Đề thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2006-2007 môn thi Ngữ văn - Vòng II

Đề thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2006-2007 môn thi Ngữ văn - Vòng II

Phần A: TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm )

Câu 1: ( 2 điểm )

a) Trong những câu sau, câu nào là câu ghép ?

Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

A. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra.

B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.

C. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít

D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại

b) Câu văn : “ Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ” là loại câu nào ? Hãy chọn phương án trả lời đúng.

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép chính phụ

D. Câu ghép đẳng lập

Câu 2: ( 1 điểm )

a) Tại sao chiếc lá do cụ Bơ Men vẽ ( trong “ Chiếc lá cuối cùng ” – O.Hen-ri )lại được xem là kiệt tác ? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Chiếc lá đó đã đạt đến một trình độ nghệ thuật cao ( vẽ giống như thật )

B. Chiếc lá được vẽ bằng tất cả tài năng, tấm lòng, tình cảm, trái tim giàu lòng nhân ái . và cả sự hi sinh quên mình của cụ Bơ - Men.

C. Chiếc lá đã cứu sống được Giôn – xi.

D. Tất cả các lí do trên

b) Bài thơ “ Khi con tu hú ” của Tố Hữu được khơi gợi từ những cảm xúc của tác giả khi:

A. Nhìn thấy con tu hú

B. Có tiếng con tu hú gọi bầy

C. Mùa hè đến

D. Tiếng tu hú vọng vào nhà ngục

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2006-2007 môn thi Ngữ văn - Vòng II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vòng II
Đề thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2006-2007
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150’
Phần A: trắc nghiệm: ( 6 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )
a) Trong những câu sau, câu nào là câu ghép ?
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
A. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra.
B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.
C. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít
D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại
b) Câu văn : “ Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ” là loại câu nào ? Hãy chọn phương án trả lời đúng.
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu ghép chính phụ
D. Câu ghép đẳng lập
Câu 2: ( 1 điểm )
a) Tại sao chiếc lá do cụ Bơ Men vẽ ( trong “ Chiếc lá cuối cùng ” – O.Hen-ri )lại được xem là kiệt tác ? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
A. Chiếc lá đó đã đạt đến một trình độ nghệ thuật cao ( vẽ giống như thật )
B. Chiếc lá được vẽ bằng tất cả tài năng, tấm lòng, tình cảm, trái tim giàu lòng nhân ái ... và cả sự hi sinh quên mình của cụ Bơ - Men.
C. Chiếc lá đã cứu sống được Giôn – xi.
D. Tất cả các lí do trên
b) Bài thơ “ Khi con tu hú ” của Tố Hữu được khơi gợi từ những cảm xúc của tác giả khi:
A. Nhìn thấy con tu hú
B. Có tiếng con tu hú gọi bầy
C. Mùa hè đến
D. Tiếng tu hú vọng vào nhà ngục
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 3: ( 1 điểm )
Gạch dưới những từ ngữ có giá trị biểu cảm trong đoạn văn sau. Bằng một câu văn, cho biết tác dụng của những từ ngữ đó trong diễn đạt.
“ Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc ”
(“ Lão Hạc” – Nam Cao )
Phần B : tự luận ( 7 điểm )
Câu 1: ( 2 Điểm )
Bình về chữ “ sang ” trong câu thơ:
“ Cuộc đời cách mạng thật là sang ”
( “ Tức cảnh Pắc Bó ”- Hồ Chí Minh )
bằng một trang viết.
Câu 2: ( 5 điểm )
Viết bài văn với nhan đề “ Số phận cuộc đời và nhân cách của người nông dân trong xã hội cũ qua “ Tức nước vỡ bờ ” ( “ Tắt đèn ” – Ngô Tất Tố ) và “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ) 
Đề thi chọn HS giỏi cấp Thành phố – Năm học :2006-2007 –MÔN NGU VĂN
 Thời gian : 150 phút
A/ Tiếng Việt (4 đ )
 Cho các ngữ liệu sau đây 
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều 
Đôi o yếm trắngdải điều thắt lưng . (Ca dao ) 
 Sập sè én liệng lầu không 
Cỏ lan mặt đất , rêu phong dấu giầy. (Nguyễn Du) 
Gái thương chồng, đương đông buổi chợ
Trai thương vợ , nắng quái chiều hôm. (Ca dao)
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu. (Vũ Đình Liên)
 1/ Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong các ngữ liệu trên.
 2/ Chọn một ngữ liệu để phân tích làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ.
 B/ Văn học và tập làm văn (16 đ)
 1. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục.
 2. Giả sử được gặp nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương 
 (trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) khi nhân vật này vừa lập đàn gọi vợ 
 xong, em sẽ nói với Trương Sinh những điều gì?/

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_du_tuyen_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2006_20.doc