Đề thi chọn đội tuyển hsg cấp tỉnh năm học: 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn 9

Đề thi chọn đội tuyển hsg cấp tỉnh năm học: 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn 9

Câu1:(3 điểm) Đọc đoạn văn sau:

 “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ”

 ( Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập một)

a. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn?

b. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn văn?

Câu 2:(3 điểm) Giá trị biểu đạt của việc sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau:

 “ Hoa tàn mà lại thêm tươi

 Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”

 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển hsg cấp tỉnh năm học: 2008 – 2009 môn thi: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đạo tạo
Huyện bá thước
Đề chính thức
Đề thi chọn Đội tuyển hsg cấp tỉnh
Năm học: 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn 9 ( Thời gian:150 phút)
Câu1:(3 điểm) Đọc đoạn văn sau:
	“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”
 ( Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập một)
Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn?
Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn văn?
Câu 2:(3 điểm) Giá trị biểu đạt của việc sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau:
 “ Hoa tàn mà lại thêm tươi
 Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa” 
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 3: ( 4 điểm) ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Hãy lí giải bằng một đoạn văn từ 10-20 dòng)
Câu4:( 10 điểm) Cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ “ Anh trăng” của Nguyễn Duy?
 ( Hết)
 ( Giám thi coi thi không giải thích gì thêm)	
 Hướng dẫn chấm 
 đề thi ngữ văn đội tuyển tỉnh . năm học : 2008 - 2009
Câu 1: ( 3điểm)
 a. Xác định đúng phép lặp : Từ “ lão” ở câu 1,3 4 ( 1 điểm)
 b. Có 2 trường từ vựng:
 - Chỉ bộ phận cơ thể; đầu, mặt mắt, miệng ( 1 điểm)
 - Chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, ngoẹo, mếu, khóc ( 1điểm)
Câu 2: ( 3 điểm)
 - Xác định được phép tu từ là: hoán dụ “ hoa tàn, trăng tàn” chỉ Thuý Kiều ( 1điểm)
 - Phép tương phản: “ hoa tàn- tươi”, “ trăng tàn- hơn mười rằm” ( 0,5 điểm)
 - Điệp ngữ: Tàn, mà lại ( 0,5 điểm)
 - Phân tích giá trị: Trong ngày đoàn viên Kim Trọng đã trân trọng giá trị, vẻ đẹp của Thuý Kiều sau 15 năm lưu lạc. ( 1 điểm)
Câu 3: 
 - Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận giải thích ( 1 điểm)
 - Nội dung: Giải thích vì sao tác giả đặt tên nhan đề này? ý nghĩa của nó là gì? Nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm. Trong truyện ngắn, với vẻ lặng lẽ của Sa pa thơ mộng, hiện lên vẻ đẹp của các nhân vật, chủ yếu là anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và cách nghĩ. Họ là những trí thức cách mạng đang âm thầm lao độn và cống hiến cho quê hương, đất nước. ( 3 điểm)
Câu 4: 
Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, văn phong trôi chảy, không sai quá 3 lỗi chính tả: ( 1 điểm)
Nội dung: Cảm nhận về ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng ở khổ thơ cuối bài thơ ánh trăng. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghiã tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống (3 điểm)
 + “ Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. ( 2 điểm)
 + “ Trăng trăng im phăng phắc” chính là ngươưì bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ ( và mỗi chúng ta). ( 2 điểm)
Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá thì luôn tràn đầy, bất diệt. ( 2 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HSG tinh.doc