Câu 1: Quần xã có các đặc điểm cơ bản về:
A Loài đặc trưng, loài ưu thế.
B Độ thường gặp, độ đa dạng.
C Số lượng và thành phần các loài sinh vật.
D Số lượng loài, độ nhiều.
Câu 2 Nội dung sử dụng đất luật bảo vệ môi trường qui định như thế nào ?
A Có qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất. B Nghiêm cấm bón phân quá mức, phá rừng.
C Cấm đổ rác bừa bãi, cải tạo đất. D Không khai thác đất quá mức, làm đất bạc màu.
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9 (đề 2) THỜI GIAN: 45 PHÚT (KKTGPĐ) I.Xác định mục tiêu đề kiểm tra. Dành cho mọi đối tượng học sinh II. Hình thức kiểm tra 50% trắc nghiệm, 50% tự luận III.Xác định nội dung lập ma trận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Ứng dụng di truyền học( bài 34- bài 39) 6 tiết Nêu được ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt, các bước trong thao tác giao phấn ở lúa Hiểu được nguyên nhân tạo ưu thế lai Phân biệt được phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng. 10% = 1 điểm 50% = 0,5 điểm 25% = 0,25 điểm 25% = 0,25 điểm 2. Sinh vật và môi trường. 6 tiết Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, nhận biết các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt - Hiểu được các đặc điểm của lá ở cây ưa sáng. - Trình bày những ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của thực vật. -Phân biệt được các mối quan hệ của những sinh vật khác loài thông qua ví dụ. - Hiểu được thế nào là cộng sinh Lấy ví dụ về mối quan hệ cộng sinh 30%= 3 điểm 16,7% = 0,5điểm 41,6% = 1,25 điểm 25% = 0,75 điểm 16,7% = 0,5điểm 3. Hệ sinh thái 6 tiÕt - Nêu được đặc điểm của nhóm tuổi sinh sản trong quần thể, các dấu hiệu điển hình của một quần xã. - Biết được có mấy thành phần chủ yếu trong 1 hệ sinh thái. Hiểu được khái niệm chuỗi thức ăn. -Phân biệt được đâu là chuỗi thức ăn. - Vận dụng vẽ lưới thức ăn với các sinh vật đã cho. 20%= 2điểm 37,5% = 0,75 điểm 25% = 0,5điểm 12.5% = 0,25điểm 25% = 0,5điểm 4. Con người, dân số và môi trường 05 tiÕt Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường, các dạng tài nguyên tái sinh Trình bày được những hậu quả của việc phá rừng Hiểu được vì sao phải gìn giữ thiên nhiên hoang dã. 10%= 1 điểm 50% = 0,5 điểm 25% =0,25 điểm 25% = 0,25 điểm 5. Bảo vệ môi trường. 04 tiÕt - Biết được luật môi trường qui định về nội dung sử dụng đất, hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng phong phú nhất. - Nhận biết được biện pháp quan trọng sử dụng hợp lí tài nguyên nước. - Hiểu được y nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. Phân biệt được nội dung nào không có hiệu quả của công tác thủy lợi. 30%=3điểm 25%=0,75đ 66,7% =2 điểm 8,3% = 0,25 điểm Tổng số câu 27 Tổng số điểm 100 % =10 điểm 12 câu 3 điểm 30 % 7 câu 4,25 điểm 42,5 % 5 câu 1,5 điểm 15% 3 câu 1,25 điểm 12,5% IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận A.TRẮC NGHIỆM ( 5Đ). Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: Quần xã có các đặc điểm cơ bản về: A Loài đặc trưng, loài ưu thế. B Độ thường gặp, độ đa dạng. C Số lượng và thành phần các loài sinh vật. D Số lượng loài, độ nhiều. Câu 2 Nội dung sử dụng đất luật bảo vệ môi trường qui định như thế nào ? A Có qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất. B Nghiêm cấm bón phân quá mức, phá rừng. C Cấm đổ rác bừa bãi, cải tạo đất. D Không khai thác đất quá mức, làm đất bạc màu. Câu 3: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là? A Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi. B Tạo ra nhiều giống có năng suất cao, dễ trồng. C Hay nhầm với thường biến nên dễ thích nghi. D Kiểm tra được kiểu gen, kết quả nhanh. Câu 4: Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật hằng nhiệt ? A Chim, thú. B Thú, chim, bò sát. C Chim, thú, nấm, bò sát. D Thú , lưỡng cư, bò sát. Câu 5: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học phong phú nhất. A Các hệ sinh thái thảo nguyên. B Các hệ sinh thái đồng bằng C Các hệ sinh thái rừng. D Các hệ sinh thái hoang mạc. Câu 6: Nội dung nào không đúng với hiệu quả của sự tăng cường công tác thủy lợi ? A Tăng năng suất cây trồng. B Mở rộng diện tích trồng trọt. C Hạn chế lũ lụt, hạn hán. D Hạn chế sói mòn đất. Câu 7: Các ví dụ sau đây đâu là chuỗi thức ăn ? A Sâuà cỏ àbọ ngựa àrắn. B Cỏà sâuà bọ ngựaà rắn. C Sâu àcầyà đại bàng àvi sinh vật. D Chuộtà mèoà rắn. Câu 8: Ví dụ : vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu. Em cho biết ví dụ này thuộc mối quan hệ nào ? A Cạnh tranh. B Hỗ trợ. C Cộng sinh. D Hội sinh. Câu 9: Giới hạn sinh thái là? A Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhóm nhân tố sinh thái . B Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C Giới hạn mà cơ thể sinh vật có thể chịu đựng. D Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật với môi trường. Câu 10: Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào được xem là cơ bản? A Gây đột biến nhân tạo. B Tạo giống đa bội thể. C Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp. D Tạo ưu thế lai. Câu 11: Nhóm tuổi sinh sản của quần thể có đặc điểm : A Các cá thể lớn nhanh, khả năng sinh sản quyết định nên quần thể. B Các cá thể sinh sản nhiều làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể. C Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. D Các cá thể không có khả năng sinh sản. Câu 12: Dạng tài nguyên tái sinh bao gồm : A Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật. B Tài nguyên đất, than đá, tài nguyên sinh vật. C Tài nguyên nước, tài nguyên gió. D Tài nguyên sinh vật, khí đốt thiên nhiên. Câu 13: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi gây nên hậu quả gì ? A Mất nơi ở của sinh vật, mất cân bằng sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sói mòn.... B Lấy được nhiều gỗ, thuốc, phát triển kinh tế. C Cháy rừng, mất cân bằng sinh thái. D Kinh tế phát triển, mất một số sinh vật. Câu 14: Một hệ sinh thái bao gồm có mấy thành phần chủ yếu ? A 3. B 5. C 6. D 4. Câu 15: Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang giã là góp phần cân bằng sinh thái. A Vì đó là biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái. B Vì tránh làm ô nhiễm môi trường. C Là cơ sở duy trì cân bằng sinh thái. D Vì giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các sinh vật và môi trường sống của chúng. Câu 16: Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là : A Tiết kiệm nước trong việc ăn uống. B Hạn chế nước ngọt chảy ra biển. C Tiết kiệm việc tưới tiêu cho cây trồng. D Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. Câu 17: Ô nhiễm môi trường là : A Các sinh vật bị thay đổi. B Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. C Gây hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.D Chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Câu 18: Thao tác giao phấn ở lúa gồm mấy bước? A 3 B 5 C 4 D 2 Câu 19: Nguyên nhân nào tạo ưu thế lai? A Cơ thể F1 có sức sống cao hơn. B Các kiểu gen ở cơ thể bố mẹ khác nhau. C Cơ thể F1 có sức sống cao, sinh trưởng tốt. D Sự tập trung các gen trội có lợi ở F1. Câu 20: Lá của cây ưa sáng có đặc điểm gì ? A Phiến lá lớn, màu xanh nhạt. B Có tầng cutin dày, phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. C Có tầng cutin dày, phiến lá lớn, màu xanh đậm. D Phiến lá nhỏ, màu xanh đậm. B. TỰ LUẬN(5Đ): Câu 1: Nêu y nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã và trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. ( 2đ). Câu 2: Chuỗi thức ăn là gì? Vẽ lưới thức ăn mà em đã quan sát với các sinh vật sau: cỏ, rắn, chuột, mèo, cầy, sâu, đại bàng, vi sinh vật (1đ) Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Em hiểu như thế nào là quan hệ cộng sinh? Cho ví dụ (2đ)V. Ðáp án : A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi y đúng (0,25đ) 1. C 2. A 3. A 4. A 5. C 6. D 7. B 8. C 9. B 10. C 11. C 12. A 13. A 14. D 15. D 16. D 17. B 18. B 19. D 20. B B. TỰ LUẬN; ( 5đ) Câu 1: (2đ) * Y nghĩa của các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoang dã: - Góp phần giữ cân bằng sinh thái. (0,25đ) - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. (0,25đ) - Tránh các thảm họa: lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường(0,25đ) * Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật: - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. (0,25đ) - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. (0,25đ) - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. (0,25đ) - Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật. (0,25đ) - Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn các nguồn gen quí. (0,25đ) Câu 2: (1đ) * Chuỗi thức ăn là 1 dãy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước , vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ. (0,5đ) * Vẽ đúng lưới thức ăn (0,5đ) Câu 3: (2đ) * Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của thực vật: - Làm thay đổi các đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. (0,5đ) - Thực vật chia thành 2 nhóm: Nhóm cây ưu sáng và nhóm cây ưu bóng. (0,5đ) * Quan hệ cộng sinh là sự hợp tác 2 bên cùng có lợi. (0,5đ) * Cho ví dụ đúng. (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: