Câu 1: (3,0 đ)
- Tại sao phương pháp sinh sản hữu tính (trồng bằng hạt, giao phối ở động vật, ở người) thường cho nhiều biến dị hơn sinh sản vô tính (giâm cành, chiết cành).
Câu 2: (6,5 đ)
- Tìm kiểu gen và kiểu hình của P, F1 trong các phép lai sau:
A. Bố bò đen X mẹ ? - Được F1: 1 bò đen : 1 bò xám
B. Bố ? X mẹ bò xám - Được F1: toàn bò đen
C. Bố ? X mẹ ? - Được F1: 3 bò đen : 1 bò xám
TRƯỜNG PTDTNT PHÓ BẢNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: sinh học 9 Năm học: 2011 - 2012 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I – ĐỀ BÀI Câu 1: (3,0 đ) - Tại sao phương pháp sinh sản hữu tính (trồng bằng hạt, giao phối ở động vật, ở người) thường cho nhiều biến dị hơn sinh sản vô tính (giâm cành, chiết cành). Câu 2: (6,5 đ) - Tìm kiểu gen và kiểu hình của P, F1 trong các phép lai sau: A. Bố bò đen X mẹ ? - Được F1: 1 bò đen : 1 bò xám B. Bố ? X mẹ bò xám - Được F1: toàn bò đen C. Bố ? X mẹ ? - Được F1: 3 bò đen : 1 bò xám Biết màu lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Câu 3: (6 đ) - Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau. - Gen A: Chân cao, gen a: chân thấp - Gen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F1: - 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài - 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài - 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn - 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn. A. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên. B. Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ như thế nào ? Câu 4: (3,0 đ) Một gen có T = 3200 nuclêôtit, X = 6400 nuclêôtit. A. Tìm số lượng nuclêôtit G, A ? B. Tổng số nuclêôtit của gen là bao nhiêu ? C. Khi gen nói trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại ? Câu 5: (1,5 đ) Một gen có trình tự các nuclêôtit của mạch một là: T-A-X-G-A-T-X-X-G-G-X-T-A-X-G A. Viết một đoạn bổ sung của gen (mạch 2) B. Viết một mạch mARN được tổng hợp từ 2 mạch trên của gen ? C. Số lượng axit amin của chuỗi plipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên là bao nhiêu ? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ! ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 Năm học: 2011 – 2012 Câu 1: (3,0 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM - Phương pháp sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh: 0,5 đ - Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử. 0,5 đ - Qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. 0,5 đ - Làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú. 0,5 đ - Phương pháp sinh sản vô tính: quá trình này dựa vào cơ chế nguyên phân của 2 tế bào trong đó có sự nhân đôi của NST và AND. 0,5 đ - Qua đó các đặc điểm di truyền thường được sao chép nguyên vẹn sang cho các tế bào con nên ít có khả năng tạo ra biến dị. 0,5 đ Câu 2: (6,5 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM Theo giả thiết, quy ước: - Gen A quy định lông đen 0,25 đ - Gen a quy định lông xám 0,25 đ A/ Bố lông đen X mẹ chưa biết kiểu gen, F1 : 1 bò lông đen : 1 bò xám Tỉ lệ F1 : 1 : 1 là tỉ lệ phân tính trong phép lai phân tích, chứng tỏ bò mang tính trạng trội nhưng không thuần chủng. 0,5 đ Nên sẽ có kiểu gen Aa. 0,25 đ Bò mẹ là bò lông xám, nên có kiểu gen là aa. 0,25 đ Sơ đồ lai: P : Bố Aa (đen) X mẹ : aa (xám) 0,5 đ G : A, a a 0,25 đ F1 : Kiểu gen : Aa, aa 0,25 đ Kiểu hình : 1 xám : 1 đen 0,25 đ B/ Bố chưa biết kiểu gen lai với mẹ lông xám, F1 : toàn lông đen F1 đổng tính trội chứng tỏ bố mẹ đều thuần chủng về cặp tính trạng tương ứng theo định luật đồng tính của Menđen . Vậy: 0,5 đ Bò bố sẽ có kiểu gen AA (lông đen) 0,25 đ Bò mẹ lông xám nên có kiểu gen aa 0,25 đ Sơ đồ lai: P : Bố AA (đen) X Mẹ aa (xám) 0,25 đ GP: A a 0,25 đ F1 : kiểu gen Aa 0,25 đ Kiểu hình: lông đen 0,25 đ C/ Bố mẹ chưa biết kiểu gen:, nhưng F1 là 3 đen : 1 xám Tỉ lệ phân tính ở F1 là 3 trội : 1 lặn tuân theo quy luật phân tính của Menđen. 0,5 đ Vậy bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa và kiểu hình là lông đen 0,25 đ Sơ đồ lai: P : Bố Aa (đen) X Mẹ Aa (đen) 0,25 đ GP: A, a A, a 0,25 đ F1 : kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa 0,25 đ Kiểu hình: 3 lông đen : 1 lông xám 0,25 đ Câu 3: (6 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM A/ Theo đề F1 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3:3:1:1 0,5 đ - Phân tích từng cặp tính trạng ở F1: + về chiều cao của chân: = 1:1 = = Chân cao 37,5% +12,5% 50% Chân thấp 37,5% +12,5% 50% 0,5 đ - F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích nên chân cao là tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử Aa 0,5 đ - Chân thấp là tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử aa. 0,5 đ + về độ dài cánh: = 3:1 = = cánh dài 37,5% +37,5% 75% cánh ngắn 12,5% +12,5% 25% 0,5 đ - F1 có tỉ lệ định luật phân li 3 trội : 1 lặn => bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Bb 0,5 đ - Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên suy ra: + Một cơ thể p mang kiểu gen AaBb (chân cao, cánh dài) 0,5 đ + Một cơ thể p mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài) 0,5 đ - Sơ đồ lai p: chân cao, cánh dài x chân thấp, cánh ngắn 0,5 đ B/ Gà chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là AABB 0,25 đ - Gà chân thấp, cánh ngắn có kiểu gen là aabb 0,25 đ Sơ đồ lai: P: Thân cao, cánh dài (TC) X Thân thấp, cánh ngắn AABB aabb 0,5 đ Câu 4: (3,0 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM A/ Số lượng nuclêôtit G, A Dựa vào nguyên tắc bổ sung, ta có: A = T = 3200 nuclêôtit 0,25 đ G = X = 6400 nuclêôtit 0,25 đ B/ Tổng số nuclêôtit của mỗi gen bằng: A + T + G + X = (3200 x 2) + (6400 x 2) = 19200 nuclêôtit 1 đ C/ Khi gen nhân đôi 2 lần tạo ra 4 tế bào con, 2 mạch là của mẹ, còn lại 6 mạch = 3 gen được cung cấp nguyên liệu. Vậy số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp là: 0,5 đ A = T = (22 - 1) x 3200 = 9600 0,5 đ G = X = (22 - 1) x 6400 = 19200 0,5 đ Câu 5: (1,5 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM A/ Đoạn bổ sung (mạch 2) của gen là: A-T-G-X-T-A-G-G-X-X-G-A-T-G-X 0,5 đ B/ Mạch mARN bổ sung: T-U-X-G-A-U-X-X-G-G-X-U-A-X-G 0,5 đ C/ Số lượng axit amin: 5 axit amin (cứ 3 nuclêôtit mã hóa 1 axit amin. 0,5 đ Hết
Tài liệu đính kèm: