ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN : NGỮ VĂN , LỚP 9
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giáo đề )
A. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm)
Câu 1 : Chọn một chữ cái có đáp án đúng rồi ghi ra giấy thi .
1.1 Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ gì?
A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do
1.2 Hình ảnh “ hàng tre” và “ mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là hình ảnh gì?
A.Tả thực. B. Ẩn dụ. C. Tượng trưng. D. Vừa tả thực vừa ẩn dụ .
1.3 Đoạn mở đầu văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” tác giả Nguyễn Đình Thi có viết: “ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư , một lời nhắn nhủ , anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh ”. “Anh” là ai?
A. Tác giả B. Người đọc . C. Văn nghệ D. Nhân vật trong tác phẩm
1.4 Theo tác giả Vũ khoan , hành trang quan trọng nhất của chúng ta khi bước vào thế kỉ mới là gì :
A. Tiền bạc B. Tư trang C. Bản thân con người . D. Học vấn
1.5 Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú:
A. Bác tôi, người đứng bên phải, là một cựu chiến binh. C. Chao ôi, Đêm trăng đẹp quá!
C. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa . D. Lan ơi , có nhà không?
1.6 Phần trích sau sử dụng phương tiện liên kết nào?
"Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát." ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê)
A. Dùng phép lặp từ ngữ B. Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa C. Dùng phép nối D. Dùng từ trái nghĩa
1.7 Đoạn văn trích truyện“Những ngôi sao xa xôi” giới thiệu với người đọc điều gì ?
A. Vẻ đẹp của một cô gái trên một cao điểm Trường Sơn.
B.Tâm hồn cao đẹp, tinh thần dũng cảm, lạc quan của ba cô gái
C. Kể về tuổi thơ của Phương Định.
D. Cuộc sống , chiến đấu của ba cô gái trên cao điểm Trường Sơn.
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN , LỚP 9 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giáo đề ) A. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Câu 1 : Chọn một chữ cái có đáp án đúng rồi ghi ra giấy thi . 1.1 Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ gì? A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do 1.2 Hình ảnh “ hàng tre” và “ mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là hình ảnh gì? A.Tả thực. B. Ẩn dụ. C. Tượng trưng. D. Vừa tả thực vừa ẩn dụ . 1.3 Đoạn mở đầu văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” tác giả Nguyễn Đình Thi có viết: “ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư , một lời nhắn nhủ , anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh ”. “Anh” là ai? A. Tác giả B. Người đọc . C. Văn nghệ D. Nhân vật trong tác phẩm 1.4 Theo tác giả Vũ khoan , hành trang quan trọng nhất của chúng ta khi bước vào thế kỉ mới là gì : A. Tiền bạc B. Tư trang C. Bản thân con người . D. Học vấn 1.5 Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú: A. Bác tôi, người đứng bên phải, là một cựu chiến binh. C. Chao ôi, Đêm trăng đẹp quá! C. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa . D. Lan ơi , có nhà không? 1.6 Phần trích sau sử dụng phương tiện liên kết nào? "Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát." ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) A. Dùng phép lặp từ ngữ B. Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa C. Dùng phép nối D. Dùng từ trái nghĩa 1.7 Đoạn văn trích truyện“Những ngôi sao xa xôi” giới thiệu với người đọc điều gì ? A. Vẻ đẹp của một cô gái trên một cao điểm Trường Sơn. B.Tâm hồn cao đẹp, tinh thần dũng cảm, lạc quan của ba cô gái C. Kể về tuổi thơ của Phương Định. D. Cuộc sống , chiến đấu của ba cô gái trên cao điểm Trường Sơn. 1. . Các câu thơ: "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến" sử biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê và ẩn dụ. B. Điệp ngữ và hoán dụ. . C . Điệp ngữ D . Điệp ngữ và ẩn dụ. Câu 2 : Nối cột A với cột B sao cho phù hợp tác giả và tác phẩm . A Nối B 1. Bàn về đọc sách 1+ a. Nguyễn Đình Thi 2.Tiếng nói văn nghệ 2+ b. Y Phương 3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới 3+ c. Chu Quang Tiềm 4.Nói với con 4+ d. Vũ Khoan B. Tự luận : Câu 1( 1,0đ) Phân tích cấu trúc ngữ pháp để chỉ ra cái mới và cái hay trong hai câu thơ sau : “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc .” ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Câu 2 : Cảm nhận của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , qua đoạn trích Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (Hết .) ĐÁP ÁN : Trắc nghiệm Câu 1 : 2, 0 đ , mỗi ý đúng 0,25 đ 1. D 2. D 3. C 4. D 5. A 6.A 7. D 8. C Câu 2: nối : A Nối B 1.Bàn về đọc sách .c a. Nguyễn Đình Thi 2.Tiếng nói văn nghệ ..a b. Y Phương 3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới .d c. Chu Quang Tiềm 4. Nói với con .b d. Vũ Khoan Tự luận : Câu 1: 2,0 đ thực hiện được các yêu cầu sau : - Phân tích ngữ pháp câu thơ đúng ( 1,0 đ) : Mọc giữa dòng sông xanh // một bông hoa tím biếc VN CN Nhận xét : Có hiện tượng đảo ngữ vị ngữ đứng ở đầu câu để nhấn mạnh và làm nổi bật sự xuất hiện của bông hoa tím biếc giữa dòng sông xanh ( 0,5 đ) . Thể hiện được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân về (0,5đ) Câu 2: 1. Yêu cầu về nội dung : Bài viết có thể linh hoạt về kiểu bài, nhưng cần làm rõ các nội dung : - Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh mất mát mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong phải chịu đựng. - Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời. + Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung, trong sáng hồn nhiên của tuổi trẻ. + Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang, quả cảm. + Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng sẻ chia với nhau trong cuộc sống chiến đấu thiếu thốn và gian khổ, hiểm nguy. + Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh, cống hiến tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước. + Tâm hồn đầy lãng mạn, mơ mộng. - Hình ảnh các nữ thanh niên xung phong hiện lên trong tác phẩm thật chân thực, sinh động và có sức thuyết phục với người đọc. - Qua hình ảnh của họ, chúng ta càng hiểu thêm lịch sử hào hùng của dân tộc, hiểu và khâm phục hơn về một thế hệ cha anh đã: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai - Liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh đi trước trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. 2. Yêu cầu hình thức: - Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. - Các đoạn văn từng phần viết phải đúng đặc điểm - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc, bài viết phải bám vào các chi tiết , hình ảnh trong đoạn trích . - Tránh sai những lỗi diến đạt thông thường. Biểu điểm : Đạt tất cả những yêu cầu về nội dung, hình thức nêu trên đạt 5,0 điểm Có hạn chế về diễn đạt ,lỗi chính tả khong đáng kể cho điểm 4,0, Hạn chế về kĩ năng ,về cách làm bài , hạn chế về nội dung .. Tùy mức độ hạn chế GV vận dụng trừ điểm cho phù hợp - Trường hợp lạc đề , hoặc bỏ giấy trắng cho không điểm ( 0 )
Tài liệu đính kèm: