Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã Gia Nghĩa năm học 2007 – 2008

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã Gia Nghĩa năm học 2007 – 2008

Câu 1: 3đ

Vận dụng kiến thức đã học về từ láy, em hãy tìm và phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Sè sè nắm đất bên đường

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 2: 4đ

Phân tích so sánh hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Câu 3: 13đ

Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã Gia Nghĩa năm học 2007 – 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ GIA NGHĨA NĂM HỌC 07 – 08
THỜI GIAN 120 PHÚT
Câu 1: 3đ
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy, em hãy tìm và phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: 4đ
Phân tích so sánh hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Câu 3: 13đ
Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
 Đáp án
Câu 1:
- 4 từ láy: nao nao, nho nhỏ, dàu dàu, sè sè.
- Giải thích:
 Việc vận dụng những từ láy trên vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong lòng người đọc vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật vừa thể hiện được tâm trạng con người.
 “Nao nao, nho nhỏ”: gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thuý Kiều du xuân trở về. “Nho nhỏ” gợi sự nhỏ nhắn, xinh xắn của cây cầu, “nao nao” vừa gợi tả trạng thái chuyển động nhẹ nhàng của dòng nước, vừa gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân.
 Hai từ lày “sè sè, dàu dàu” vừa gợi tả được hình ảnh nấm mồ quá nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lõng giữa ngày lễ “tảo mộ”. Hai từ láy này nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật.
Câu 2:
Chỉ ra điểm giống và khác nhau của việc sử dụng hình ảnh ánh trăng trong mỗi bài thơ:
- Giống: 
 Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong sáng, người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khác: 
+ Đồng chí: Là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”
+ Đoàn thuyền đánh cá: Là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm.
+ Ánh trăng: Là vầng trăng tròn vành vạnh im phăng phắc, tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình bao dung và độ lượng. Vầng trăng khiến nhà thơ giật mình, ân hận day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tỉnh lương tâm tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội với thiên nhiên.
Câu 3:
* Mở bài:
- Nêu nhận xét chung về tình hình ăn mặc của học sinh hiện nay.
- Nhấn mạnh được cách ăn mặc đua đòi, không lành mạnh, không phù hợp của một số học sinh.
* Thân bài:
+ Giải thích được:
Thế nào là lối ăn chơi đua đòi, không lành mạnh (nêu biểu hiện cụ thể)
Nêu được ý kiến về những trang phục không phù hợp với học sinh (Có ví dụ cụ thể)
Đưa ra được những ý kiến về những trang phục không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
+ Đưa ra những lời thuyết phục bạn:
Đưa ra nhận định về trang phục đẹp, trang phục hợp thời trang, phù hợp với lứa tuổi.
Không nên đua đòi.
Là học sinh cần ăn mặc phù hợp với lứa tuổi.
Cần ăn mặc phù hợp với truyền thống của dân tộc.
Cần ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
* Kết bài: 
- Khẳng định vấn đề ăn mặc, đua đòi của học sinh hiện nay là không phù hợp.
- Kêu gọi các bạn học sinh hãy ăn mặc phù hợp với lứa tuổi và truyền thống.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG 9 THI XA GIA NGHIA NAM HOC 20072008.doc