Đề thi học sinh giỏi khối 9 năm 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi khối 9 năm 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn

Câu 1. (1 điểm )

 Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:

 Áo đỏ em đi giữa phố đông

 Cây xanh như cũng ánh theo hồng

 Em đi lửa cháy trong bao mắt

 Anh đứng thành tro em biết không ?

 (Áo đỏ – Vũ Quần Phương)

Câu 2. (2 điểm)

Những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ?

Câu 3. (2 điểm):

 Tuy cùng có mối quan hệ giữa người và trăng, cũng diễn tả việc ngắm trăng, nhưng hai câu cuối bài thơ “Ngắm trăng” không gợi nỗi u hoài như hai câu cuối của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. Vì sao vậy?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi khối 9 năm 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mã kí hiệu:
Đ03V-09-HSG9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2008-2009
MÔN THI : Ngữ văn
Thời gian: 120 phút
 (Đề có 6 câu, 1 trang)
Câu 1. (1 điểm )
 Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt 
 Anh đứng thành tro em biết không ?
 (Áo đỏ – Vũ Quần Phương)
Câu 2. (2 điểm)
Những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ?
Câu 3. (2 điểm): 
	Tuy cùng có mối quan hệ giữa người và trăng, cũng diễn tả việc ngắm trăng, nhưng hai câu cuối bài thơ “Ngắm trăng” không gợi nỗi u hoài như hai câu cuối của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. Vì sao vậy? 
Câu 4. (2,0 điểm):
Trên cơ sở giải thích nghĩa của từ “nhóm” trong bài thơ “Bếp lửa”, em hãy trình bày một cách ngắn gọn về thành công của Bằng Việt trong việc sử dụng từ nhiều nghĩa.
Câu 5. (3,0 điểm):
Viết một đoạn văn chỉ rõ vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong việc làm nên cái hay của đoạn thơ sau:
	Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
	Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
	Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
	Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
	 (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 6. (10 điểm):
Đằng sau diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong “Cố hương” chính là tình cảm, thái độ của Lỗ Tấn đối với người nông dân và xã hội lúc bấy giờ. Cảm nhận của em về điều đó.
 Mã kí hiệu
HD03V-09-HSG9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2008-2009
MÔN THI : Ngữ văn
(Hướng dẫn có 4 trang)
Câu
Ý
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm
1(1điểm)
-Tác giả khai thác giá trị biểu hiện của trường từ vựng: Màu sắc (đỏ, xanh, hồng) .=> vẻ đẹp rực rỡ, lung linh của cô gái.
-Trường từ: Lửa (cháy, tro) => tình cảm nồng nàn của chàng trai
0.5
0,5
2(2 điểm)
Chất trữ tình toát lên từ:
- Phong cảnh thiên nhiên
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên
- Những suy nghĩ về con người, cuộc sống của các nhân vật phụ
0,5
1,0
0,5
3.(2điểm) 
+ Người xưa (Lí Bạch, Tản Đà) ngắm trăng mà thấy buồn cho cõi đời cát bụi trầm luân: nhìn trăng chỉ thấy sự cô đơn, lạnh lẽo. Với Lí Bạch- một con người có kỉ niệm sâu sắc với vầng trăng quê hương- nay trong hoàn cảnh tha hương, với tính cách của một người phóng khoáng, luôn đi tìm cho mình một lí tưởng sống nhưng chưa bao giờ gặp ¨Nỗi buồn thường trực
	+ Bác Hồ: người chiến sĩ cộng sản luôn ung dung, chủ động, tự tin vào cuộc sống, vào lí tưởng mà mình theo đuổi. Vì vậy bác ngắm trăng mà phát hiện ra vẻ đẹp của cõi người. Ở đây chỉ thấy sự ấm áp, giao hoà, gần gũi chứ tuyệt nhiên không thấy nỗi u sầu, cô độc.
1,0
1,0
4(2,0 điểm)
Giải thích nghĩa
(0,5 điểm)
Chỉ ra sự thành công (1,5 điểm)
- Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” có nghĩa là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên.
- Từ “nhóm” trong “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm...tâm tình” có nghĩa là bắt đầu gợi lên trong tâm hồn tình yêu thương nồng đượm. 
Việc sử dụng từ nhiều nghĩa của tác giả đã góp phần:
- Làm cho “bếp lửa” không chỉ dừng lại mang ý nghĩa của một hình ảnh thực mà trở thành một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng...=> “bếp lửa” vừa cụ thể, vừa khái quát trừu tượng.
- Làm cho việc làm của người bà trở nên có ý nghĩa lớn lao hơn: bà là người nhóm lửa, là người khơi dậy tình cảm yêu thương, khơi dậy ước mơ, khát vọng, tâm tình...=> nâng ý nghĩa của hình ảnh người bà.
- Khắc họa đậm nét tình cảm của người cháu đối với bà... 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
5(3,0 điểm)
Lưu ý:
Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo yêu cầu. Nội dung đoạn văn cần chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên cái hay của đoạn thơ. Những nội dung cơ bản cần có:
* Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật:
- Phép so sánh:
 + Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” => gợi sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền ra khơi – cũng chính là sức sống, vẻ đẹp của người dân chài lưới...
 + Hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” => Từ một sự vật bình thường, gần gũi cánh buồm trở thành biểu tượng thiêng liêng của làng quê --> Hình ảnh cánh buồm vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng vừa trở nên có ý nghĩa lớn lao...
- Phép nhân hóa:
 “Cánh buồm...Rướn thân trắng...” => Hình ảnh thơ trở nên sống động, có hồn à Nhà thơ đã cảm nhận được cái hồn của sự vật...
(Nếu thí sinh không chỉ cụ thể hình ảnh so sánh và nhân hóa thì cho không quá 1/2 số điểm của ý này).
* Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đã:
 - Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
 - Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh...
 - Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ. 
 Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, linh hoạt; biết đặt đoạn thơ trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật của cả bài thơ để trình bày.
1,5
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
6(10,0điểm) 
* Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày song cần phải từ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” để làm rõ thái độ, tình cảm của Lỗ Tấn.
 + Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”: 
 - Phảng phất buồn khi tận mắt thấy cảnh tiêu điều, xơ xác, thê lương của quê hương sau hai mươi năm xa cách.
 - Thất vọng, xót xa khi cảm nhận rõ sự sa sút, tha hóa của con người ở quê hương (Cảm giác không thốt ra lời khi thấy Nhuận Thổ xuất hiện với một bộ dạng đầy mệt mỏi, với một trạng thái tinh thần mụ mẫm, cam chịu...; cảm giác tê điếng khi Nhuận Thổ nói năng thiểu não, xưng hô cách bức, khi những tiếng “bẩm”, “thưa” đã trở thành bức tường ngăn cách và xóa đi tất cả tình cảm tự nhiên, gắn bó, gần gũi, in đậm dấu ấn một thời giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Bức tường ngăn cách ấy đã khiến người khổ không thể giãi bày, người sướng hơn không thể sẻ chia. Cuộc sống, con người, tình bạn...tất cả đều trở nên buồn thảm, bi đát...)
 - Không chút lưu luyến khi từ giã quê hương ( Sự biến dạng, sa sút của con người, của quê hương đã khiến “tôi” cảm thấy lẻ loi, ngột ngạt; ấn tượng đẹp về làng quê tan vỡ, hình ảnh Nhuận Thổ trong ký ức rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt lại trở nên nhạt mờ, ảo não. Để rồi người từ biệt quê cũ ra đi mà không hề có một chút luyến tiếc...)
 - Hi vọng tin tưởng vào sự đổi mới của quê hương
 ( Hình ảnh con đường ở cuối tác phẩm).
+ Tình cảm, thái độ của Lỗ Tấn:
 - Thấu hiểu về thực trạng lạc hậu, đau khổ của người nông dân.
 - Hiểu rõ về những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động ( cam chịu, bị động...).
 - Thái độ cự tuyệt với tất cả sự lỗi thời, lạc hậu của con người và quê hương.
 - Phê phán, tố cáo xã hội: đày đọa con người, khiến con người bị tha hóa cả về bộ dạng lẫn tinh thần.
 - Trăn trở về con đường đi của người nông dân và của xã hội:
 . Mong muốn vươn tới một xã hội mới.
 . Đặt ra một vấn đề bức thiết đối với người nông dân và với xã hội lúc bấy giờ: phải táo bạo, mạnh dạn trong việc tìm ra hướng đi mới, phải vươn tới chân trời mới bằng cả sự quyết tâm của mình. 
* Viết được bài văn có bố cục ba phần hợp lý, chặt chẽ.
* Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, mạch lạc.
* Không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
-Nếu thí sinh lấy việc phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ‘tôi” làm mục đích chính của bài viết trong đó có đề cập đến tình cảm, thái độ của nhà văn nhưng ý mờ nhạt thì không cho quá 5 điểm. 
- Nếu thí sinh sa vào viết chung chung về tác phẩm trong đó có đề cập đến diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và tình cảm, thái độ của nhà văn Lỗ Tấn thì cho không quá 4 điểm. 
5,0
5,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi tuyen sinh vao lop 10(1).doc