Đề tài Vận dụng phương pháp tích cực khi dạy khái niệm “quần thể sinh vật”

Đề tài Vận dụng phương pháp tích cực khi dạy khái niệm “quần thể sinh vật”

-Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chỉ thị của Bộ giáo dục là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giáo dục đào tạo hiện nay để đào tạo ra những con người có tri thức có óc sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vận dụng phương pháp tích cực khi dạy khái niệm “quần thể sinh vật”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1/ ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC KHI DẠY KHÁI NIỆM “QUẦN THỂ SINH VẬT” 
 2/Đặt vấn đề :
-Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chỉ thị của Bộ giáo dục là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giáo dục đào tạo hiện nay để đào tạo ra những con người có tri thức có óc sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 
-Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi xin nêu ra dưới đây một vận dụng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đổi mới phương pháp giáo dục mà chúng tôi là những giáo viên sinh học –tổ Sinh -trường THCS Hoàng Hoa Thám – xã Bình Lãnh Thăng Bình; Quảng Nam bằng nghiên cứu tài liệu chuyên môn, bằng kinh nghiệm của mình đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và kích thích tính sáng tạo tìm tòi của học sinh 
-Đối với các bộ môn khoa học tự nhiên kiến thức đến với học sinh bằng cách thức truyền đạt của giáo viên (phương pháp dạy học kiểu cũ ) đã lỗi thời hiện nay trong giờ học việc tổ chức của giáo viên cho học sinh phát huy trí tuệ của mình, có thể tranh cãi xoay quanh vấn đề mà giáo viên đưa ra từ đó phát hiện ra kiến thức và tiếp thu kiến thức mới (phương pháp dạy học theo đổi mới ) được xem là tối ưu vì nó phát huy được khả nay tư duy sáng tạo của người học - từ những yêu cầu giáo dục như vậy chúng tôi luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy và nêu ra ở đây việc VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC KHI DẠY KHÁI NIỆM “QUẦN THỂ SINH VẬT” 
-Nội dung đề tài nghiên cứu chỉ là một khía cạnh của đổi phương pháp giảng dạy đó là vận dụng phương pháp tích cực khi giảng dạy một khái niệm sinh học từ đây chúng ta có thể suy nghĩ tìm tòi sáng tạo thêm các cách vận dụng khác vào dạy học
 3/Cơ sở lý luận :
 Đổi mới chương trình sách giáo khoa lần này của Bộ đặt trọng tâm vào việc đổi phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới trong giáo dục , mới có thể tạo ra được lớp người năng động sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức . Điều này đã được luật giáo dục -Điều 28 khoản 2 ghi : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác , chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”.
 4/ Cơ sở thực tiễn : 
Trong nội dung sách giáo khoa sinh 9 của Bộ hiện nay, ngoài phần di truyền và biến dị được học ở kỳ I, kỳ II học sinh được tìm hiểu về sinh vật và môi trường , đây là những kiến thức sinh thái rộng và còn mới mẻ với học sinh ; lần đầu tiên các em được học về tổ chức sống cao hơn cá thể nên các khái niệm khó, trừu tượng nhất là khó khăn với việc lấy ví dụ để minh hoạ cho các khái niệm vừa học . Với vấn đề này , thì đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với mỗi loại bài, loại kiến thức nhằm để giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn , phân tích giải thích được một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống .
 5/Nội dung nghiên cứu
	Phương pháp dạy học tích cực thì có rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ xin giới thiệu hai phương pháp mà chúng tôi chọn vận dụng vào bài quần thể sinh vật ( ở hoạt động 1 ) 
 a/ Phương pháp dạy học theo nhóm :
	Đây là một trong những phương pháp quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học . Với sự nỗ lực tư duy của mỗi cá nhân nhiều khi chưa đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập thì cần tổ chức cho các em hoạt động nhóm .Hoạt động nhóm giúp phát huy sức mạnh của nhiều người cùng thực hiện , cùng tranh cải ,cùng tham gia (điều này rất quan trọng với HS trung bình ,yếu ,kém ).Qua hoạt động nhóm không chỉ giúp các em học được kiến thức mà còn học được kỹ năng , thao tác thí nghiệm hay các thao tác tư duy cách đặt vấn đề , cách phân tích khái quát ,cách lập luận của bạn.
	Đây cũng là phương pháp giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng cá nhân ,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác , các em sẽ hiểu bạn bè hơn qua việc chia xẻ học hỏi lẫn nhau .Phương pháp này cũng tạo điều kiện cho mỗi người thích ứng dần với sự phân công lao động,sự hợp tác các cá nhân trong tập thể . Với cách tổ chức tốt ( như cách chuẩn bị bài học , các phiếu học tâp hợp lý , các câu hỏi dẫn dắt phù hợp các thủ thuật sư phạm như động viên khuyến khích kịp thời) thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất trong việc tích cực hoá hoạt động của học sinh .
	Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học , lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội ,khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất .
	Tuy nhiên trong những năm gần đây thảo luận nhóm thường ít hiệu quả là do đa phần học sinh dùng sách cũ ,lớp trước đã điền vào các biểu bản sẵn nên các em không cần suy nghĩ tìm tòi mà vẫn có thể phát biểu đúng . Tập trung lại các em có cơ hội nói chuyện nên hoạt động nhóm kém hiệu quả là vậy .Để hiệu quả hơn trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm , chúng ta cần phải làm một số việc sau :
-Đầu năm GV nên kiểm tra sách của HS xem có điền sẵn không , nếu cóyêu cầu HS xoá , nếu không thể xoá hết thì phải thay sách mới .
-Trong phân công nhóm tuỳ nội dung bài mà GV cho hình thành nhóm nhỏ,nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn .
-Cần luân phiên thay đổi HS làm nhóm trưởng ,thư ký để tất cả HS đều có cơ hội trình bày trước lớp . Nếu cố định một em khá hoặc giỏi thì không phát huy được khả năng học tập của HS trung bình ,yếu và cũng để tăng cường trách nhiệm của HS trong nhóm với nhau 
	b/ Phương pháp dạy- học nêu và giải quyết vấn đề :
	Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề không mới nhưng chưa được áp dụng rộng rải và còn ở trình độ thấp .Trong dạy -học nêu và giải quyết vấn đề , thói quen học thuộc và ghi nhớ những kiến thức do GV thông báo được thay thế bằng thói quen chủ động tham gia những hoạt động tìm tòi phát hiện tình huống có vấn đề , đề xuất các giả thuyết , dự báo các qui luật của các hiện tượng bằng quan sát, thí nghiệm, thảo luận .
	Bản chất của phương pháp này là tạo tình huống có vấn đề trước HS và tính huống này làm xuất hiện ở HS nhu cầu lĩnh hội tri thức . Chính nhu cầu đó trở thành động lực tích cực thúc đẩy HS giải quyết vấn đề và giúp các em thu nhận được kiến thức một cáh tích cực .
	Dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau từ thấp đến cao , nhưng với khả năng của HS và phương tiện của trường , chúng tôi chỉ tiến hành áp dụng ở mức độ hai: Giáo viên nêu vấn đề gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề và tự giải quyết . Sau đó GV và HS cùng rút ra kết luận . 
	Dưới đây chúng tôi áp dụng hai phương pháp trên vào hoạt động 1 của bài “ Quần thể sinh vật “ –Sinh học 9 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quần thể sinh vật :
	Mục tiêu : 
Học sinh nắm được khái niệm về quần thể sinh vật 
Lấy được ví dụ về quần thể sinh vật
Biết được các dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật .
Biết được dấu hiệu bản chất của quần thể sinh vật 
+ Giáo viên : Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I 
+ Học sinh: Đọc thông tin SGK mục I . Ghi nhớ kiến thức .
+ Giáo viên : Yêu cầu HS cho biết 4 dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật 
+ Học sinh : Trình bày 4 dấu hiệu nhận biết một quần thể sinh vật
+ Giáo viên: Cho HS ngồi theo nhóm thảo luận tìm hiểu ví dụ nào trong SGK là quần thể sinh vật 
+ Học sinh : Hình thành nhóm , thảo luận, xác định ví dụ nào là quần thể sinh vật 
+ Giáo viên: Cho đại diện nhóm trình bày 
+ Học sinh: Đại diện nhóm trình bày 
+ Giáo viên : Cho HS nhận xét .
+ Học sinh: Nhận xét bổ sung 
+ Giáo viên : Nhận xét điều chỉnh, cho HS nêu khái niệm về quần thể sinh vật, các dấu hiệu nhận biết một quần thể .
+ Học sinh : Trình bày khái niệm quần thể sinh vật và các dấu hiệu nhận biết quần thể sinh vật : 
Một nhóm cá thể cùng loài
Cùng sống trong một không gian xác định.
Tại thời điểm xác định
Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới .
+ Giáo viên: Cho HS lấy ví dụ trong thực tế .
+ Học sinh : Lấy ví dụ về quần thể sinh vật trong thực tế . Trong quá trình lấy VD thực tế về quần thể sinh vật chúng tôi thường gặp phải một số ví dụ HS đưa ra mà phải bàn bạc ,. thảo luận rất nhiều rồi mới đi đến kết luận ví dụ vừa nêu có phải là quần thể sinh vật không như: trại chăn nuôi lợn sinh sản , hay các trại nuôi gà tập trung ; nuôi bò nhốt sinh sản ở gia đình .Khi gặp những VD này chúng tôi thường giải quyết bằng cách sau : Đưa ra một VD .
+ Giáo viên : từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2004 tại nhà ông An ở Bình Lãnh có nuôi một đàn gà kiến 100 con được nhốt trong một chuồng rộng vậy đàn gà này có phải là quần thể sinh vật không?
+ Học sinh : Thảo luận và đưa ra các phương án trả lời : 
	1/ Đàn gà này là quần thể sinh vật vì: 
Các cá thể cùng loài ( gà kiến) 
Trong không gian xác định ( tại nhà ông An Bình Lãnh )
Thời điểm xác định ( từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2004)
2/ Đàn gà này không phải là quần thể sinh vật vì : 
-Chỉ toàn gà mái hoặc gà trống thì không có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới .
+ Giáo viên : Để lôi cuốn HS , giáo viên nêu tiếp vấn đề 
-Đàn gà này có cả gà trống và gà mái ở độ tuổi sinh sản ( dấu hiệu 4: sinh sản tạo ra thế hệ mới )
+ Học sinh : Sẽ khẳng định đàn gà nhà ông An chính là quần thể sinh vật 
+ Giáo viên : Khẳng định đàn gà trên không phải là quần thể sinh vật ( Tạo tình huống có vấn đề ) 
+ Học sinh: Boăn khoăn ,thắc mắc tại sao một nhóm cá thể có đầy đủ 4 dấu hiệu của một quần thể sinh vật lại không phải là quần thể sinh vật ?
+ Giáo viên : Đưa ra câu hỏi để tháo gỡ những thắc mắc ở HS :
*Nếu đàn gà nhà ông An sau 10 ngày không cho ăn cho uống thì có tồn tại được không ?
+ Học sinh: Nếu đàn gà nhà ông An sau 10 ngày không cho ăn, uống thì sẽ không tồn tại . Nó muốn tồn tại được thì phải có người chăm sóc .
+ Giáo viên : Tại sao đàn gà rừng không cho ăn mà vẫn tồn tại ?
+Học sinh: Đàn gà rừng được hình thành qua thời gian , các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau và với môi trường sống vì vậy nó tồn tại được .
+ Giáo viên : Đàn gà nhà ông An ở đây: Chỉ là tập hợp ngẫu nhiên, các cá thể cùng loài ( quần thể nhân tạo ) .Như vậy đặc điểm nào để phân biệt quần thể sinh vật và tập hợp ngẫu nhiên các cá thể cùng loài ?
+ Học sinh : Quần thể sinh vật được hình thành qua thời gian các cá thể trong quần thể có quan hệ với nhau và với môi trường sống , không có sự can thiệp của con người mà nó vẫn tồn tại được .
+ Giáo viên chốt lại vấn đề: Quần thể sinh vật được hình thành qua thời gian lịch sử , các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau và với môi trường sống ,đây chính là dấu hiệu thích nghi của quần thể sinh vật.
+ Giáo viên : Cho HS lấy VD về quần thể sinh vật .
+ Học sinh : Lấy ví dụ về quần thể sinh vật .
Sau đây là bài soạn mẫu tiết 49 sinh học 9
 6/ Kết quả nghiên cứu: qua giảng dạy từ năm 2005 đến nay khi chúng tôi thực hiện phương pháp này học sinh tỏ ra rất hứng thú khi tiếp thu bài mới - kết quả kiểm tra bài cũ có đến 100% học sinh đạt điểm tỷ lệ cao khi hỏi về khái niệm quần thể sinh vật học sinh tỏ ra năm rất chắc về khái niệm quần thể sinh vật từ đó giúp học tốt các kiến thức khác .Ở trên chúng tôi chỉ nêu một khía cạnh nhỏ trong việc áp dụng dạy học đặt vấn đề kết hợp với làm việc theo nhóm nhỏ từ cách làm này chúng tôi đã vận dụng rất thành công ở các tiết học sinh học ở các khối lớp khác nhau .
	 7/ Kết luận :
	Phần sinh vật và môi trường có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn rất cao , ở phần này có rất nhiều khái niệm mới và trừu tượng , khó hiểu cho nên khi giảng dạy phần này đòi hỏi ở người giáo viên sự vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh và cũng đòi hỏi ở giáo viên sự am hiểu rộng , vững vàng về kiến thức nhằm giúp Hs giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống trong thức tiễn . 
	Trên đây là vấn đề nhỏ của chúng tôi về việc vận dụng phương pháp giảng dạy trong phần sinh vật và môi trường ở sinh học 9 . Chắc chắn đề tài sáng kiến này còn nhiều hạn chế và sai sót rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chúng tôi vận dụng tốt hơn, Xin chân thành cảm ơn.
	Người viết 
 Lê Thị Chi –Nguyễn Thanh Nhã

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn qt sinh vat.doc