Đề thi chọn giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi thcs cấp tỉnh chu kỳ 2009 - 2012 môn thi: Lịch Sử

Đề thi chọn giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi thcs cấp tỉnh chu kỳ 2009 - 2012 môn thi: Lịch Sử

 Nhận định về cao trào cách mạng dân chủ ( 1936- 1939) đồng chí Lê Duẩn viết:

“ Một thời kì đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, bất hợp pháp như hồi 1936- 1939 thật là hiếm có ở một xứ thuộc địa”

( Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng- Nhà xuất bản sự thật Hà Nội ).

Dựa vào những sự kiện lịch sử có chọn lọc, Anh ( chị) hãy :

1. Trình bày bối cảnh lịch sử của thời kì vận động mặt trận dân chủ Đông Dương.

2. Phân tích sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng trong thời kì đó.

3. Phân tích ý nghĩa lịch sử và tác dụng của cao trào này đối với tiến trình cách mạng.

4. Giải thích các khái niệm: đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, chuyển hướng chiến lược, sách lược. Lấy ví dụ để minh hoạ các khái niệm trên./.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi thcs cấp tỉnh chu kỳ 2009 - 2012 môn thi: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Huyện 
Phòng GD& ĐT 
Đề thi chọn giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp tỉnh Chu kỳ 2009- 2012
Môn thi: lịch sử
 (Thời gian : 150 phút)
Đề chính thức
 Nhận định về cao trào cách mạng dân chủ ( 1936- 1939) đồng chí Lê Duẩn viết:
“ Một thời kì đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, bất hợp pháp như hồi 1936- 1939 thật là hiếm có ở một xứ thuộc địa”
( Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng- Nhà xuất bản sự thật Hà Nội ).
Dựa vào những sự kiện lịch sử có chọn lọc, Anh ( chị) hãy :
1. Trình bày bối cảnh lịch sử của thời kì vận động mặt trận dân chủ Đông Dương.
2. Phân tích sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng trong thời kì đó.
3. Phân tích ý nghĩa lịch sử và tác dụng của cao trào này đối với tiến trình cách mạng.
4. Giải thích các khái niệm: đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, chuyển hướng chiến lược, sách lược. Lấy ví dụ để minh hoạ các khái niệm trên./.
UBND Huyện Nghĩa Đàn
Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn
Đáp án đề thi chọn đội tuyển giáo viên dự thi dạy giỏi tỉnh
 ( phần lý thuyết) 
 Môn lịch sử – khối thcs
 Nhiệm kì 2009- 2012
 Thời gian : 150 phút 
Yêu cầu giáo viên viết được mở bài 
 Bất chấp sự khủng bố trắng của quân thù, sau cao trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng ta đã nhanh chóng hàn gắn vết thương, tổ chức lại đội ngũ của mình để kịp thời chuẩn bị đưa cách mạng cả nước bước vào thời kì đấu tranh mới.
Câu 1: 5 điểm
Bối cảnh lịch sử của thời kì vận động mặt trận dân chủ Đông Dương:
* Trong nước: ( 2,5đ)
- Những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) cùng với những thủ đoạn vơ vét bóc lột nặng nề của đế quốc Pháp đè nặng lên đời sống của nhân dân lao động cả đến những nhà tư sản, địa chủ vừa và nhỏ.
Trong khi đó , đế quốc và phong kiến tay sai vẫn thi hành chính sách khủng bố cực kì tàn bạo, hòng tiêu diệt hết mầm mống cộng sản. Kết hợp với thi hành chính sách lừa bịp, mị dân, báo chí chống cộng
- Mặc dù vậy, các tổ chức của Đảng và quần chúng vẫn tìm mọi cách hoạt động trở lại.
- Đảng đã sử dụng một số hình thức đấu tranh công khai hợp pháp để tiếp tục hoạt động gây ảnh hưởng trong nhân dân. Đến tháng 3- 1935 đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao ( Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào mới.
 * Trên thế giới: ( 2,5 đ)
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước. Bon phát xít cùng bè lũ tay chân của chúng đang trở thành nguy cơ lớn đối với nền hoà bình và dân chủ thế giới.
- Trước nguy cơ đó , đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản ( 7- 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước, nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Tháng 5- 1936, mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lên nắm chính quyền , ban bố một số chính sách về tự do dân chủ áp dụng cho các thuộc địa.
Câu 2: 5 điểm.
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng:
Mùa hè năm 1936, hội nghị lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này chưa phải là TDP nói chung mà là bọn thực dân phản động ở thuộc địa và tay sai của chúng không chịu thi hành chính sách của mặt trận nhân dân Pháp.
Đảng chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động thuộc địa Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hoà bình thế giới .
Về hình thức và phương pháp đấu tranh, Đảng chủ trương triệt để lợi dụng những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền , tổ chức, giáo dục quần chúng nhưng vẫn củng cố và phát triển tổ chức bí mật của Đảng.
Để xúc tiến việc thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương, Đảng đưa một bộ phận ra hoạt động công khai để tập hợp lực lượng. Hội cứu tế, hội ái hữu, đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương, hội cứu tế bình dân, các tổ chức ái hữu, các hội quần chúng ở thành thị và nông thôn, hội truyền bá quốc ngữ được thành lập và đẩy mạnh hoạt động. Đảng đã gửi thư hoặc phát biểu trên báo chí công khai của Đảng, kêu gọi các đảng phái, các tổ chức hoặc cá nhân tến bộ thuộc các tầng lớp trong xã hội ( trí thức, phong kiến, tư sản, địa chủ) liên hiệp hành động với Đảng vì lợi ích chung của dân tộc.
Các phong trào đấu tranh thời kì này: Cuộc vận động Đông Dương đại hội, bãi công của công nhân, nông dân, cuộc mít tinh kỉ niệm ngày 1/5 tại Quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội năm 1938, đấu tranh trên lĩnh vực sách báo nghị trường.
Câu 3 : 5 điểm
ý nghĩa lịch sử và tác dụng của cao trào cách mạng:
- Cuộc vận động thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương thật sự là một cao trào dân chủ rộng lớn. Qua cao trào này uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
- Chủ nghĩa Mác- Lê- Nin, đường lối chính sách của Đảng và của Quốc tế cộng sản được phổ biến rộng rãi .
- Sách báo hợp pháp của Đảng và của mặt trận dân chủ đã có tác dụng rộng lớn trong việc động viên , giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và những hoạt động phá hoại của bọn phản động khác, làm cho chúng càng bị cô lập.
- Việc Đảng lợi dụng những khả năng hợp pháp để hoạt động kể cả những hoạt động ở các viện dân biểu và hội đồng Quản hạt là một thắng lợi lớn của những người cộng sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
- Qua cao trào đòi tự do dân chủ , cải thiện đời sống nhân dân, Đảng đã động viên, giáo dục và xây dựng được một “ đội quân chính trị”gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo.
 Rõ ràng cao trào cách mạng 1936- 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai tiếp sau cuộc tổng diễn tập 1930- 1931 chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945.
Câu 4: 5 điểm
Đường lối chiến lược tức là đường lối chính trị, là một chương trình hành động cách mạng để đạt những mục tiêu đã định sẵn.
Trong hội nghị hợp nhất Đảng ông Nguyễn ái Quốc đã đưa ra đường lối chiến lược là “ làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, tiến tới xã hội cộng sản”.
Chỉ đạo chiến lược: có nghĩa là đường lối chiến lược được cụ thể hoá qua từng giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử , sự hiện diện của đường lối chiến lược có nội dung khác nhau, mỗi nội dung phải phù hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn lịch sử. Chương trình cụ thể hoá đường lối chiến lược như sau: 
Giai đoạn 1936- 1939, lần đầu tiên đường lối chiến lược được cụ thể hoá, nội dung là tạm gác hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong, để thực hiện mục tiêu trước mắt “ tự do- cơm áo- hoà bình”
Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: khi hết một giai đoạn lịch sử , tình hình trong nước cũng như quốc tế đã thay đổi nội dung chỉ đạo chiến lược đó không còn phù hợp nữa nên phải thực hiện chỉ đạo chiến lược trong tình hình mới gọi là chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Cụ thể ở giai đoạn 1936- 1939 có nội dung tạm gác hai nhiệm vụ chiến lược, sang giai đoạn 1939- 1945 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ phản phong xuống hàng thứ yếu.Đây là một chủ trương đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của xã hội Việt Nam.
Chuyển hướng chiến lược: tức là vứt bỏ chiến lược này để thực hiện một chiến lược khác vì chiến lược ấy không phù hợp với thực tiễn của cách mạng nên phải bỏ nó đi. Hội nghị trung ương lần thứ 8 có một tầm quan trọng đặc biệt , nó hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra từ hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 ( 11- 1939) .Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng tám.
Sách lược: là biện pháp, là hành động cụ thể xảy ra trong từng trận đánh, từng chiến dịch. Sách lược không cố định, ngược lại nó thường xuyên liên tục thay đổi, cốt sao cho trận đánh có hiệu quả .Trong hoàn cảnh trận đánh gặp trắc trở sách lược cũng được áp dụng có thể rút lui để bảo toàn lực lượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thi GVG.doc