Đề thi học sinh giỏi huyện bậc THCS năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn lớp 8

Đề thi học sinh giỏi huyện bậc THCS năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn lớp 8

Câu 1: (4 điểm)

Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã giúp em hiểu thêm được những gì về phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

Câu 2: (4 điểm)

Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2497Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện bậc THCS năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
BẬC THCS
Năm học 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn lớp 8
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức có 01 trang dùng cho mọi thí sinh
Câu 1: (4 điểm) 
Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã giúp em hiểu thêm được những gì về phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
Câu 2: (4 điểm) 
Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri.
Câu 3: (12 điểm)
Một trong những đặc trưng về nội dung của văn học trung đại Việt Nam là "Văn dĩ tải đạo" (Văn chương là để chở đạo). Hãy chứng minh rằng đặc trưng ấy vẫn được tiếp nối trong văn học hiện đại sau này thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm, đoạn trích: "Lão Hạc" (Nam Cao); "Tức nước vỡ bờ" (Trích "Tắt đèn" – Ngô Tất Tố) và "Trong lòng mẹ" (Trích "Trong lòng mẹ" – Nguyên Hồng)
 *****************************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2009 – 2010
Môn thi: Ngữ văn 8
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc; cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
 - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
 - Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,25, không làm tròn số.
II. Đáp án và thang điểmCâu 1: (4 điểm)a. Yêu cầu về kiến thức
* Phẩm chất: - Chắt chiu tằn tiện
 - Giàu lòng tự trọng (từ chối sự giúp đỡ của ông giáo)
 - Giàu lòng yêu thương
* Số phận: nghèo khổ; bần cùng...
=> Khí tiết: dù trong hoàn cảnh khốn khó đến mấy cũng luôn cố gắng giữ mình trong sạch.
b. Cách cho điểm- Điểm 3 – 4: Trình bày thành đoạn văn ngắn, nội dung mạch lạc, rõ ràng; nêu và phân tích được theo yêu cầu.
- Điểm 1 – 2: Trình bày theo kiểu gạch ý hoặc có viết thành đoạn văn những chỉ trình bày được một nửa yêu cầu .
- Điểm 0: Sai nội dung hoàn toàn, lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Câu 2: (4 điểm)a. Yêu cầu về kiến thức
* Hình thức: đảm bảo đứng yêu cầu của đoạn văn quy nạp.
* Nội dung:
- Có thể viết theo nhiều cách; nên chọn một khía cạnh, một chi tiết để làm trọng tâm bài viết, tránh ôm đồm, lan man vượt quá khuôn khổ của một đoạn văn.
- Gới ý về cấu trúc đoạn văn: Nhận định chung về tác phẩm -> Nêu chi tiết, khía cạnh mà mình lựa chọn -> Trình bày cảm xúc cá nhân -> Nhận định, đánh giá về vị trí của khía cạnh đó đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
b. Cách cho điểm- Điểm 3 – 4: Bài viết đảm bảo về hình thức; nội dung gọn gàng, sáng rõ, không sai chính tả; không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: Thực hiện được một nửa các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Sai nội dung hoàn toàn, lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
Câu 3: (12 điểm)a. Yêu cầu về kĩ năng- Học sinh cần có hiểu biết cả về văn học trung đại và hiện đại Việt Nam, đặc biệt là văn học giai đoạn trước 1945.
- Có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp vì bài viết cần huy động kiến thức trên diện rộng.
- Khả năng tư duy khái quát và logic cần luôn thường trực để đảm bảo cấu trúc rõ ràng, mạch lạc cho bài viết, tập trung lí giải tốt vấn đề cần bàn.
b. Yêu cầu về nội dung.- Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, nhưng phải trình bày được sự hiểu biết của mình về yêu cầu "Văn dĩ tải đạo" trong văn chương thời trung đại thông qua việc liệt kê mang tính giới thiệu một số tác phẩm và những biểu hiện cụ thể của yêu cầu trên.
- Gọi tên và phân tích được bài học đạo đức ẩn chứa ở các tác phẩm, đoạn trích được nhắc tới trong đề bài.
- Khẳng định "Văn dĩ tải đạo" là một yêu cầu cần thiết đối với các tác phẩm văn học. Nó vẫn tiếp tục được duy trì trong văn học Việt Nam sau này.
Dàn ý tham khảo:
* Mở bài:- Mục đích của văn chương từ cổ chí kim là hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.
- Để thực hiện được mục đích đó, ông cha ta đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với một tác phẩm văn học. Một trong số đó là "Văn dĩ tải đạo".
- Truyền thống này vẫn được phát huy trong các tác phẩm văn học hiện đại.
* Thân bài- Lí luận chung về "Văn dĩ tải đạo" (trình bày những suy nghĩ, ý hiểu về nội dung, vai trò, ý nghĩa của "Văn dĩ tải đạo"); Kiểm chứng bằng một số tác phẩm văn học trung đại có những biểu hiện rõ nét của văn chương chở đạo như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Thơ của Hồ Xuân Hương; Nguyễn Khuyến; Nguyễn Đình Chiểu...
- Khẳng định sự tiếp nối thành công của tác giả văn học hiện đại trong việc sáng tạo tác phẩm theo định hướng "chở đạo".
- Mảng văn học hiện thực trước cách mạng tháng 8/1945 chủ yếu hướng con người ta tới những tình cảm tốt đẹp giữa người với người (giới thiệu ba đoạn trích, tác phẩm cần bàn):
- Phân tích cụ thể:
+ Tình cảm xóm giềng:
Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - NTT)
Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - NC)
+ Tình cảm gia đình:
Tình chồng vợ: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - NTT)
Tình cảm cha mẹ với con cái: Lão Hạc thương con, ki cóp dành dụm cho con; con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - NC); bé Hồng thông cảm, bênh vực bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - NH)
+ Tình đồng loại: sự yêu thương, che chở, cảm thông, sẻ chia của các tác giả đối với những phận người bất hạnh trong xã hội cũ; làm lây lan sang lòng người đọc sự căm phẫn những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người lương thiện. 
* Kết bài Khẳng định "Văn dĩ tải đạo" là một yêu cầu cần thiết và đã được phát huy tích cực trong văn học Việt Nam.
c. Cách cho điểm- Điểm 11 – 12: Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, hiểu biết sâu về yêu cầu của bài và các tác phẩm, đoạn trích cần bàn; không sai chính tả; nội dung đạt yêu cầu.
- Điểm 9 – 10: Bài viết mạch lạc rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả; Phân tích được biểu hiện của nội dung “Văn dĩ tải đạo” trong tác phẩm, đoạn trích nhưng chưa có những đánh giá khái quát.
- Điểm 7 – 8: Hiểu yêu cầu những diễn đạt còn hạn chế, đạt được đa phần nội dung trên.
- Điểm 5 – 6: Còn mắc một số lỗi diễn đạt và chính tả; nội dung đạt được một nửa yêu cầu.
- Điểm 3 – 4: Phân tích chung chung, chưa làm rõ tính hướng thiện (giáo dục) trong các tác phẩm, đoạn trích trên.
- Điểm 1 – 2: Diễn đạt quá yếu kém, nội dung phân tích luẩn quẩn, không tập trung vào yêu cầu.
- Điểm 0: Sai nội dung hoàn toàn, lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9(73).doc