Đề tài Vai trò của người thầy trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân lớp 6

Đề tài Vai trò của người thầy trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân lớp 6

Môn GDCD góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đâu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vai trò của người thầy trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của người thầy trong việc đổi mới
 phương pháp dạy học môn GDCD lớp 6
I) Những vấn đề chung.
1. Lý do:
Môn GDCD góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đâu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Riêng môn GDCD ở trường THCS có chức năng: Giáo dục cho học sinh các chuẩn mực, qui định của xã hội đối với người công dân, trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, phù hợp với xu thế và tiến bộ của thời đại.
Từ những yêu cầu trên, dạy môn GDCD lớp 6, phải góp phần thực hiện mục tiêu chung của Giáo dục THCS, thực hiện mục tiêu chung của bộ môn ở trường THCS và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6.
Hệ thống các chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở lớp 6 góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, giúp các em biết cách ứng xử để giải quyết các mối quan hệ thường ngày phù hợp với yêu cầu của xã hội và sự phát triển của bản thân. Yêu cầu của việc tổ chức dạy học môn giáo dục công dân là hình thành ở học sinh cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức vì đó là động cơ bên trong giúp các em tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của môn giáo dục công dân so với một số môn học khác và cũng là yêu cầu bức xúc trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu trên mà phương pháp dạy học môn giáo dục công dân cũng có những yêu cầu đổi mới. Vậy người thầy giáo có vai trò gì trước những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy môn giáo dục công dân lớp 6.
2) Mục đích.
- Hè năm 2001 - 2002 tôi đã được dự lớp bồi dưỡng về chuyên đề thay sách giáo khoa môn giáo dục công dân lớp 6. Được học tập, được nghiên cứu về chương trình thay sách, về đổi mới phương pháp dạy, hơn nữa năm học 2002 - 2003 tôi được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 6, tôi đã cố gắng tích cực sử dụng các phương pháp đổi mới để giảng dạy. Trong bài viết này, tôi muốn trao đổi về vai trò của người thầy trong việc đổi mới phương pháp dạy học để truyền thụ tri thức và hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi học sinh.
II: Các kết quả.
1) Kết quả năm học 2001 - 2002.
Năm học 2001 - 2002 dạy môn giáo dục công dân lớp 6 tôi chỉ sử dụng phương pháp dạy truyền thống như diễn giảng, đàm thoại, trực quan, kể chuyện.... với phương pháp dạy như thế, tôi thấy người thầy chưa phát huy hết khả năng chủ động, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức của học sinh trong học tập. Học sinh chưa tự mình rèn luyện thái độ, bổn phận, niềm tin, thực hành các chuẩn mực giá trị và mẫu hành vi tích cựcmà mỗi bài học đặt ra. Giờ học, vì thế mà có phần ể oải, kém sôi nổi, hào hứng.
Kết quả đánh giá cuối năm 2001 - 2002 cho thấy.
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
45
9
20
20
45
10
22
6
13
6B
45
10
22
20
45
9
20
6
13
2) Vai trò hướng dẫn của người thầy.
Theo tinh thần đổi mới sách giáo dục công dân lớp 6 được đổi mới về cấu trúc chương trình. Cấu trúc chương trình gồm có 2 phần.
- Phần các chuẩn mực đạo đức.
- Phần các chuẩn mực pháp luật.
Như vậy: Ngoài phần các chuẩn mực đạo đức theo sách giáo khoa cũ, sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 6 mới còn có thêm phần các chuẩn mực pháp luật. Đây là nội dung mới đối với các em lớp 6. Nội dung đổi mới này để góp phần thực hiện mục tiêu chung của bộ môn ở trường THCS. Chính vì thế phương pháp dạy học môn giáo dục công dân cũng phải đổi mới để phát huy tối đa được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.
Các phương pháp và hình thức dạy học môn giáo dục công dân rất phong phú và đadạng. Các phương pháp truyền thống gồm có: Diễn giảng, đàm thoại, trực quan, kể chuyện...
Các phương pháp hiện đại gồm có: Thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, đề án... hình thức dạy học có nhiều hình thức: Học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp, dạy học trong lớp, dạy ngoài lớp, dạy ngoài trường.
Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy không có nghĩa là bỏ phương pháp dạy truyền thống, chỉ áp dụng phương pháp dạy hiện đại. Người thầy phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt các phương pháp hiện đại trong bài giảng của mình tuỳ theo vào mục tiêu cụ thể của từng bài học, tuỳ theo vào năng lực, trình độ của học sinh, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng các phương pháp dạy.
Một điều quan trọng nữa khi dạy môn giáo dục công dân, người thầy phải biết gắn chặt lý thuyết với nội dung cuộc sống thực tiễn. Nhất thiết giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ giữa bài học với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, tập thể và địa phương. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh điều tra, tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề trong lớp, trong trường, ở địa phương có liên quan đến chủ đề bài học. Giáo viên còn hướng dẫn học sinh phát huy vốn kinh nghiệm sống để phân tích lý giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế.
Như vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy môn giáo dục công dân, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn. Có thể ví người thầy như một đạo diễn. Đạo diễn không thể diễn hộ công việc của diễn viên, người thầy cũng vậy, không thể nói hộ cho học sinh kiến thức mà chỉ bày cho học sinh cách chiếm lĩnh kiến thức. Từ trước đến nay, nhiều giáo viên vẫn sợ rằng: Học sinh của mình không hiểu bài nên ra sức giảng, thuyết trình, còn học sinh cắm cúi ghi cách dạy ấy, cách học ấy biến học sinh trở thành thụ động.
Có ý kiến của một vài động nghiệp cho rằng thầy giáo là người hướng dẫn, thì học sinh khó học được kiến thức mới và cho rằng: Thầy giáo chỉ là người hướng dẫn thôi, thầy giáo chẳng phải làm gì cả, thầy nhàn quá. Quan niệm như vậy thật là sai lầm. Nếu hiểu đầy đủ hết từ "Hướng dẫn" của người thầy trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh mới thấy hết được vai trò của người thầy quan trọng đến thế nào. Trong nội dung của từng bài giảng, người thầy phải có sự chuẩn bị công phu từ tài liệu, đến những ví dụ thực tiễn cuộc sống, các tình huống pháp luật, đến sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học, cho đến sử dụng những phương pháp dạy nào và sử dụng các phương pháp đó như thế nào?...
Theo tôi, để làm đúng chức năng: Người thầy là người, hướng dẫn trò tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức, biết liên hệ đến bản thân để rèn luyện, đó là việc làm đầy vất vả, thử thách đối với người thầy. Điều đó đòi hỏi người thầy không ngừng nâng cao học hỏi - bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
3) Thể hiện vai trò hướng dẫn của người thầy trong một tiết học cụ thể.
- Dạy môn GDCD 6, tôi luôn luôn thể hiện mình là người "đạo diễn" sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học khác nhau để hướng dẫn học sinh học tập.
Ngay ở đầu bài tiên "Tự chăm sóc rèn luyện thân thể" tôi đã thể hiện thành công vai trò "hướng dẫn" trong giảng dạy.
* Mục tiêu của bài học.
- Giúp học sinh.
+ Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
+ Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, biết đề ra đề phương pháp giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
+ Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết đề kế hoạch tập thể dục - thể thao.
* Từ những mục tiêu cụ thể trên, tôi đã chuẩn bị và lựa chọn những phương pháp dạy thích hợp với học sinh lớp 6E trường THCS Chu Văn An.
Trước hết tôi chuẩn bị:
- Máy chiếu hắt (kèm giấy trong)
- Tranh ảnh về chủ đề chăm sóc rèn luyện thân thể.
- 1 kéo để cắt móng tay.
- Phiếu học tập, bút dạ.
* Vai trò hướng dẫn của tôi ở trên lớp được thể hiện như sau:
Hướng dẫn của thầy
Hoạt động của trò
* Giáo viên: cho học sinh hát bài "Thật đáng chê"
Cả lớp hát
H: Trong bài hát nhân vật nào" thật đáng chê" vì sao?
Nhân vật: Chim chích choè, chú cò
Giáo viên: Đánh giá ý kiến giải thích của học sinh.
Học sinh: Lý giải vì sao.
* Từ bài hát trên, giáo viên dẫn vào bài mới.
* Giáo viên: chia nhóm học tập cả lớp chia 4 nhóm.
Cho các nhóm kiểm tra vệ sinh cá nhân theo tiêu chí:
- Quần áo sạch sẽ.
- Đầu tóc gọn gàng
- Móng tay cắt ngắn
Giáo viên: Phân công
Nhóm trưởng:
Nhóm 1 kiểm tra nhóm 2
Nhóm 2 kiểm tra nhóm 3
Nhóm 3 kiểm tra nhóm 4
Nhóm 4 kiểm tra nhóm 1
Giáo viên: nhận xét kết quả của các nhóm.
* Học sinh nào còn để móng tay dài giáo viên đưa kéo cho học sinh đó tự cắt móng tay
* Các nhóm bào cáo kết quả theo tiêu chí.
H: Môn thể thao nào mà các em yêu thích nhất? Em có luyện tập thường xuyên không? Nêu tác dụng của việc tập luyên thể thao thường xuyên?
- Giáo viên: Hoan nghênh tất cả các ý kiến của học sinh.
- Liệt kê các ý kiến lên bảng.
* Giáo viên: Giúp học sinh chốt lại những ý kiến đúng.
H: Nêu một vài việc làm phòng chống bệnh của các em? Khi nào mắc bệnh ta phải làm thế nào?
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời theo ý kiến của mình.
- Học sinh trả lời từ những việc làm cụ thể
H: Hãy kể một số việc mà các em tự làm biểu hiện sự chăm sóc rèn luyện sức khoẻ.
(Phân công thảo luận theo nhóm - kết quả ghi vào giấy trong)
- 4 nhóm thảo luận
Giáo viên: Dùng máy chiếu: Chiếu kết quả của từng nhóm.
Giáo viên: Nhận xét kết quả và cho điểm từng nhóm.
Cả lớp theo dõi trên màn hình.
H: Từ những việc làm trên hãy cho biết thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
Giáo viên: Cho học sinh thảo luận theo nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm.
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung cho đầy đủ.
- Học sinh thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Mỗi nhóm cử đại biểu đọc kết quả của nhóm mình.
Giáo viên: Dùng máy chiếu để kết luận.
Giáo viên: Treo ảnh về chủ đề chăm sóc rèn luyện thân thể
Từ đó hướng dẫn học sinh học phần tiếp theo.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc truyện " Mùa hè kỳ diệu" SGK.
Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
H: Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh?
Vì sao Minh có được điều kỳ diệu ấy?
Học sinh dựa vào nội dung truyện để trả lời
H: Vậy ta tự chăm sóc rèn luyện thân thể để làm gì?
Học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến
Giáo viên: Dùng máy chiếu
Kết luận: ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
Củng cố bài: Giáo viên củng cố bài bằng phương pháp đóng vai.
Giáo viên: Giới thiệu tình huống cho 2 nhóm đóng vai.
1) Thể hiện những hành vi biểu hiện chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ và tác hại của việc đó.
- Hai nhóm đóng vai tự thảo luận, xây dựng "kịch bản" và phân công đóng vai.
2) Thể hiện những hành vi biểu hiện biết chăm sóc, rèn luyện thân thể và tác dụng của việc đó.
- Các nhóm lên đóng vai.
Học sinh: nhận xét, đánh giá nội dung và cách thể hiện
Giáo viên: Chốt lại
Phần luyện tập
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài nào học sinh không làm được giáo viên gợi ý.
* Sau khi thể hiện vai trò là người hướng dẫn trong bài dạy như trên, tôi thấy kết quả thật bất ngờ. Học sinh hào hứng học tập, chủ động tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, biết liên hệ tới bản thân, biết nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của mình, của các bạn xung quanh mình. Biết tự rèn luyện, chăm sóc cho bản thân mình. 100% học sinh làm tốt được phần luyện tập.
Để dạy được thành công bài dạy của mình, tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng công phu từ giáo án tài liệu dạy, các phương tiện, thiết bị dạy. Đặc biệt biết vận dụng tốt các phương pháp dạy thích hợp để hướng dẫn học sinh học tập tốt.
Phương pháp tôi sử dụng trongbài đầu tiên là phương pháp kích thích tư duy với những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và phát triển. Thứ hai là phương pháp thảo luận nhóm: Học sinh thảo luận rất tốt, tạo không khí học sôi nỗi có hiệu quả.
Thứ ba là phương pháp đóng vai: Tạo điều kiện, cơ Hội cho học sinh sáng tạo trong học tập.
Trong suốt cả tiết học, tôi không hề làm thay hay nói hộ kiến thức cho học sinh. Tất cả đều do học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức trong bài học.
Từ quan điểm: Người thầyđóng vai trò là người hướng dẫn trong giảng dạy, tôi luôn áp dụng cho tất cả các bài dạy tiếp theo, kể cả áp dụng dạy những bài GDCD lớp 9.
4) Kết quả học kỳ I - Năm học 2002 - 2003.
Lớp
SHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6D
45
15
33,5
25
55,5
5
11
0
6E
45
18
40
22
49
5
11
0
Kết quả học kỳ I - Năm học 2002 - 2003 cho thấy chất lượng học sinh giỏi khá tăng lên rất nhiều so với năm học 2001 - 2002.
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy, trong việc đổi mới phương pháp dạy và học môn GDCD 6, người thầy với vai trò là "hướng dẫn" có một tác động rất lớn đến kết quả học tập của học sinh.
III) Kết luận.
- Qua những tiết dạy thành công có, thất bại có tôi đã rút ra cho mình được một bài học kinh nghiệm:
Người thầy muốn trở thành người "đạo diễn"giỏi trong giảng dạy đòi hỏi phải có năng lực: Năng lực về chuyên môn, năng lực về tổ chức quản lý. Người thầy phải nắm chắc mục tiêu môn học của cấp học và căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng bài học, căn cứ vào năng lực, trình độ của học sinh, hoàn cảnh cụ thể của trường, địa phương mà vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các thiết bị và phương tiện dạy học.
Cũng không phải bất cứ bài nào, giáo viên cũng áp dụng các phương pháp dạy học như nhau. Người thầy phải linh hoạt, sáng tạo trong việc "đạo diễn" tức là phải biết sử dụng những phương pháp dạy học nào cho từng loại bài.
Với bài viết ngắn này, bản thân tôi muốn trình bày những gì đã tiếp thu được trong đợt học bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới và trình bày cách sử dụng các phương pháp dạy học đổi mới như thế nào. Có thể cách sử dụng, áp dụng các phương pháp đổi mới trong môn GDCD 6 của tôi chưa hoàn hảo, còn có thể sai sót về mặt này, mặt kia nhưng đây là những trang viết đúc kết từ thực tế dạy và sự học hỏi của bản thân. Rất mong được sự trao đổi góp ý của đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm cho năm học tiếp theo.
Nga Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2003.
Người thực Hiện
Hoàng Thị Tuyết
Sở giáo dục và đào tạo thanh hoá
Phòng giáo dục huyện Nga Sơn
Trường THCs chu văn an
------------@&?--------------
Người thực hiện:	Hà Văn Tuyến
Tổ bộ môn:	Khoa học - xã hội 
Đơn vị công tác: 	Trường THCS điền quang
 sáng kiến kinh nghiêm
vai trò của người thầy trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học môn giáo dục công dân lớp 6
Năm học: 2002 - 2003
******************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc