Đề tài Vài biện pháp gợi hứng thú học văn học trung đại ở bậc THCS

Đề tài Vài biện pháp gợi hứng thú học văn học trung đại ở bậc THCS

. LỜI NÓI ĐẦU

Văn học trung đại có một vai trò vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

Là một bộ phận cấu thành, văn học trung đại (VHTĐ) gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, được phản ánh đậm nét trong văn học Việt Nam

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2518Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vài biện pháp gợi hứng thú học văn học trung đại ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời ngỏ
–—
	Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức mới. Quá trình đó không phải tiến hành một cách dễ dàng, trôi chảy. Nó là một quá trình đấu tranh rất gian khổ để tiếp thu cái mới và cái chưa biết. Do đó đòi hỏi người học phải có sự nhiệt tình, hăng say vượt khó với một tinh thần, thái độ học tập đúng đắn thì mới có thể tiếp thu tốt và sâu sắc bài học. 
 	Với suy nghĩ đó, nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc cá nhân, đồng thời giúp học sinh biết hợp tác hoạt động tập thể . Giáo viên Trường THCS Nhơn Mỹ 2 nói chung, giáo viên tổ Xã hội nói riêng, luôn trăn trở làm sao để mỗi tiết lên lớp được lý thú sinh động hơn, với phương châm “ Dạy tốt, học tốt”, chuyên đề “ Vài biện pháp khơi gợi hứng thú học Văn học Trung đại cho học sinh ( bậc học THCS)” được hình thành từ mục tiêu trên.
	Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng chuyên đề chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp quý báu của đồng nghiệp. 
Trân trọng !
Tổ khoa học Xã hội 
NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
**************
TT
NỘI DUNG
NGƯỜI TRÌNH BÀY
1
*Từ 9 giờ 50
1. Mục đích – Yêu cầu của việc tổ chức chuyên đề
Thầy Nguyễn Phú Được
2
Lời ngỏ 
Cô Lê Thị Bích Vân
3
Báo cáo chuyên đề:
Vài biện pháp gợi hứng thú học Văn học trung đại ở Bậc học THCS
Cô Trần Thị Thanh Trúc
4
Minh họa (1 tiết – Ngữ văn 7)
Tiết 29 – Bài “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)
Cô Trần Thị Việt Kiều
5
Thảo luận – Góp ý của đại biểu
Hội đồng sư phạm nhà trường
6
Ý kiến của BGH Trường THCS Nhơn Mỹ 2
HT: Thầy Nguyễn Tấn Mười
7
Phát biểu của Phòng GD-ĐT Kế Sách
Nêú có
VÀI BIỆN PHÁP GỢI HỨNG THÚ HỌC 
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Ở BẬC THCS
 1. LỜI NÓI ĐẦU 
Văn học trung đại có một vai trò vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
Là một bộ phận cấu thành, văn học trung đại (VHTĐ) gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, được phản ánh đậm nét trong văn học Việt Nam.
Gần ngàn năm Bắc thuộc, dù chịu ảnh hưởng nhiều mặt về chữ viết, văn học, triết lý, phong tục, tập quán  của phương Bắc, nhưng dân tộc Việt Nam với ý thức quốc gia và tinh thần tự chủ cao độ, thiên bẩm này chính là ý chí quyết liệt gắn bó với ruộng vườn, dan díu với núi sông, trung thành với tổ tiên, tranh đấu cho chủ quyền chủng tộc, đã giúp cho nhân dân Việt Nam tự tồn mà vẫn theo kịp đà văn minh, vay mượn một cách đam mê những văn minh tập quán của các láng giềng mà vẫn bảo tồn được cá tính quốc gia dân tộc.
Ý thức thường trực về lo sợ bị đồng hóa, nên dân tộc Việt Nam dù vay mượn chữ Hán nhưng đọc theo lối riêng của mình. Chính ý hạn chế dùng chữ Hán, hạn chế ảnh hưởng và sức chi phối của Trung Hoa, tổ tiên ta đã sáng tạo ra lối viết chữ mới, đó là chữ Nôm.
Dòng văn học truyền miệng (Còn gọi là văn chương truyền khẩu) cùng với dòng văn học chữ Hán và dòng văn học chữ Nôm đã hoàn chỉnh diện mạo văn học Việt Nam. Nét nhấn nổi bật ở đây là văn học trung đại, giai đoạn từ cuối thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19, dòng văn học thể hiện đậm nét tinh thần đấu tranh quật cường, độc lập tự chủ của dân tộc.
2. HỌC SINH KHÔNG THÍCH HỌC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI – THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN:
2.1: Số liệu thống kê:
Qua các bài kiểm tra định kỳ về phần VHTĐ trong năm 2006 -2007 của khối 7 và khối 9, ta có bảng thống kê số liệu điểm số như sau:
KHỐI
Tổng số
 học sinh
Điểm số
Từ 1 điểm đến 4 điểm
Từ 5 điểm đến 7 điểm
Từ 8 điểm trở lên
7
89
45
34
10
9
93
47
33
13
Tổng cộng
182
92
67
23
Kết quả thống kê được hiểu như sau:
- Có 50,5% học sinh (HS) không thích học hoặc không am hiểu VHTĐ trong chương trình bậc học THCS (Điểm từ 1 đến 4).
- Có 36,8% HS chỉ coi việc học các môn văn hóa nói chung, VHTĐ nói riêng là bình thường, chỉ là điều cần và đủ (Điểm từ 5 đến 7).
- Có 12,7% HS thật sự yêu thích VHTĐ, học với sự say mê hứng khởi đầy nhiệt tình (Điểm từ 8 trở lên).
2.2: Nguyên nhân:
Thăm dò, trao đổi, nhận xét về tình hình học tập ở HS, nổi bật lên những nguyên nhân sau, có thể lý giải cho việc không thật sự yêu thích học VHTĐ:
- Phần lớn tác phẩm VHTĐ được viết bằng chữ Hán, thứ chữ vay mượn nên khó hiểu, khô khan. Văn xuôi, văn vần đều viết theo lối biền ngẫu, sử dụng nhiều điển tích điển cố nên gây ít nhiều trở ngại cho việc gây dựng hứng thú học tập ở HS.
- Vốn ngôn ngữ Hán Việt chưa nhiều nên HS khó nắm bắt phần nguyên âm của bài thơ.
- Chưa đủ trình độ nhận thức được nghệ thuật uyên bác tinh tế của thơ Đường.
- HS chưa xây dựng được hoặc chưa thực nghiêm túc thời khóa biểu tự học ở nhà, nhất là khâu soạn bài mới.
- Với lứa tuổi hiếu động (Từ 12 đến 15 tuổi), HS khó có thể tập trung chú ý lâu dài, khó có cảm giác đắm mình trọn vẹn trong tác phẩm, nhất là những ý tình đó được thể hiện theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”.
3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) KHI GIẢNG DẠY VHTĐ Ở BẬC THCS: 
Nhìn ra được nguyên nhân thực trạng, tỉnh táo đánh giá, chúng ta thấy để có được một tiết lên lớp thực sự hấp dẫn HS, người GV phải thường trực suy nghĩ là “Học sinh là trung tâm” và “Học là quá trình phát hiện thông tin chứ không phải đơn thuần truyền đạt thông tin từ người thầy đến học trò”. Do đo,ù GV phải chuẩn bị kỹ càng khi giảng dạy nói chung và dạy VHTĐ nói riêng; chỉ có sự chuẩn bị hoàn hảo mới giúp GV đạt hiệu suất tối ưu của tiến trình hoạt động dạy và học.
3.1: Chuẩn bị về kiến thức chuyên môn:
3.1.1: Nhận ra và biết cách khai thác từ “đắt”:
Học VHTĐ là phải tắm mình được tắm mình trong hoàn cảnh lịch sử, trăn trở cùng nhân vật, hít thở không khí thời đại đương đại, sức thu hút đầu tiên đó là ngôn ngữ. GV phải khai thác triệt để được kênh chữ, bằng vốn ngôn ngữ Hán Việt của mình, GV phải giúp HS nắm bắt được nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài, việc khai thác có dụng ý những từ “đắt” trong tác phẩm sẽ tạo tiền đề cho HS thâm nhập sâu tác phẩm.
Ví dụ:
Dạy bài “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến (Sách Ngữ văn 7, tập 1)
Với văn bản này, GV nhấn trọng âm vào từ “nay” sẽ giúp HS cảm nhận được khái niệm thời gian tình cảm:
“Đã bấy lâu/ nay/ bác tới nhà”
Sự trông mong da diết đến bây giờ mới được thỏa mãn, được thể hiện trọn vẹn ở từ nay rất đắt; biết nhấn mạnh, GV sẽ khai thác tốt nội dung tình bạn thắm thiết được thể hiện bước đầu trong tác phẩm.
3.1.2: Nắm vững các thể thơ và đặc trưng thể loại:
Các tác phẩm VHTĐ thường được thể hiện bằng văn vần, thể thơ được ưa chuộng là dạng thất ngôn bát cú Đường luật. GV cần nhấn mạnh, trong thơ, cảm xúc là chủ đạo, trình tự chi tiết lớp lang có thể được xem nhẹ.
Ví dụ: Khi nói về Mã Giám Sinh , Nguyễn Du không cần miêu tả một cách chi tiết cụ thể, mà chỉ là:
 “Ghế trên ngồi tĩt sỗ sàng” 
Thế là bao nhiêu dối trá, bản chất thất học của tên vơ lại đều lồ lộ.
3.1.3: Có vốn kiến thức nhất định về văn học sử:
Nắm vững về tiến trình phát triển văn học sử, sẽ giúp GV có cái nhìn bao quát hơn, dễ dàng đưa tác phẩm VHTĐ vào bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vì mỗi tác phẩm thường gắn với tiến trình lịch sử; tác phẩm thường được phả hồn thời đại, thông qua lăng kính chủ quan, ý thức hệ cùng với nhân sinh quan, tác giả gởi gắm tâm tư tình cảm của mình, của dân tộc vào tác phẩm.
Ví dụ:
Dạy bài “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái (Văn học 9, tập 1, Nhà xuất bản GD )
Gv cần chú ý đặc điểm lịch sử của giai đoạn này. Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê-Trịnh và quá trình phát triển phong trào Tây Sơn, với hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ, đánh thắng thù trong giặc ngoài. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái vừa ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ vừa phê phán quyết liệt đối với giai cấp phong kiến thống trị, phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
 Có kiến thức về văn học sử, việc truyền thụ của GV sẽ toàn diện, chính xác hơn.
3.1.4: Có vốn từ Hán Việt:
VHTĐ Việt Nam với 2 dòng thơ chữ Hán và chữ Nôm, có nội hàm tinh tế, hàm súc, nên GV cần trang bị cho mình sự hiểu biết sâu rộng về từ Hán Việt.
Khi dịch thơ, dù người dịch đã rất nhiều cố gắng, nhưng do đặc thù ngữ nghĩa của ngôn ngữ, nên không thể nào lột tả hết tinh thần mà tác giả gởi gắm.Với vốn từ Hán Việt phong phú, GV dễ dàng có khả năng luân chuyển, so sánh giữa bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để giúp HS nắm được hồn của tác phẩm.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư Sơn bộc bố) của Lý Bạch (Văn học 7, tập 1, trang 109, Nhà xuất bản GD)
Với vốn từ Hán Việt đươc trang bị, GV sẽ giúp HS cảm nhận sự tinh tế hàm súc trong bản phiên âm so với bản dịch nghĩa, dịch thơ, giữa:
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”
Và:
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”
Sự sinh ra đã bị mất trong bản dịch thơ, hồn của bài thơ bị mất đi cái động, chỉ còn cái tĩnh trơ vơ.
3.2: Chuẩn bị về kỹ năng sư phạm:
GV cần chuẩn bị tốt nghiệp vụ sư phạm khi đứng lớp. Việc sử dụng thủ thuật sư phạm nào, với mức độ ra sao là tùy thuộc vào bản lĩnh của GV. Bằng kinh nghiệm thực tế, học hỏi đồng nghiệp, GV sẽ có nhiều cách tiếp cận và giải mã nội dung tác phẩm; tuy nhiên kỹ năng cần và đủ của GV dạy Văn là thái độ nghiêm túc, chuẩn xác, toàn diện đối với tác phẩm phân tích.
Điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.
4. TIẾP CẬN TÁC PHẨM VHTĐ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHAI THÁC TỐT NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM: 
4.1: Về phía GV:
4.1.1: Tiếp ... trong các tác phẩm giai đoạn này rất hào hùng nhưng lại rất đời thường,kiểu như “gian nan chi kể việc con con” (Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh), hoặc:
“Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
Hiểu được hoàn cảnh sáng tác, HS sẽ không bị động tiếp thu tác phẩm một chiều mà sẽ gợi cho các em trí tò mò muốn khám phá tác phẩm: Từ hoàn cảnh sáng tác như vậy thì tác giả sẽ khai thác đề tài gì trong tác phẩm? Tư tưởng tác giả gởi gắm trong tác phẩm là gì?
4.2: Về phía HS:
- Nhằm khắc phục tình trạng không thông hiểu từ Hán Việt, GV cần tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với tự điển nhiều như dành thời gian học trái buổi tổ chức chơi đố chữ, tìm và ghép từ Hán Việt, giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS soạn bài trước ở nhà, đồng thời GV cần có biện pháp kiểm tra sát sao (Thông qua tổ học tập bộ môn, ban cán sự)
- Tạo được môi trường giao tiếp tốt, tin cậy lẫn nhau để HS có thể mạnh dạn trao đổi những gì chưa hiểu rõ với bạn, với GV.
5. PHỐI HỢP VÀ PHÁT HUY TỐI ƯU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY VÀ HỌC VHTĐ:
Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng của nó. Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nào, phối hợp ra sao tùy thuộc vào bản lĩnh của GV, nội dung của bài dạy và tình huống sư phạm cụ thể.
5.1: Phương pháp phân tích kết hợp gợi mở:
5.1.1: Ưu điểm:
Với đặc trưng riêng của môn Văn, GV cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Phải sống với tác phẩm, vui buồn trăn trở với nhân vật, do đó, phương pháp thích hợp là phân tích kết hợp gợi mở.
Kênh âm thanh rất quan trọng. Chỉ cần nhấn mạnh từ “đắt” là có thể giúp HS cảm nhận nội dung.
Ví dụ:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
Khai thác có dụng ý từ “xế tà”, GV sẽ giúp HS hình dung được khoảng thời gian cuối ngày, vào buổi chiều, mặt trời xuống gần đến chân trời. Khoảng thời gian lặng này mang đến cho con người nhiều suy tư xúc cảm lắng sâu, tâm hồn man mác trìu trĩu.
Gợi mở “xế tà” để phân tích “xế tà”, GV đưa HS đến thời gian nghệ thuật, nơi Bà Huyện Thanh Quan mở đầu xúc cảm, bước đầu tạo hứng thú tìm hiểu bài thơ nơi HS.
5.1.2: Vài lưu ý khi dùng phương pháp phân tích kết hợp gợi mở:
Môn Văn - môn khoa học xã hội đặc trưng – nên lời nói mang sức truyền cảm sẽ có hiệu quả thuyết phục rõ nét. Tuy nhiên, dù lời phân tích có thuyết phục đến đâu, GV cũng không nên quá lạm dụng, vì điểm hạn chế lớn nhất của phương pháp này là HS bị thụ động trong quá trình học. Vì vậy, cần sử dụng phương pháp này theo định hướng sau:
- Phân tích gợi mở (Kênh tiếng) kết hợp hợp với mô hình, biểu bảng (Kênh hình).
Ví dụ:
Khi dạy bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi), GV cần chuẩn bị tranh ảnh để HS cảm nhận được vẻ hoang sơ của Đèo Ngang hoặc cảnh như vẽ ở Côn Sơn.
Hình ảnh phải nêu được khái quát trọng tâm của bài dạy.
Đối với tranh ảnh trực quan , GV phải sử dụng minh họa đúng lúc, kết hợp cùng HS khai thác kiến thức hoặc tăng cảm xúc biểu cảm; ngoài ra, kích thước và màu sắc tranh ảnh phải phù hợp với thực tế diện tích phòng học, sĩ số học sinh, cơ sở vật chất của phòng như cửa sổ, đèn chiếu sáng, màu vôi tường
5.2: Sử dụng phối hợp hợp lý hệ thống câu hỏi để khơi gợi hứng thú học Văn (1)
Trong dạy, học Văn, để đánh thức tiềm năng của cá thể HS, huy động được tối đa khả năng làm việc độc lập hay theo nhóm, GV cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Bằng hệ thống câu hỏi, GV có thể tạo ra và dẫn dắt HS tới nội dung cần đạt tới.
5.2.1: Câu hỏi tái hiện:
Với loại câu hỏi này, HS sẽ được yêu cầu phát biểu, trình bày lại vấn đề đã được hiểu.
Câu hỏi loại này chỉ là tiền đề tiếp chuyển tới nội dung phức tạp hơn.
Ví dụ 1:
Bài Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan (Sách đã dẫn – Sđd)
GV có thể hỏi như sau:
? Hãy cho biết thời gian được tác giả nói đến qua cụm từ “bóng xế tà”?
Ví dụ 2:
Bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) (Lý Thường Kiệt- Ngữ văn 7 – Tập 1)
(Bài này có hai ý kiến về tác giả: của Lý Thường Kiệt và chưa rõ tác giả. Ở đây, chấp nhận hướng thứ nhất: của Lý Thường Kiệt)
Sau khi đã cho HS đọc hiểu văn bản, GV có thể dùng loại câu hỏi tái hiện:
? Em hãy diễn xuôi lại nội dung câu thơ thứ nhất của bài Sông núi nước Nam?
5.2.2: Câu hỏi rèn năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ:
Trên cơ sở HS đã hiểu nội dung, GV sử dụng loại câu hỏi này để yêu cầu HS trình bày lại về nội dung tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác phẩm.
Câu hỏi loại này không thể dựa vào kết quả có sẵn đã biết, HS cần vận dụng năng lực tư duy của mình để sắp xếp lại các sự kiện, chi tiết, lựa chọn ngôn từ, cách lập luận để diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng vấn đề.
Dạng câu hỏi này GV dùng để kiểm tra kiến thức, ôn tập, củng cố sau khi HS đã nghiên cứu thấu đáo tài liệu mới.
Ví dụ: 
Bài Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
? Ý thức độc lập, chủ quyền đã được khẳng định ngay từ đầu và rất sớm trong cộng đồng người Việt cổ. Dựa vào 2 câu đầu của bài Sông núi nước Nam, em hãy chứng minh?
HS phải sắp xếp các chi tiết đã hiểu như nam quốc, nam đế cư, phận định, thiên thư để lập luận, diễn đạt làm nổi bật được ý chính qua từng từ cụ thể: bộ ba Quốc, Đế, Cư khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập, có lãnh thổ (Quốc), có chủ (Đế), có thực quyền xử lý mọi việc (Cư), địa vị của bậc đế vương, của đất nước, của dân tộc đã được khẳng định (Phận định), và tất cả điều này đã được thiết lập một cách hiển nhiên trong kinh của Nguyên Thủy Thiên Tôn (Thiên thư – Sách của Trời).
Dạng câu hỏi này đòi hỏi HS phải biết quy nạp vấn đề, tư duy ngôn ngữ để diễn đạt nội dung.
5.2.3: Câu hỏi giải thích:
Loại câu hỏi này đòi hỏi HS, sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung, thì cần phải biết chọn lọc chi tiết để giải quyết vấn đề được GV đưa ra.
HS phải có những hoạt động tư duy sau để giải quyết như: định hướng sự việc, lựa chọn chi tiết, nắm được bản chất vấn đề trong sự so sánh đối chiếu với toàn bộ nội dung đã học.
Ví dụ:
Bài Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
Trên cơ sở đã học xong bài thơ này, GV đặt câu hỏi
? Tại sao có thể coi bài Sông núi nước Nam có ý nghĩa như là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc Việt Nam?
HS phải có khả năng khái quát hóa sự việc: Ý thức bình đẳng quốc gia, dân tộc của người Đại Việt ( Nam quốc sơn hà nam đế cư), chân lý này là sự thật hiển nhiên (Tiệt nhiên phận định tại thiên thư), vô cớ xâm lược nước khác là trái nghĩa, vô đạo lý (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm), lời cảnh cáo đanh thép về hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lược nếu cố tình xâm phạm (Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư).
HS phải xâu chuỗi chi tiết từng câu thơ, biết cách lập luận, diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ chính xác để trình bày.
Loại câu hỏi này kích thích tư duy và huy động khả năng làm việc của HS tương đối cao.
5.2.4: Câu hỏi vấn đề:
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra toàn bộ nội dung bài dạy. Nó có tác dụng vừa củng cố khắc sâu kiến thức, vừa có hướng mơ ûra những khả năng tìm tòi cách giải quyết sáng tạo mới, vấn đề được giải quyết trên cơ sở tổng hợp sự hiểu biết của HS.
Việc lựa chọn giải pháp giải quyết trên cơ sở phương án “mở” (Nghĩa là sẽ có những cách giải quyết khác nhau).
Ví dụ:
Bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Văn 9, tập 1, trang 40)
GV có thể nêu câu hỏi
? Khi bị chồng là Trương Sinh nghi ngờ mình thất tiết, cách giải quyết trong truyện là Vũ nương tự vẫn để chứng tỏ lòng trong sạch của mình, theo em, Vũ Nương còn có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
HS sẽ có nhiều phương án lựa chọn:
- Nhờ bà con hàng xóm nói dùm để minh oan.
- Giả vờ tự vẫn, để sau này khi Trương Sinh hiểu ra thì sẽ trở về.
- Tra hỏi cặn kẽ người nói ra sự việc này để có cơ hội giãi bày, minh oan.
Dạng câu hỏi này thích hợp với hoạt động thảo luận tập thể. Nhiệm vụ của các em HS trong nhóm là đề ra phương án có tính khả thi nhất, được bảo vệ vững chắc bằng những luận cứ, luận điểm của nhóm mình.
Ví dụ:
Nếu HS lựa chọn phương án “Nhờ bà con hàng xóm nói giùm để minh oan” thì phải có luận cứ, luận điểm cụ thể trong bài; nhóm HS đó phải tìm ra (Có thể qua gợi mở của GV) là Vũ Nương vốn thuận thảo với mọi người (Chi tiết minh họa: Vũ Nương tốt người đẹp nết, họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng) (Dòng 6, trang 48, Văn 9, tập 1).
6. KINH NGHIỆM – KẾT QUẢ: 
Sau một thời gian vận dụng, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự tiến bộ trong HS, như năng lực cảm thụ, nhận xét, phân tích văn thơ sâu sắc, chín chắn hơn. Các em không còn thụ động tiếp thu, mà chủ động hơn, thậm chí cả “đặt hàng” nội dung muốn hiểu biết cho GV, giờ học sinh động hẳn lên, “ồn tích cực” theo sự mong muốn của GV.
Kết quả thống kê sau cho thấy rõ hơn:
Khối
Số HS
Điểm số
Từ 1 đến 4 điểm
Từ 5 đến 7 điểm
Từ 8 điểm trở lên
7
89
29
46
14
9
93
31
44
18
Tổng cộng
182
60
90
32
Tỉ lệ
(So với trước)
33% (>17,5%)
49,5% (<12,7%)
17,5% (<4,8%)
7. KẾT LỤÂN:
 Trên đây là những vấn đề được GV tổ Xã hội trao đổi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế giảng dạy. Tuy mức độ áp dụng chưa đều tay ở các lớp, khối, giáo viên; nhưng bước đầu đã gặt hái được nhiều tích cực, cả về phía GV lẫn HS. 
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi trong môn Ngữ văn nói riêng, các môn học khác nói chung.
Nhơn Mỹ 2, ngày 14 tháng 02 năm 2008.
	Tập thể giáo viên tổ Xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de to xa hoi 2008.doc