục đích hưởng ứng chủ đề năm học 2010-2011 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đồng thời mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Tân Quang; bản thân tôi đã mạnh dạn ứng dụng một số thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào chương trình lịch sử 9, nhất là những nội dung kiến thức quan trọng nhằm giúp học sinh có thể dễ dàng nhận thức sâu sắc các sự kiện lịch sử, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức, đặc biệt là phim ảnh lại có tính trực quan rất cao giúp học sinh có thể tái hiện một cách rõ nét các sự kiện, hiện tượng lịch sử.Tóm lại: Việc ứng dụng thành tựu công nghệ, thông tin sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập, nhận thức lịch sử của học sinh.
 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Với đề tài này, tôi nghiên cứu trong phạm vi chương trình lịch sử lớp 9. Tuy nhiên do phương pháp này mang tính ứng dụng lớn và theo những trình tự nhất định, lặp lại nên tôi chỉ nêu ra phạm vi ứng dụng, cách sử dụng cho hai bài lịch sử của chương trình lớp 9 còn có rất nhiều bài học khác thuộc bộ môn lịch sử nói riêng và các môn học.khác nói chung đều có thể áp dụng phương pháp này.
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau.
Nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, các tài liệu liên quan bài dạy.
 2 Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm.
 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
 4. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỹ xảo quan sát tiếp thu bài.
 5. Bám sát nội dung chương trình, giảng dạy.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1.Khi nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm qua thực tế áp dụng vào quá trình học kết hợp với, phân tích, nhận xét.
 2. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
 3. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng để tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
 4. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo mục đích yêu cầu của tiết học.
 5. Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp.
 VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy đặc biệt là những bài có 
 nhiều kênh hình, lược đồ và cần thiết những đoạn phim minh hoạ. Ứng dụng sơ đồ điện tử để củng cố bài học và bản đồ động minh hoạ diễn biến. - Chèn phim, ảnh vào nội dung bài giảng. Nhưng với phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi đề cập áp dụng trong hai bài cụ thể: (Bài 19 và Bài 24 trong chương trình lịch sử lớp 9).
PHẦN II - NỘI DUNG
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
một số bài thuộc chương trình lịch sử Lớp 9
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học.
 Khi lên lớp bằng giáo án điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử.
 Cùng với sự hỗ trợ của máy tính, người giáo viên có thể ứng dụng công nghệ vào thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, 
các bài tập thực hành, đố vui lịch sử, thư viện thông tin cho học sinh.
 Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó.
 Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng giáo án điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Giáo án điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình
diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với qúa khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS TÂN QUANG:
III. Thực trạng và giải pháp:
1. Ưu điểm 
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn lịch sử nhằm đáp ứng mục đích chương trình học.
a- Về phía giáo viên:
 - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn.
 - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. 
 - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
 - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh động , có sức lôi cuốn . 
 - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
 b- Về phía học sinh:
 - Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
 2. Những tồn tại:
 Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược đồ các phong trao cách mạng ở lớp 9). Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
 III.CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 A.Một số giải pháp khi ứng dụng trong bài giảng
 1. Sử dụng lược đồ để diễn giảng một phong trào cách mạng và sơ đồ để củng cố bài học 
 Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn 
Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn. Ví dụ như bài Phong trào cách mạng 1930 – 1935. Cách mạng tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ, các chiến dịch lớn của ta trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... Tuy nhiên do việc áp dụng phương pháp này mang tính chất tương tự ở các bài nên tôi chỉ xin nêu ra một trường hợp ứng dụng cụ thể đó là:
 Bài 19: Phong trào cách mạngtrong những năm 1930 - 1935.
 Trong bài này tôi có sử dụng: bản đồ động để mô tả minh hoạ cho phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh và sơ đồ điện tử để củng cố bài học cùng với một số tranh ảnh khác để minh họa. Tuy nhiên phần tranh ảnh tôi xin giới thiệu ở phần sau của đề tài còn ở đây tôi chỉ xin giới thiệu cách làm và sử dụng bản đồ động và sơ đồ điện tử trong bài. 
 1/ Xây dựng và sử dụng bản đồ động
 a) Xây dựng: Để xây dựng và sử dụng bản đồ động thì cần có một bản đồ trên giấy của phong trào hoặc là bản đồ điện tử có sẵn. Ở đây tôi sử dụng bản đồ trong sgk (trang 92).
 Bước 1: Trước hết ta dùng một máy quét nối với máy tính để quét bản đồ vào trong máy tính. Sau đó dùng các kỹ thuật vẽ trong Powerpoint để chỉnh sửa bản đồ theo nhu cầu, mục đích sử dụng (có thể phóng to, thu nhỏ hoặc cắt bớt một số phần).
 Bước 2: Vẽ các ký hiệu trên bản đồ.
- Công việc này nhằm tạo ra các ký hiệu, cho xuất hiện theo ý đồ định sẵn phù hợp với diễn biến của phong trào theo đúng trình tự.
- Để vẽ các ký hiệu này ta vào Powepoint/AutoShaper rồi chọn các ký hiệu phù hợp. Ở đây tôi chèn hình ngôi sao n cánh để mô tả căn cứ cách mạng tại Thanh Chương và chọn hình ngôi sao màu vàng. Chèn hình đốm lửa để mô tả những địa điểm lan rộng của phong trào, chọn nền màu xanh.
 Hình búa liềm, màu vàng để mô tả những nơi giành được chính quyền.
+ Hình lá cờ để biểu thị những nơi có công nhân hưởng ứng phong trào.
Sau khi đã vẽ xong các ký hiệu theo đúng ý đồ thì ta đặt hiệu ứng xuất hiện theo trình tự diễn biến của phong trào.
- Cách đặt hiệu ứng như sau:
+ Chọn ký hiệu cần đặt hiệu ứng ví dụ ngôi sao.
+ Ta chọn ngôi sao sau đó nháy chuột vào Slide show
+ Chọn Custom Animation 
+ Chọn Add Effect/Entrance.
 Sau đó tuỳ chọn kiểu xuất hiện đối với ngôi sao là căn cứ khởi nghĩa Thanh Chương thì ta nên chọn hiệu ứng nhấp nháy to dần. Các ký hiệu còn lại ta đặt hiệu ứng theo cách tương tự như vậy sao cho các hiệu ứng của các ký hiệu xuất hiện theo đúng trình tự diễn biến của phong trào Xô ...  ảnh thật hoặc một đoạn phim hoặc ảnh trang máy ảnh kỹ thuật số.Nếu là bức ảnh bằng giấy thì ta phải sử dụng máy quét để quét nó vào trong máy vi tính sau đó bắt đầu ta mở một Slide trên Powerpoint rồi chọn vị trí cần chèn rồi chọn Insert trên thanh công cụ.
 Chọn Picture/ From file/ chỉ ra file chứa ảnh rồi chọn bức ảnh cần chèn và nhấn Insert. Với cách làm như trên tôi chèn 2 bức ảnh vào bài này, đó là bức ảnh ''Nạn đói năm 1945'' và bức ảnh ''Những đồng giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ công hoà".
 1. Sử dụng:
 Hình ảnh: ''Nạn đói 1945'' hình ảnh này được sử dụng khi giáo viên dạy phần I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Mục 1- Khó khăn.
- Khi nói tới những khó khăn mà chính quyền cách mạng gặp phải sau ngày 2/9/1945 cụ thể là về xã hội thì nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa khắc phục được thì giáo viên đưa ra hình ảnh những người bị chết đói nằm trên đường và những thân hình gầy còm đang nằm trên đường cạnh cây cột mốc ''Thái Bình 7 km'' những hình ảnh ấy sẽ giúp HS hình dung một cách chân thực, rõ nét về nạn đói của nước ta trong năm 1945, đồng thời cũng thấy được sự độc ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự thống trị tàn bạo của chúng đã làm cho gần 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Hậu quả không chỉ làm cho dân số, nguồn nhân lực nước ta bị suy giảm mà còn gây ra hậu quả lâu dài về mặt xã hội cho đất nước ta mà chúng ta còn phải khắc phục sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Hình ảnh này giúp HS hiểu rõ hơn những khó khăn, thử thách mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh phải đương đầu sau cách mạng.
 Hình ảnh thứ 2 là '' Những tờ giấy bạc của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà'' đó là 2 tờ giấy bạc 1 đồng và 10 đồng của kho bạc nhà nước. Bức ảnh này được sử dụng khi dạy phần III mục 2. Giải quyết khó khăn về tài chính.
 Khi dạy mục này GV chiếu cho HS xem hình ảnh này kết hợp với lời giảng.
- Sau phong trào '' Tuần lễ vàng'' và quỹ độc lập thì sự khó khăn về tài chính do thiếu tiền, ngân sách trống rỗng đã được khắc phục. Trên cơ sở ấy thì chính quyền cách mạng đã cho in giấy bạc mới và phát hành trong cả nước từ ngày 23 thàng 11 năm 1946. Đây chính là những tờ giấy bạc đầu tiên của chính quyền độc lập nó thể hiện sự tự chủ của nhân dân ta về mặt kinh tế đồng thời cũng là một thành quả lớn của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân. Điều này sẽ tạo ra cho các em biểu tượng sinh động về nền tài chính nước nhà, về chính quyền cách mạng trong thời kỳ trứng nước.
 2. Chèn đoạn phim tài liệu để minh hoạ.
Với đề tài này chúng ta có thể lấy một số đoạn phim sau để minh hoạ.
Đoạn 1: Quân đồng minh kéo vào nước ta
Đoạn 2: Bầu quốc hội khoá I
Đoạn 3: Giải quyết nạn đói
Đoạn 4: Giải quyết nạn rốt
 a. Cách làm:
 Đầu tiên ta cần chuẩn bị phần mềm cắt phim và chuẩn bị những đoạn phim phục vụ bài giảng
 Ví dụ: Ta cần cắt đoạn phim đó từ một phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dungmột con người của hãng phim tài liệu Việt Nam.
 Sử dụng phần mềm Hêrosoft 2.1 để cắt phim.
 Để cắt phim ta làm như sau:
- Mở phim bằng Hêrosof 2 .1
- Chọn nút cắt ( ....) sau đó dùng nút (... ) để cắt đầu đoạn phim, nút ( ...) để cắt cuối
đoạn theo đúng nội dung cần minh họa.
Ấn nút MPG để lưu phim vào một thư mục nào đó.
* Sau đó ta chèn phim vào bài giảng bằng cách.
- Chọn một Slide trên Powerpoint.
- Tạo nút liên kết, có thể tuỳ chọn trong AutoShape.
- Nhấn chọn nút đó rồi nhấn chuột phải chọn Hyperlink.
-Sau đó chỉ đến thư mục chứa đoạn phim vừa lưu.rồi nhấn nút OK.
Với cách làm như vậy ta lần lượt chèn được cả bốn đoạn phim vào giáo án.
 b/ Sử dụng để giảng dạy:
 * Đoạn thứ nhất: Quân đồng minh kéo vào nước ta Khi dạy mục I nói về những khó khăn.của nước ta về chính trị đó là quân đồng minh lấy danh nghĩa giải giáp quân đội Nhậtlúc vào nước ta, thì giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn phim này để các em thấy được: Ở miền Bắc nước ta có 20 vạn quân Tưởng kéo vào theo sau chúng là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu phá hoại cách mạng nước ta thể hiện qua khẩu hiệu "Diệt cộng. ''cầm Hồ' của chúng. Bọn Tưởng muốn tiêu diệt chính quyền non trẻ của chúng ta. Đây là một nguy cơ lớn đối với chính quyền cách mạng. Ở phía Nam là hàng vạn quân Anh và núp bóng chúng là hàng nghìn tên lính Pháp đang lăm le quay trở lại xâm lược nước ta. Đến ngày 23/9 được quân Anh tạo điều kiện thì thực dân Pháp đã chính thức nổ súng xâm lược trở lại nước ta ở Nam Bộ.
 Như vậy thực chất quân đồng minh vào nước ta là để lật đổ chính quyền cách mạng 
phục vụ mưu đồ cho bọn đế quốc, thực dân. Đây là một thách thức rất lớn mà chính 
quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt.
 Sau khi theo dõi đoạn phim trên sẽ giúp các em học sinh nắm bắt nhanh và khắc sâu kiến thức của bài học.
 * Đoạn phim thứ hai ''Bầu quốc hội khoá I''
 Đoạn này được sự dụng ở phần II Bước đầu xây dựng chế độ mới .
 Sau khi đã giới thiệu ngày 6/1/1946 cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội khoá I giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn phim này để thấy được không khí nô nức của người dân khi cầm lá phiếu trên tay lần đầu tiên, thể hiện quyền tự do, dân chủ của mình đồng thời cũng là lá phiếu của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ủng hộ cách mạng với hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 333 đại biểu của khắp ba miền Bắc - Trung - Nam vào quốc hội đầu tiên của nhân dân ta - biểu tượng của khối đoàn kết toàn dân tộc. Sau đó đến ngày 02/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên thông qua danh sách Chính phủ và lập ban soạn thảo Hiến pháp. .
 Đoạn phim này sẽ tạo cho các em biểu tượng chân thực về chính quyền cách mạng và sự thông minh, khôn khéo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 * Đoạn thứ ba: - Phong trào giải quyết nạn đói
 Đoạn này được sử dụng khi dạy Phần II mục 2 giải quyết nạn đói Đoạn phịm sẽ cho các em thấy nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi ''Nhường cơm sẻ áo'' và ''Hũ gạo cứu đói'' của chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sôi nổi, nhiệt tình thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân ta cùng nhau đùm bọc qua những ngày khốn khó với tinh thần tương thân, tương ái đồng bào ta đã chia sẻ từng nắm gạo giúp đồng bào vượt qua cơn hoạn nạn.Khi xem đoạn phim này sẽ giúp các em được hoà mình sống cùng với toàn dân tộc trong những ngày khó khăn và cảm nhận được sự ấm áp của lòng nhân ái, sự phấn khởi tin tưởng của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 * Đoạn phim thứ 4 ''Giải quyết nạn dốt'' nói về một lớp bình dân học vụ và phong trào học tập của nhân dân ta trong những năm 1945 - 1946. Đoạn này được sử dụng khi dạy
 Phần III mục : Khó khăn về kinh tế.
 Khi dạy mục này sau khi giới thiệu sự kiện ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập như Bình dân học vụ và kêu gọi xoá nạn mù chữ. Giáo viên cho HS xem đoạn phim này để các em thấy sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhân dân thông qua việc có hàng vạn người tham gia cổ vũ rầm rộ cho phong trào diệt giặc dốt. Đồng thời mọi tầng lớp nhân dân từ các cụ già cao tuổi đến các em chăn trâu tích cực tham gia học tập để biết chữ thậm chí có các bà mẹ người dân tộc thiểu số còn địu cả con nhỏ đến lớp học. Tiếng đánh vần i tờ từng chữ cái của những học viên lớp Bình dân học vụ cho ta thấy niềm xúc động, sự náo nức của một thời kì lịch sử của dân tộc trong những ngày đầu mới giành độc lập.
 Một lần nữa đoạn phim này sẽ tạo cho các em ấn tượng sâu đậm về bối cảnh đất nước trong những năm 1945 - 1946. Qua đó giúp các em thêm phấn khởi, tin tưởng vào công cuộc kháng chiến của nhân dân ta đồng thời ra sức học tập để noi gương thế hệ cha anh đi trước.
 Tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin có rất nhiều cách khác nhau và đem lại nhiều tiện ích trong quá trình dạy học. Trên đây là một vài kinh nghiệm, thực tế giảng dạy của bản thân đã đem lại kết quả tích cực trong quá trình dạy học
 C/ Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài:
 Qua thực tế áp dụng cho thấy phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học như:
- Tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức.
- Xoá bỏ cảm giác khô khan giáo điều trong các giờ học Lịch sử để môn học này trở nên gần gũi với các em học sinh hơn.
 - Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
 - Hiệu quả của giờ học khi áp dụng phương pháp này cao hơn hẳn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN:
 Bộ môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục niềm tin, lý tưởng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, đồng thời nó lại có ưu thế rát lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước tinh thần dân tộc truyền thống đấu tranh cách mạng. Nhưng để môn học thực hiện được chức năng đó thì đòi hỏi người giáo viên phải biết cách khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp truyền thụ hợp lý, đồng thời nó cũng phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp.
 Ngày nay vì việc ứng dụng công nghệ thông tin đang là một phương pháp có nhiều ưu điểm, đồng thời cũng là một xu thế tất yếu của quá trình dạy học nhằm tiến tới một nền giáo dục hiện đại tiên tiến. Với yêu cầu đó thì việc sử dụng công nghệ thông tin đối với bộ môn Lịch sử là việc làm vừa mang tính thời đại, đồng thời lại góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
 II. KHUYẾN NGHỊ
 Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu. Nhưng qua thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tôi trân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần mở ra một hướng đi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy học.Với năng lực bản thân có hạn cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Bằng tâm huyết đối với nghề dạy học tôi góp một đề tài nhỏ nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc giảng dạy môn học Lịch sử nói riêng và quá trình dạy học nói chung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh của trường THCS Tân Quang đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
 Tân Quang, ngày 10 tháng 01 năm 2011
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Duy Quang
 PHỤ LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Phạm vi nghiên cứu.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
V- Phương pháp nghiên cứu.
VI- Kế hoạch nghiên cứu.
PHẦN II. NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận.
II- Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ th ông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS Tân Quang
III- Các giải pháp và kết quả đạt được.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I- Kết luận
II- Khuyến nghị

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghien lich su 9 loai A.doc