Đề thi chất lượng học kì I Môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi chất lượng học kì I Môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi chất lượng học kì I

Môn Ngữ văn lớp 6

( Thời gian làm bài: 90 phút )

Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )

 Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng với mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “ Thánh Gióng” là phương thức nào?

A/ Tự sự. C/ Thuyết minh.

B/ Miêu tả. D/ Nghị luận.

Câu 2: Nhân vật Thạch Sanh trong văn bản “Thạch Sanh” thuộc kiểu nhân vật nào?

A/ Thần thánh. C/ Dũng sĩ.

B/ Bất hạnh. D/ Thông minh.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì I Môn Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị trấn Cồn
Đề thi chất lượng học kì I
Môn Ngữ văn lớp 6
( Thời gian làm bài: 90 phút )
Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
 Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng với mỗi câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “ Thánh Gióng” là phương thức nào?
A/ Tự sự. C/ Thuyết minh.
B/ Miêu tả. D/ Nghị luận.
Câu 2: Nhân vật Thạch Sanh trong văn bản “Thạch Sanh” thuộc kiểu nhân vật nào?
A/ Thần thánh. C/ Dũng sĩ.
B/ Bất hạnh. D/ Thông minh.
Câu 3: Nhân vật trong văn tự sự là đối tượng nào?
A/ Là người, là vật.
B/ Là đồ vật, cây cối.
C/ Là thần thánh.
D/ Là kẻ thực hiện sự việc và là kẻ được thực hiện trong văn bản.
Câu 4: Chỉ từ “ này” trong câu thơ sau giữ chức vụ gì?
 “ Này chồng, này mẹ, này cha
 Này là em ruột, này là em dâu”
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
A/ Chủ ngữ C/ Phụ ngữ
B/ Vị ngữ D/ Trạng ngữ
Câu 5: Đặc điểm riêng nổi bật của truyện cười là gì?
A/ Khái quát bài học đạo đức, kinh nghiệm.
B/ Cốt truyện phong phú, phức tạp.
C/ Xây dựng tình huống, mâu thuẫn làm bật ra tiếng cười.
D/ Kì ảo, hoang đường.
Câu 6:Lời nhận xét nào không đúng về truyện trung đại?
A/ Đó là những truyện đọc được viết trong thời trung đại.
B/ Đó là những truyện truyền miệng trong dân gian.
C/ Đó là những truyện mang đậm tính giáo huấn.
 D/ Đó là những truyện cách viết còn đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.
Câu 7: Sự việc trong truyện tưởng tượng có thể:
A/ Vẫn đảm bảo tính lô gíc
B/ Nhảy cóc tuỳ tiện
C/ Linh tinh, tản mạn
D/ Không theo bất kì quy luật nào.
Câu 8: Có mấy cụm tính từ trong câu văn sau:
 “ Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không” 
 ( Thạch Lam)
A/ Một cụm C/ Ba cụm
B/ Hai cụm D/ Không có cụm tính từ
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: ( 1,0 điểm)
 a/ Cụm động từ là gì? 
 b/ Xác định các cụm động từ trong câu văn sau:
 “ Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”
 ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Câu 2: ( 2,0 điểm )
 Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Vì sao?
Câu 3: ( 5 điểm )
 Kể về người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, ... )
Đáp án và biểu điểm:
Phần I. Trắc nghiệm ( 2,0 điểm ) 
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm.
 Nếu khoanh vào 2 đáp án trong cùng một câu không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án đúng
A
D
D
A
C
B
A
B
Phần II. Tự luận ( 8 điểm ) 
Câu 1: ( 1,0 điểm)
a/ - Nêu đúng khái niệm cụm động từ cho 0,5 điểm.
 + Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều cụm động từ phải có các từ ngữ phụ thụôc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
b/ Xác định đúng 2 cụm động từ trong câu văn cho 0,5 điểm.
 Đúng mỗi cụm cho 0,25 điểm.
+ yêu thương Mị Nương hết mực
+ muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
Câu 2 ( 2,0 điểm )
* Yêu cầu: 
 + Nêu được hình ảnh Thánh Gióng đẹp nhất trong tâm trí em, có thể là:
- Thánh Gióng vươn vai thành một tráng sĩ.
- Thánh Gióng đánh giặc.
- Thánh Gióng bay về trời.
 + Cần giải thích lí do vì sao em lại có ấn tượng đẹp về hình ảnh đó thông qua những cảm nhận về nghệ thuật và nội dung, qua đó thể hiện được vẻ đẹp của người anh hùng chống giặc ngoại xâm qua tâm trí tượng tưởng của nhân dân trong buổi đầu dựng nước.
* Cho điểm:
- Cho 1,75 -> 2,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 1,0 -> 1,5 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,25 -> 0,75 điểm: Cảm nhận còn sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: ( 5 điểm ) 
1. Hình thức:
Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả.
Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể về người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, ...)
Biết chọn ngôi kể và thứ tự kể.
2. Nội dung: Bài viết theo dàn bài sau:
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu về người em định kể và ấn tượng của em về người đó.
Thân bài: Kể về người đó theo các ý sau:
Kể, tả về ngoại hình của người đó trong tâm trí em.
Kể về những việc làm, hành động, tính cách, tình cảm của người đó.
Kể về quan hệ của người đó với những người xung quanh.
Kể một kỉ niệm sâu sắc của người đó đối với em.
Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng của em với người thân đó.
3. Biểu điểm:
a) Mở bài ( 0,5 điểm):
Cho 0,5 điểm: đạt như yêu cầu.
Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b) Thân bài ( 4 điểm ):
Cho 3,5-4,0 điểm: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, đủ các ý trên, có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
Cho 2,5-3,25 điểm: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, khá đủ các ý trên, diễn đạt khá lưu loát, có cảm xúc, trình bày rõ ràng.
Cho 1,5-2,25 điểm: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, thiếu một số ý trên, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng.
Cho 0,25-1,25 điểm: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng.
Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c) Kết bài (0,5 điểm):
Cho 0,5 điểm: đạt như yêu cầu.
Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 Lưu ý:- Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Nếu sai từ 5 -> 10 lỗi từ, câu, chính tả, diễn đạt trừ 0,5 điểm. Trên 10 lỗi trừ 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTCON.doc