ĐỀ :
Câu 1: (8 điểm)
Trong tác phẩm “Truyện Kiều” Nguyễn Du có viết:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ số phận bạc mệnh của người phụ nữ qua ba tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ,vở chèo “Quan âm Thị Kính”với đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”của tác giả dân gian và “Truyện Kiều” Nguyễn Du.
Câu 2: ( 4điểm) Viết một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương .
Câu 3: (8điểm)
Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm tiến Duật .
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO BÌNH SƠN ĐỀ THI H.S GIỎI CẤP HUYỆN G/V : Dương Đình Ái Môn : Ngữ Văn lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tự Tân Thời gian : 120 phút ******************** ĐỀ : Câu 1: (8 điểm) Trong tác phẩm “Truyện Kiều” Nguyễn Du có viết: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ số phận bạc mệnh của người phụ nữ qua ba tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ,vở chèo “Quan âm Thị Kính”với đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”của tác giả dân gian và “Truyện Kiều” Nguyễn Du. Câu 2: ( 4điểm) Viết một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương . Câu 3: (8điểm) Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm tiến Duật . ************************************************************************* HƯỚNG DẪN CHẤM Hướng dẫn chung: G/K vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động ,linh hoạt,tránh cứng nhắc ,máy móc;cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản ,cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hện được tố chất của một HS giỏi (kiến thức vững chắc ,có năng lực cảm thụ sâu sắc ,tinh tế,kĩ năng làm bài tốt ,diễn đạt có cảm xúc ,có giọng điệu riêng. . . ) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo,có phong cách . -Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản,trên cơ sở đó G /K có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn -Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,25,không làm tròn số . Câu 1:(8 điểm) I/ Yêu cầu chung: + Kiểu bài nghị luận tổng hợp (Giải thích+chứng minh) +Yêu cầu: Làm rõ ý thơ : số phận đau khổ bất hạnh của người phụ nữ + Phạm vi kiến thức : “Chuyện người con gái Nam Xương”,đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”, “Truyện Kiều” II/ Yêu cầu cụ thể: 1-Mở bài -Dẫn dắt vấn đề :Đi từ đề tài viết về số phận người phụ nữ - Nêu vấn đề : dưới chế độ phong kiến cuộc đời người phụ nữ gặp nhiều đau khổ,bất hạnh -Trích ý thơ và nêu phạm vi giới hạn . 2 Thân bài; a/Giải thích nội dung ý nghĩa của câu thơ (Đã mang lấy phận đàn bà thì số phận chung,không trừ một ai mà không đau khổ,bất hạnh, bi thảm .Dĩ nhiên đây là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa) b/ Chứng minh: số phận bạc mệnh của người phụ nữ qua ba tác phẩm; Chuyện người con gái Nam Xương – D/C nhân vật Vũ Nương - Trong “Quan âm Thị Kính”-D/C nhân vật Thị Kính : Trong “Truyện Kiều”:-D/C nhân vật Thúy Kiều ( H/S phải dẫn chứng và biết phân tích để làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp và số phận ,bất hạnh của từng nhân vật trong các tác phẩm) c/ Đánh giá khái quát: -Tại sao dưới chế độ phong kiến người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp mà cuộc đời đầy đau khổ ,bất hạnh ?.(xã hội đầy rẫy bất công,bất bình đẳng.Xã hội trọng nam, khinh nữ. . . người phụ nữ bị biến thành nạn nhân của thế lực đồng tiền,bị coi rẻ ,vùi dập, chà đạp vào con đường không lối thoát) 3.-Kết bài: -Khẳng định lại ý thơ của Nguyễn Du là hoàn toàn đúng đắn. -Liên hệ : Cảm thương số phận của họ ,biết ơn Đảng đã đem đến cho họ quyền bình đẳng Câu2: (4 điểm) -HS trình bày dưới hình thức một bài viết ngắn,có thể là nghị luận, cảm nghĩ,.. ..(không quá một trang).Dù trình bày dưới hình thức nào cũng phải thể hiện được một số ý cơ bản sau: + Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp nhất của con người .Theo nghĩa hẹp(là tình cảm gia đình ,thầy cô,bạn bè. . ) Theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương ,đất nước) +Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm che chở đùm bọc,sự dạy dỗ,ý thức trách nhiệm đối với mọi người ,với quê hương ,với đất nước. + Ý nghĩa to lớn yêu thương( Ý chính) con người không thể sống mà không có tình yêu thương.Tình yêu thương tạo nên sự thân ái,đoàn kết trong cộng đồng. . + Nêu phương hướng ,trách nhiệm của bản thân Trong bài viết HS có thể so sánh liên hệ với thực tế(đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục . Câu 3: (8 điểm) I/Yêu cầu chung: - HS có thể trình bày theo nhiều phương thức biểu đạt (biểu cảm ,thuyết minh,tự sự. . ) -Nội dung làm nổi rõ hình ảnh người lính trong hai bài thơ. -Hình thức : Bố cục và chữ viết rõ ràng. II/ Yêu cầu cụ thể: 1 -Khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ. 2.1; Người lính trong bài thơ “Đồng chí” +Xuất thân từ nông dân + Tình đồng chí ,đồng đội : Hiểu và thông cảm hoàn cảnh của nhau,cùng chia bùi sẻ ngọt + Sẵn sàng ra trận ;chờ giặc tới . 2.2: Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” +Xuất thân từ nhiều thành phần ,đối tượng: trí thức ,nông dân,công nhân. . .nam ,nữ. . . . +Tình,đồng chí,đồng đội: Nối tiếp và nâng cao truyền thống của người lính thời chống Pháp + Ra trận trực tiếp vào chiến trường ,với tinh thần hiên ngang bất chấp hiểm nguy. . 2.3: So sánh khái quát và nâng cao: Mặc dù khác nhau về hoàn cảnh của cuộc chiến đấu ,nhưng người lính của hai thời kì đều có chung một lí tưởng,một mục đích là chiến đấu vì nền hòa bình độc lập của dân tộc. . . 3-Nêu được đặc sắc về nghệ thuật trong quá trình khắc họa hình ảnh người lính trong hai bài thơ và suy nghĩ của người viết. ./. III/ Điểm cụ thể cho từng câu: Câu 1: Mở bài: (1đ) Thân bài (6đ) -ý: a:- 1đ -ý b :4 đ -ý c: 1đ Kết bài (1đ) Câu 2: (4 điểm) Ý 1:à 0,5 ; ý2:à1đ ; ý3à:2đ ; ý4:à 0,5đ Câu 3: - Ý1: -à 1,5 -Ý2.1 : -à 2đ -Ý2.2 : -à 2đ -Ý2.3 : -à 1,5đ - Ý3: -à 1đ * * * ***************************************************************
Tài liệu đính kèm: