Đề thi học kì I năm học 2010 – 2011 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thượng Phùng

Đề thi học kì I năm học 2010 – 2011 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thượng Phùng

 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).

 “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

 (Nguyễn Du)

Câu 1 ( 0,5 đ): Hai câu thơ trên miêu tả ngoại hình của nhân vật nào?

A. Thuý Kiều C. Mã Giám Sinh

B. Thuý Vân D. Kim Trọng

Câu 2 ( 0,5 đ ): Ngoại hình của nhân vật trong hai câu thơ trên được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật gì?

A. Hiện thực C. Trữ tình

B. Lãng mạn D. Ước lệ

Câu 3 ( 0,5 đ): Em đồng ý với cách giải thích nào về nghĩa của từ đoan trang?

A. Hiền lành ,xinh đẹp.

B. Dịu dàng nết na.

C. Nghiêm trang ,đứng đắn (Chỉ nói về phụ nữ)

D. Nết na, thuỳ mỵ,xinh đẹp.

Câu 4 ( 0,5 đ): Trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã không sử dụng:

 A . Kết hợp giữa kể ,bình luận và chứng minh

 B . Phép nói quá

 C . Phép so sánh sử dụng nhiều từ Hán Việt

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I năm học 2010 – 2011 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thượng Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN MÈO VẠC
Trường THCS Thượng Phùng
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Năm học : 2010 – 2011
MÔN : NGỮ VĂN 9
(Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề )
 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).
 “Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
 (Nguyễn Du)
Câu 1 ( 0,5 đ): Hai câu thơ trên miêu tả ngoại hình của nhân vật nào?
Thuý Kiều C. Mã Giám Sinh
Thuý Vân D. Kim Trọng
Câu 2 ( 0,5 đ ): Ngoại hình của nhân vật trong hai câu thơ trên được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật gì?
 Hiện thực C. Trữ tình
Lãng mạn D. Ước lệ
Câu 3 ( 0,5 đ): Em đồng ý với cách giải thích nào về nghĩa của từ đoan trang? 
Hiền lành ,xinh đẹp.
Dịu dàng nết na.
Nghiêm trang ,đứng đắn (Chỉ nói về phụ nữ)
Nết na, thuỳ mỵ,xinh đẹp.
Câu 4 ( 0,5 đ): Trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã không sử dụng:
 A . Kết hợp giữa kể ,bình luận và chứng minh
 B . Phép nói quá
 C . Phép so sánh sử dụng nhiều từ Hán Việt
II. TỰ LUẬN ( 8 điểm )
Câu 1: ( 3,0 điểm ) 
Xác định biện pháp tu từ của đoạn thơ sau và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 2 : ( 5 điểm ) 
 Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN MÈO VẠC
Trường THCS Thượng Phùng
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
Năm học : 2010 – 2011
MÔN : NGỮ VĂN 9
( Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề)
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
 Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1
Chọn B
0.5 đ
Câu 2
Chọn D
0.5 đ
Câu 3
Chọn C
0.5 đ
Câu 4
Chọn B
0.5 đ
II. TỰ LUẬN ( 8 điểm )
Câu1:(3,0điểm)
Phân tích giá trị biểu đạt:
- Phép nhân hóa độc đáo: “ mặt trời xuống biển”. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp “như hòn lửa”. Về hướng tây, mặt trời chìm xuống mặt biển như một khối lửa đỏ rực. Ánh sáng tắt đến đâu, hoàng hôn ngập tràn đến đó. ( 1,0 đ)
- Rồi màn đêm sụp xuống. Phép nhân hóa tiếp tục được sử dụng với các động từ dứt khoát: “cài”; “sập”. (1,0 đ)
- Hình ảnh hai câu thơ sau như đối lập với hai câu thơ đầu. Vũ trụ nghỉ ngơi, con người hoạt động. Thiên nhiên tĩnh lặng, con người lao động khẩn trương, náo nhiệt. ( 1,0đ) 
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản :
 a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
 b. Cảm nhận được 2 luận điểm sau :
 * Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
 * Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_nam_hoc_2010_2011_mon_ngu_van_9_truong_thcs.doc