Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 9 năm học: 2005 – 2006

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 9 năm học: 2005 – 2006

Bài 1: (3đ)

1) Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, cần phải làm thế nào ?

2) Điền dấu (x) vào câu trả lời đúng với câu hỏi sau;

Nguyên nhân gây ra thể đa bội là gì ?

a) Những tác động lý, hoá học vào quá trình phân bào (Nguyên phân hoặc giảm phân) làm rối loạn quá trình phân bào.

b) Do các yếu tố tự nhiên làm thay đổi quá trình trao đổi chất tạo ra những cơ thể đa bội.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1369Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 9 năm học: 2005 – 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Yên Định
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh 
môn sinh học 9 năm học: 2005 – 2006
(Thời gian: 150’)
Bài 1: (3đ)
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, cần phải làm thế nào ?
Điền dấu (x) vào câu trả lời đúng với câu hỏi sau;
Nguyên nhân gây ra thể đa bội là gì ?
Những tác động lý, hoá học vào quá trình phân bào (Nguyên phân hoặc giảm phân) làm rối loạn quá trình phân bào.
Do các yếu tố tự nhiên làm thay đổi quá trình trao đổi chất tạo ra những cơ thể đa bội.
Do cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng làm tăng cường trao đổi chất, tăng cường phân bào nên phát sinh những rối loạn trong quá trình phân bào.
Cả a và b.
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào ?
Bài 2: (3đ)
1) Sự liện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì ?
 ( Hãy điền dấu (x) vào câu trả lời đúng nhất)
Sự kết hợp theo nguyên tắc: Một giao tử đực với một giao tử cái.
Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
Sự tạo thành hợp tử.
2) Có 5 tế bào sinh dưỡng cùng loài đều nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Trong quá trình này:
Số NST môi trường đã cung cấp bằng 280
Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo ra bằng 360. Hãy xác định:
Tên của loài nói trên ?
Số tế bào con đã được tạo ra từ quá trình trên và số tâm động có trong các tế bào con ?
Bài 3: (4đ)
1) Hãy cho lời khuyên như thế nào với trường hợp sau đây:
 Người con trai và người con gái sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc. Có nên kết hôn với nhau không ?
2) Hãy điền dấu (x) vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
Bệnh nhân Tớcnỏ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.
Hội chứng Tớcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ
Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính.
Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp
Bài 4: (3đ)
1) Cây đậu trồng trong chậu để cạnh cửa sổ, ngọn cây đậu vươn ra ngoài do tác động của nhân tố sinh thái nào sau đây ? ( Hãy điền dấu (x) vào câu đúng )
ánh sáng.
Nhiệt độ.
Độ ẩm.
Cả a và c.
2) Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ? (Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng).
Trồng nhiều cây xanh.
Xây dựng các nhà máy xử lý giác thải.
Giáo dục ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
Bảo vệ và sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật.
3) Khi kết luận về tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội. Đã có những nhận xét sau đây: (Hãy đánh dấu (x) vào đầu câu mà em cho là đúng).
Thời kỳ nguyên thuỷ đã đốt rừng lấy đất trồng trọt và chăn nuôi làm giảm diện tích rừng.
Xã hội nông nghiệp: Phá rừng lấy đất trồng trọt, chăn nuôi và làm khu dân cư, khu sản xuất.
Xã hội nông nghiệp: phá rừng để chăn nuôi và trồng trọt, lượng chất phế thải lớn.
Bài 5: (3đ)
1) Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của quần xã? (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng).
Tỉ lệ giới tính
Thành phần nhóm tuổi.
Kinh tế – Xã hội
Số lượng các loài trong quần xã.
2) Sinh vật nào được coi là mắt xích trong chung trong sơ đồ sau đây ? ( Hãy gạch dưới sinh vật mà em cho là đúng).
Rau cải đ Sâu đo đ Chim ăn sâu bọ đChim ăn thịt đ Vi sinh vật cỏ đ Châu chấu
3) Hãy giải thích vì sao ở tuôi già số lượng cụ ông lại ít hơn cụ bà ?
Bài 6: (4đ)
ở gà, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về chiều cao và màu lông đều năm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.
Gen D: Qui định thân cao; gen d: Thân thấp.
Gen N: Lông nâu; gen n: Lông trắng.
Cho giao phối giữa hai gà P thuần chủng thu được F1 có kiểu gen giống nhau. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 có kiểu hình với tỉ lệ như sau: 1 chân thấp, lông trắng.
Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F1 ?
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai gà P đã mang lai và lập sơ đồ kai minh hoạ ?
Cho F1 lai với gà có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu ? Giải thích và minh hoạ bằng sơ đồ lai.
Đáp án.
Bài 1: (3đ).
1) Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội:
Cần tiến hành phép lai phân tích. (0,5đ).
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. (0,5đ)
2) Đáp án: ý a (1đ)
3) Đã vận dụng những hiểu biết do ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng:
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa. (0,25đ)
Hạn chế những ảnh hưởng xấu làm giảm năng xuất. (0,25đ)
áp dụng kỹ thuật trồng trọt thích hợp. (0,25đ)
Thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng suất cao hơn. (0,25đ)
Bài 2: (3đ)
1) Đáp án: ý c.
2)
 a) Xác định tên của loài:
Gọi 2n là bộ NST trong tế bào dinh dưỡng của loài. (0,25đ)
Số NST trong 5 tế bào mẹ ban đầu bằng số NST có trong các tế bào con trừ đi số NST môi trường đã cung cấp cho 5 tế bào mẹ nguyên phân và băng: 5 x 2n = 320 – 280
5 x 2n = 40 
ị 2n = 40 : 5 
ị 2n = 8 (0,75đ)
2n = 8 là bộ NST của loài ruồi giấm. (0,5đ)
b) Số tế bào con và số tâm động trong các tế bào con:
Số tế bào con đã được tạo ra sau nguyên phân là: a x 2x = 5 x 23 = 40 tế bào. (0,25đ)
Vậy số tế bào con tạo thành là 40 thì số tâm động trong các tế bào con cũng luôn bằng số NST trong các tế bào con và bằng 320 (tâm động). (0,25đ)
Bài 3: (4đ).
1) Lời khuyên:
Không nên kết hôn với nhau. (1đ).
Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp về gen gây bệnh (xác suất có thể là 25%). (1đ)
Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những giađình có người mang bệnh đó. (1đ)
2) Đáp án: ý a (1đ).
Bài 4:
1) Đáp án ý: a (1đ)
2) Đáp án ý: c (1đ)
3) Đáp án ý: b (1đ)
Bài 5: (3đ)
1) Đáp án: d (1đ)
2) Đáp án: Chim ăn sâu bọ (1đ)
3) ở tuôi già số lượng cụ ông ít hơn số cụ bà vì:
Sức chịu đựng của nam kém hơn nữ. (0,25đ)
Nam giới thường tham gia lao động nặng hơn và cường độ lao động cao hơn nữ. (0,25đ)
Trong chiến tranh (nếu có) thì tỉ lệ tử vong của nam nhiều hơn. (0,25đ)
Nam giới thường tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực tệ nạn hơn. (0,25đ)
Bài 6: (4đ)
a) Giải thích và viết sơ đồ lai phân tích của F1.
F1 lai phân tích nghĩa là lai với gà có kiểu hình lặn; Chân thấp, lông trắng (ddnn) chỉ tạo ra một loại giao tử duy nhất là dn. (0,5đ)
Con lai phân tích có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau, chứng tỏ gà F1 đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. (0,25đ)
* Vậy gà F1 phải dị hợp cả hai cặp gen và có kiểu gen DdNn; Kiểu hình là chân cao lông nâu. (0,25đ)
- Sơ đồ lai phân tích của F1:
F1: DdNn (chân cao, lông nâu) x ddnn (chân thấp, lông trắng)
GF1: DN; Dn; dN; dn; dn
F2: DdNn; Ddnn; ddNn; ddnn
Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1DdNn : 1Ddnn : 1ddNn : 1ddnn.
 Tỉ lệ kiểu hình: 1 chân cao, lông nâu: 1 chân cao, lông trắng
 1 chân thấp, lông nâu : 1 chân thấp, lông trắng. (0,5đ)
b) Kiểu gen, kiểu hình của gà P và sơ đồ lai minh hoạ:
- Theo đề bài: F1 có kiểu gen giống nhau: DdNn
Vậy suy ra cặp gà P mang lai, thuần chủng về cặp gen - và xảy ra hai trường hợp sau đây. (0,5đ)
- P: DDNN (chân cao, lông nâu) x ddnn (chân thấp,lông trắng)
Hoặc P: DDnn (chân cao, lông trắng) x ddNn (chân thấp, lông nâu)
 Sơ đồ lai minh hoạ (0,5đ)
*Trường hợp1: (0,25đ)
 P: DDNN (chân cao, lông nâu) x ddnn (chân thấp,lông trắng)
 GP: DN ; dn
 F1: DdNn
Kiểu hình F1: 100% chân cao, lông nâu.
*Trường hợp 2: (0,25đ)
P: DDnn (chân cao, lông trắng) x ddNN (chân thấp, lông trắng)
GP: Dn ; dN
 F1: DdNn
Kiểu hình F1: 100% chân cao, lông nâu.
c) Để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu
- Thì gà F1 có kiểu gen: DdNn (chân cao, lông nâu) đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau: DN; Dn; dN; dn (0,25đ)
- Mà để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu tức là có kiểu gen (D-N-). Vậy tất cả gà F2 đều có kiểu hình trội giống nhau. (0,25đ)
- Suy ra con gà được chọn lai với gà F1 chỉ tạo ra một loại giao tử duy nhất là DN tức là có kiểu gen đồng hợp trội về hai cặp gen trên (DDNN)
 và có kiểu hình: Chân cao, lônng nâu. (0,25đ)
- Sơ đồ lai: (0,25đ)
F1 : DdNn (chân cao, lông nâu) x DDNN (chân cao, lông nâu)
 GP: DN; Dn; dN; dn; DN
 F1: DDNN : DDNn : DdNN : DdNn
Kết quả F2: - Kiểu gen: 1DDNN : 1DDNn : 1DdNN : 1DdNn
 - Kiểu hình: 100% chân cao, lông nâu.
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG nam 20052006.doc