ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010
MÔN:NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI:
Câu 1 (4.0 điểm):
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng,để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Câu 2 (4.0 điểm):
Chỉ ra cái hay, cái đẹp của ba câu thơ cuối trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 3 (12.0 điểm)
Thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan thực chất đều là những tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc. Nhưng ở mỗi tác giả, điều đó lại được thể hiện dưới một vẻ riêng.
Qua một số bài thơ đã được học và đọc thêm của hai nhà thơ nói trên, em hãy làm sáng tỏ những nét riêng đó .
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐĂK ĐOA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010 MÔN:NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI: Câu 1 (4.0 điểm): Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng,để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Câu 2 (4.0 điểm): Chỉ ra cái hay, cái đẹp của ba câu thơ cuối trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Câu 3 (12.0 điểm) Thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan thực chất đều là những tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc. Nhưng ở mỗi tác giả, điều đó lại được thể hiện dưới một vẻ riêng. Qua một số bài thơ đã được học và đọc thêm của hai nhà thơ nói trên, em hãy làm sáng tỏ những nét riêng đó . *** HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM 2009-2010 MÔN:NGỮ VĂN-LỚP 9 Câu 1 (4.0 điểm): - Xác định các biện pháp tu từ (2.0 điểm): + Biện pháp chủ yếu:nói quá. + Các biện pháp khác:nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp từ,tượng trưng, ước lệ. - Tác dụng (2.0 điểm): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Kiều. Câu 2 (4.0 điểm): - Cảnh rừng đêm hoang vắng,người lính sát cánh bên nhau chờ giặc tới.Tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.(1đ) - Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh đặc sắc(2đ): + Hình ảnh thật,trăng xuống thấp như treo đầu súng. + Gợi sự liên tưởng phong phú:súng-trăng biểu tượng cho chiến tranh-hoà bình,thực tại-mơ mộng. - Bức tranh đẹp về tình đồng chí-đồng đội.(1đ) Câu 2 (12.0 điểm) I/ Mở bài :(2.0 điểm) - Dẫn dắt vào đề : Bên cạnh những tác giả lớn như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ , trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nữa đầu thế kỷ XIX nổi lên hai Nữ sĩ quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc : Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan (1,5 điểm) - Trích nhận định (0,5 điểm) II/ Thân bài : (7.0 điểm) 1/ Điểm chung giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan : Đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị. (1.0 điểm) 2/ Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc : - Hồ Xuân Hương có lối phô diễn tình cảm mạnh bạo, táo tợn, mang màu sắc dân dã của quần chúng lao động : “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ” “ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo” (1.0 điểm) - Hồ Xuân Hương thường tỏ thái độ sôi nổi, mãnh liệt, ngang tàng, có khi xem thường, mỉa mai, tự bênh vực mình một cách mạnh mẽ : “ Rắn mát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” “ Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (1.0 điểm) - Bà Huyện Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo, mực thước sang trọng, quý phái. Bà thường gửi gắm tâm sự của mình qua cảnh vật : “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” “Trời chiều bảng lảng bóng hòang hôn Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn” (1.0 điểm) - Nếu cần bộc lộc thái độ một các trực tiếp Bà Huyện Thanh Quan thường hướng vào đời sống bên trong : “ Dừng chân đứng lại : trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta” “ Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn” (1.0 điểm) 3/ Vẻ đẹp riêng trong cách sử dụng hình ảnh,ngôn từ : - Hồ Xuân Hương thường sử dụng các hình ảnh gây ấn tượng mạnh, các động từ.tính từ mạnh : vừa trắng, vừa tròn, bảy nổi ba chìm, ghé mắt, trông ngang (0,5 điểm) - Bà Huyện Thanh Quan thường chọn những hình ảnh trang nhã, gắn liền với các điển tích, điển cổ : ngàn mai, dặm liễu, Chương Đài, lữ thứ (0,5 điểm) - Ngôn từ của Hồ Xuân Hương mang màu sắc dân dã thường ánh lên chút tinh quái, nghịch ngợm : Thân em, rắn nát, tay kẻ nặn (0,5 điểm) - Ngôn từ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan trang nhã, hoa lệ : tiều vài chú, chợ mấy nhà, ngàn mai, dặm liễu (0,5 điểm) III/ Kết bài : (2.0 điểm) - Khẳng định Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan mang hai phong cách thơ khác biệt : một người mạnh mẽ, quyết liệt, một người kín đáo, mực thước. (1.0 điểm) - Thơ của hai tác giả đều là tiếng nói của những tâm hồn phụ nữ tha thiết với non sông, đất nước với những tình cảm rất đời thường. Đó là lý do làm nên sức sống lâu bền của thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan. (1.0 điểm) Lưu ý : - Trình bày rõ, sạch, chữ viết đẹp, ít sai chính tả, đúng cú pháp. (0,5 điểm) - Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, văn viết trội chảy, giàu hình ảnh. (0,5điểm) ***
Tài liệu đính kèm: