Câu 1 (6 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ . Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh,
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HUYỆN ĐÔNG HẢI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh, Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2 (14 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Mù lòa nhưng tấm lòng Nguyễn Đình Chiểu vằng vặc sáng như sao Bắc Đẩu”. Bằng hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ lớn Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010 Môn: NGỮ VĂN Câu 1 (6 điểm): Yêu cầu thí sinh trình bày bố cụ rõ ràng nêu bật tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Tác giả sử dụng hàng loạt từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm; để miêu tả cảnh vật từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, từ hình ảnh màu sắc đến âm thanh; điệp ngữ “buồn trông” tạo nên nhịp điệu dồn dập, làm Kiều cảm thấy nỗi buồn như dâng lên lớp lớp, như vây bủa nàng, khiến nàng hoảng sợ tuyệt vọng * Lưu ý: Học sinh có thể nêu cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ theo cách cảm nhận riêng của mình. Giám khảo có thể chấm linh động theo sự sáng tạo của học sinh. Câu 2 (14 điểm): *. Mở bài: Học sinh có thể mở bài trực tiếp, gián tiếp hoặc phản đề tùy vào hiệu quả khơi mở vấn đề cho phần thân bài. (2 điểm) *. Thân bài: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần làm nổi bật 2 nội dung sau: - Ý 1: Nêu được những hiểu biết sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu, cụ thể như sau: + Năm sinh, năm mất, quê quán, cuộc đời bất hạnh. (1 điểm) + Nghị lực sống phi thường. (1 điểm) + Con đường mà ông lựa chọn để cống hiển cho đời. (1 điểm) - Ý 2: Sự nghiệp văn chương là một minh chứng hung hồn cho sự cống hiền và tấm lòng vằng vặc như sao Bắc Đẩu của ông (4 điểm) + Tiêu biểu là truyện Lục Vân Tiên. Tác phẩm của ông không gân guốc, không gai góc mà mộc mạc, giản dị nhưng có sức lan tỏa xuyên thấm lòng người với quan niệm sống cao đẹp. “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng" Đó là lẽ sống cao thượng của bậc đại trượng phu hoặc: “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn" + Phần mở rộng và nâng cao: học sinh đưa thêm những hiểu biết ngoài chương trình học. Ví dụ: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc Chạy Tây Xúc cảm. (3 điểm) *. Kết bài: Học sinh khẳng định lại vấn đề, từ đó đúc rút ra được một khái niệm sống đẹp cho bản thân. (2 điểm)
Tài liệu đính kèm: