Câu 1 (2 đ): Đọc câu văn sau:
Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về những cách xử thế trong cuộc sống.
- Tìm số từ , lượng từ và cho biết ý nghĩa của các lượng từ đó?
Câu 2 (3 đ): Vai trò của yếu tố hoang đường trong truyện cổ tích?
Câu 3 ( 2 đ): Đọc đoạn văn sau:
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
( Phạm Văn Đồng)
a) Xác định cụm tính từ.
b) Cụm từ: Cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên có phải là cụm tính từ không? Vì sao?
PHÒNG GD- ĐT SƠN TỊNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÁNH Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn -Khối: 6 Thời gian: 120 phút (Không kể giao đề) Câu 1 (2 đ): Đọc câu văn sau: Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về những cách xử thế trong cuộc sống. Tìm số từ , lượng từ và cho biết ý nghĩa của các lượng từ đó? Câu 2 (3 đ): Vai trò của yếu tố hoang đường trong truyện cổ tích? Câu 3 ( 2 đ): Đọc đoạn văn sau: Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. ( Phạm Văn Đồng) Xác định cụm tính từ. Cụm từ: Cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên có phải là cụm tính từ không? Vì sao? Câu 4: (3 đ) Trong truyện Cây bút thần, chi tiết Mã Lương vẽ cò sơ ý đánh rơi giọt mực khiến cò mở mắt, xòe cánh, bay đi thể hiện ý nghĩa gì? Câu 5: ( 10đ) Em hãy kể lại lời tâm sự của cây bàng bị lũ trẻ bẻ cành, vặt lá. ---------------Hết---------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ngữ văn 6 Câu 1: ( 2 đ) Số từ, lượng từ: (1 đ) + Số từ: một + Lượng từ: mỗi, tất cả, những. Ý nghĩa: ( 1 đ) + Mỗi: Chỉ ý nghĩa phân phối. + Tất cả: Chỉ ý nghĩa toàn thể. + Những: Chỉ ý nghĩa tập hợp. Câu 2: (3đ) Vai trò của yếu tố hoang đường trong truyện cổ tích: Yếu tố hoang đường trong truyện cổ được tác giả dân gian hư cấu, sáng tạo với mục đích: + Tạo nên tính chất li kì, hấp dẫn cho cho câu chuyện. + Phản ánh nhận thức thô sơ của người xưa. + Những thế lực siêu nhiên, thần kì thường đại diện cho cái thiện chống lại cái ác, thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội. + Yếu tố hoang đường thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm phong phú, đa dạng, trí tưởng tượng phong phú của nhân dân. Câu 3: (2 đ) Cụm tính từ: rất đẹp, rất khó nói, đẹp như thế nào Cụm từ: Cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên không phải là cụm tính từ mà là cụm danh từ. Vì từ đẹp là tính từ nhưng kết hợp với từ cái tạo thành cụm danh từ. Câu 4: (3 đ) Chi tiết Mã Lương vẽ cò sơ ý đánh rơi giọt mực khiến cò mở mắt, xòe cánh bay đi thể hiện ý nghĩa: Chi tiết này nói về chuyện giấu tài nhưng thực ra nhằm ca ngợi tài năng của nhân vật. Con cò chưa có mắt là con cò thiếu linh hồn, thiếu sự sống, Chỉ khi điểm nhãn thì hình tượng mới có hồn, mới có sự sống thật. Sự sơ ý của Mã Lương là một sơ ý thiên tài. Chi tiết hoang đường này làm cho câu chuyện phát triển một cách hợp lí. Chi tiết này mang đậm tính cổ tích bởi nó mở đầu cho cuộc đấu tranh mới: đấu tranh chống lại tên vua độc ác. Câu 5: (10 đ) Kể lại lời tâm sự của cây bàng bị lũ trẻ bẻ cành, vặt lá Yêu cầu chung: HS vận dụng kiểu bài tự sự để làm một bài văn hoàn chỉnh. HS kể những lời tâm sự của cây bàng ® Nội dung: Sử dụng phương thức tự sự, xây dựng được sự việc chính và chuỗi sự việc theo trình tự hợp lí. Câu chuyện có các sự việc phụ dẫn đến sự việc chính: nổi đau đớn khi bị lũ trẻ bẻ cành, vặt lá. Các diễn biến của sự việc có sự liên kết dẫn đến một kết thúc hợp lí. Câu chuyện có mở đầu, có kết thúc, có ý nghĩa, gây ấn tượng sâu sắc. Bài viết phải có sự sáng tạo phù hợp với nội dung. ® Hình thức: Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Lựa chọn trình tự kể hợp lí Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, sinh động. Chữ viết rõ ràng. Biểu điểm: Điểm 8- 10: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, có tình huống hấp dẫn, có nhiều đoạn văn hay, ngôn từ phong phú. Điểm 6,5- 7: Đảm bảo các yêu cầu trên, có một vài đoạn văn chưa hay, bài viết chưa gây ấn tượng, có một số từ ngữ sử dụng chưa hợp lí. Điểm 5- 6: Xây dựng được câu chuyện, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt còn vụng. Điểm 4 trở xuống: Bài viết sơ sài, thiếu tình huống, dùng từ vụng, tối nghĩa, diễn đạt lủng củng.
Tài liệu đính kèm: