Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ văn lớp 8

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ văn lớp 8

Câu 1: Trỡnh bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mó

 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

 Rướn thân trắng bao la thõu gúp giú .”

( Quê Hương – Tế Hanh)

Câu 2: Nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, có ý kiến: “Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Dựa vào bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&ĐT yên thành 
đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn- lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
..
Câu 1: Trỡnh bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mó 
 Phăng mỏi chốo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cỏnh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thõn trắng bao la thõu gúp giú..”
( Quờ Hương – Tế Hanh)
Câu 2: Nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, có ý kiến: “Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Dựa vào bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Người ra đề
 Nguyễn Hữu Tuyên
đáp án và biểu điểm chấm ngữ văn lớp 8
Câu
Kiến thức
Điểm
1
4 đ
a
Về nội dung
3 đ
a 1
a 2
a 2.1
a 2.2
a 2.3
a 3
a 3.1
a 3.2
Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ
Hình ảnh con thuyền được miêu tả với nhiều sáng tạo
+ So sánh con thuyền với con tuấn mã diễn tả sự mạnh mẽ
 + Việc sử dụng các từ ” hăng “,” phăng “,” vượt “ để diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi
 + Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những chàng trai ra khơi đánh cá, phấn khởi, tự tin 
Hình ảnh cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo độc đáo
+ So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng, giữa cái cụ thể với cái trừu tượng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị
+ Đó là tình yêu quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh
0,5đ
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1 đ
0,5đ
0,5đ
b
Về hình thức
1đ
Biết cách trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát
1đ
2
6 đ
a
Về nội dung:
5 đ
a 1
a 1.1
a 1.2
Mượn lời con hổ, tác giả thể hiện thực tại tầm thường, tù túng
+ Chán ghét, khinh bỉ lũ người hèn hạ, đắc thế; lũ gấu, báo dỡ hơi vô tư lự không ý thức cảnh ngộ giam cầm tù túng-> Tâm trạng bất bình với thực tại thực tại cuộc sống tù túng
+ Niềm uất hận của hổ kéo dài theo thời gian, trải rộng theo không gian: ghét cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối, đơn điệu, tẻ nhạt, bắt chước vẻ hoang vu-> cuộc sống bế tắc
2đ
1đ
1đ
a 2
a 2.1
a 2.2
a 2.3
Mượn lời con hổ, tác giả thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt
+ Hồi tưởng về quá khứ huy hoàng: Cảnh sơn lâm đẹp đẽ, hùng vĩ mà trong đó hổ chính là chúa tể.
+ Khát vọng đó được cất lên thành tiếng gọi tha thiết: ”Hỡi oai linhta vùng vẫy ngày xưa“.Hổ hướng về quá khứ ” Ta đươngcủa ta ơi “
+ Quá khứ huy hoàng rực rỡ đang vẫy gọi, chúa tể sơn lâm càng ý thức cuộc sống tù túng, thân phận làm đồ chơi trong hiện tại thì khát vọng tự do càng cháy bỏng 
3đ
1đ
1đ
1đ
b
Về hình thức
1đ
b 1
b 2
 - Mở bài và Kết bài hợp lí
 - Biết viết thành một bài văn nghị luận chứng minh, bố cục sáng rõ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả
0,5
O,5đ
 Người lập đáp án và biểu điểm
 Nguyễn Hữu Tuyên

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI VA DAP AN HOC KI II LOP 9.doc