Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện môn sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện môn sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu I :

 a ) Một loài có bộ NST 2n = 20 . Hãy ghi công thức bộ gen và dự đoán có bao nhiêu NST khi ở thể 1 nhiễm , thể 3 nhiễm , thể 4 nhiễm , thể 3 nhiễm kép , thể 1 nhiễm kép , thể không nhiễm .

 b) Ở loài chuột xám có bộ NST 2n = 22 . Hãy mô tả bộ NST cuả tế bào 2n của chuột xám đực và chuột xám cái .

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1350Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện môn sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI giáo viên GIỎI CẤP HUYỆN 
 Nga sơn BẬC THCS NĂM HỌC 20 – 20
 MÔN SINH HỌC 
 LỚP 9 
 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu I :
 a ) Một loài có bộ NST 2n = 20 . Hãy ghi công thức bộ gen và dự đoán có bao nhiêu NST khi ở thể 1 nhiễm , thể 3 nhiễm , thể 4 nhiễm , thể 3 nhiễm kép , thể 1 nhiễm kép , thể không nhiễm . 
 b) Ở loài chuột xám có bộ NST 2n = 22 . Hãy mô tả bộ NST cuả tế bào 2n của chuột xám đực và chuột xám cái . 
Câu II :
Trong một trại nuôi cá khi thu hoạch người ta thu được 1500 con . Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh . Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 60 % và trứng là 40% 
Câu III : 
 Tại sao nói quy luật liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập ?
Câu IV: 
 a ) Vì sao m ARN được xem là bản sao của gen cấu trúc ? 
 b ) Phân biệt quá trình phiên mã và tự sao của axit nuclêic.
Câu V : 
 Bệnh mù màu đỏ và lục do một loại gen kiểm soát . Người vợ bình thường lấy chồng bình thường , sinh được 4 người con ( 3 trai , một gái ) . Trong đó 3 người con trai đều bị bệnh mù màu. Người con gái bình thường của cặp vợ chồng này lấy chồng bình thường sinh được 2 con trai đều bị mù màu. 
 a) Bệnh mù màu này do gen trội hay lặn quy định . Giải thích?
 b) Gen quy định bệnh này nằm trên NST thường hay NST giới tính. 
 c) Xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên. 
Câu VI : 
 Một gen có chiều dài 5100A0 . Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen . Biết rằng số lượng nuclêôtit loại X nhỏ hơn 2 lần so với số lượng loại nuclêôtit không bổ sung với nó . 
Câu VII : 
 Một loài có bộ NST 2n = 24. Một hợp tử sau khi thụ tinh nguyên phân liên tiếp 1 số lần , đã tạo ra 256 tế bào con mới .
 a) Hãy xác định số lần nguyên phân của hợp tử này .
 b) Tế bào của loài đang ở kỳ sau của nguyên phân, tế bào đó có bao nhiêu NST .
Câu VIII : 
 Khi cho lai hai giống lúa thuần chủng hạt gạo đục , chín sớm với hạt gạo trong, chín muộn thu được F1 toàn cây có hạt gạo đục, chín sớm . Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 .
 Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 . Biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
 --------------------------------- Hết ----------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI giáo viên GIỎI CẤP HUYỆN 
 Nga sơn BẬC THCS NĂM HỌC 20 – 20
 MÔN SINH HỌC 
 LỚP 9
 Câu
Đáp án
 Điểm
I
( 3.0 đ) 
 a ) Một loài có bộ NST 2n = 20 .
 Công thức bộ gen và số NST được dự đoán là :
 + Thể một nhiễm : 2n – 1 = 19
 + Thể 3 nhiễm : 2n + 1 = 21
 + Thể 4 nhiễm : 2n + 2 = 22
 + Thể không nhiễm : 2n – 2 = 18 
 + Thể 3 nhiễm kép : 2n + 1+ 1 = 22
 + Thể 1 nhiễm kép : 2n – 1 – 1 = 18 
 b) Ở loài chuột xám có bộ NST 2n = 22 , xếp thành 11 cặp NST . Trong đó có 10 cặp NST thường ký hiệu là 20A và một cặp NST giới tính ký hiệu là XX hoặc XY .
 + Trong tế bào chuột xám đực có 20 NST thường và một cặp NST giới tính XY
( không tương đồng ) . Ký hiệu là 20A + XY. 
 + Trong tế bào chuột xám cái có 20 NST thường và một cặp NST giới tính XX 
( tương đồng ) . Ký hiệu 20A + XX. 
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
II
( 2,5 đ )
III
( 1,5 đ )
Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh là :
Một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử .
1500 con cá = 1500 hợp tử = 1500 trứng = 1500 tinh trùng .
Số tế bào sinh tinh :
+ Số tinh trùng ban đầu : Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 60 % nên ta có .
 Nếu có 100 tinh trùng ban đầu thì có 60 tinh trùng trực tiếp được thụ tinh .
 Vậy cần x ←---------------------------1500 tinh trùng .
 x = ( tinh trùng ).
+ Số tế bào sinh tinh cần :
 Một tế bào sinh tinh cho ra 4 tinh trùng 
 x ← ----------------------2500 tinh trùng 
 x = ( tế bào sinh tinh ) .
 - Số tế bào sinh trứng : 
 + Số trứng ban đầu : Vì hiệu suất thụ tinh của trứng có 40 % nên ta có .
 Nếu có 100 trứng ban đầu thì có 40 trứng trực tiếp được thụ tinh .
 Vậy cần x ←----------------------1500 trứng.
 x = ( trứng )
 + Số tế bào sinh trứng cần là :
 Một tế bào sinh trứng chỉ cho một trứng thụ tinh .
 x ←----------------------------3750 trứng 
 x = ( tế bào sinh trứng )
 Quy luật liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập vì : Các cặp gen nằm trên các NST khác nhau thì di truyền theo quy luật phân li độc lập . Khi các cặp gen cùng nằm trên 1 NST thì các gen này di truyền theo quy luật di truyền liên kết . Như vậy , di truyền liên kết không mâu thuẫn với di truyền phân li độc lập . Hay quy luật liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập . 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5đ
IV
( 3,5 đ )
 a ) mARN là bản sao của gen cấu trúc vì : Trình tự các nuclêotit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc ( mạch tổng hợp ra mARN ) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện , trừ một chi tiết là T
( timin) trên mạch khuôn được thay bằng U ( uraxin) . Vì vậy mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc . 
 b ) Phân biệt quá trình phiên mã ( tổng hợp mARN ) với quá trình tự sao ( nhân đôi của ADN ) của axit nuclêic .
mARN
ADN
- Xảy ra khi tế bào cần tổng hợp protêin.
- Gen tháo xoắn 2 mạch đơn ( tương ứng với từng gen ) tách rời nhau .
- A của ADN liên kết với U của môi trường nội bào .
- Chỉ có một đoạn ADN dùng làm khuôn tổng hợp nhiều phân tử mARN cùng loại.
- Mạch mARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra tế bào chất .
- Diễn ra theo 2 nguyên tắc : Nguyên tắc bổ sung , nguyên tắc khuôn mẫu .
- Xảy ra trước khi phân bào .
- Toàn bộ hai mạch đơn của ADN tách rời 
- A của ADN sẽ liên kết với T ở môi trường nội bào .
- Cả hai mạch đơn của ADN đều được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp nên hai ADN con giống với ADN mẹ .
- Một mạch của ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp tạo thành phân tử ADN mới .
- Diễn ra theo 3 nguyên tắc : Nguyên tắc bổ sung , nguyên tắc khuôn mẫu , nguyên tắc bán bảo toàn .
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
V
( 2,5 đ )
 a ) Bệnh mù màu do gen lặn quy định . Vì bố mẹ đều bình thường nhưng sinh con mắc bệnh .
 b ) Bệnh mù màu có liên quan đến NST giới tính vì gen gây bệnh nằm trên NST X 
( không có gen tương ứng trên Y. )
 c ) Kiểu gen của người trong gia đình :
 + Gọi gen A quy định không mắc bệnh mù màu .
 + --------- a ------------ mắc bệnh mù màu .
 + Vì bố không bị bệnh mù màu nên có kiểu gen : XAY .
 + Mẹ không bị mù màu nhưng con trai bị bệnh mù màu ( XaY ) nên mẹ truyền cho con trai giao tử Xa do đó kiểu gen của mẹ là : XAXa .
 + Con gái của gia đình này phải có kiểu gen XAXa vì con gái lấy chồng sinh được 2 con trai cùng mắc bệnh mù màu ( XaY ).
 + Vậy kiểu gen của bố : XAY .
 + Vậy kiểu gen của mẹ và con gái là : XAXa
 + Vậy kiểu gen của con trai và cháu trai : XaY
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
VI
( 2,0 đ )
Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen .Gọi L là chiều dài của gen. 
Áp dụng công thức : L = x 3,4 ( L = 5100 A0 )
→ N = x 2 = x 2 = 3000 ( nuclêôtit )
- Theo NTBS : ta có N = 2 X + 2 T ( 1)
Theo bài ra : T = 2 X ( 2)
Từ ( 1) ( 2) → N = 2 X + 2 x 2 X.
 → X = = 500 ( nuclêôtit )
 → T = 2 x 500 = 1000 ( nuclêôtit )
 - Theo NTBS : A = T ; G = X 
→ Số lượng mỗi loại nucleotit : A = 1000(nuclêôtit) G = 500 (nuclêôtit)
 T = 1000(nuclêôtit ) X = 500 (nuclêôtit )
 0,5 đ
 0,5 đ
 0,5 đ
0,5 đ
VII
( 2,0 đ )
 a ) Số lần nguyên phân của hợp tử :
 Gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử .
 Ta có : 2x = 256 ( tế bào ) 
 → 2x = 28 → x = 8 ( lần nguyên phân )
 b ) Kỳ sau của nguyên phân có : 2 x 2n = 2 x 24 = 48 NST đơn
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
VIII
( 3,0 đ )
Do F1 thu được toàn cây có hạt gạo đục , chín sớm chứng tỏ đây là những tính trạng trội hoàn toàn .
Quy ước gen : Gọi A ( tính trạng trội ) hạt gạo đục 
 Gọi a ( tính trạng lặn ) hạt gạo trong 
 Gọi B ( tính trạng trội ) chín sớm 
 Gọi b ( tính trạng lặn ) chín muộn.
P có kiểu gen : Hạt gạo đục, chín sớm : AABB.
 Hạt gạo trong, chín muộn : aabb 
Sơ đồ lai : 
 P : Hạt đục ,chín sớm x Hạt trong, chín muộn 
 AABB aabb
 Gp: AB ab
 F1 : AaBb ( hạt đục, chín sớm )
 F1 x F1 : Hạt đục ,chín sớm x Hạt đục ,chín sớm 
 AaBb AaBb
 GF1: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab
 ♂ 
♀
AB
Ab
aB
ab
 AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
 Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
 aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
 ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ KG : 9 A- B- : 3 A- bb: 3 aaB- : 1aabb
Tỉ lệ KH : 9 hạt đục, chín sớm : 3 hạt đục, chín muộn : 3 hạt trong, chín sớm : 1 hạt trong, chín muộn .
0,5 đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
0,75 đ
0,25 đ
0, 25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi co dap an.doc