Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn học: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn học: Ngữ Văn

 Đề thi học sinh giỏi lớp 9

 Môn: Ngữ Văn

 Thời gian: 150 phút

 I. Đề ra:

Câu 1: Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của các từ: già, xưa, cũ trong những câu thơ sau:

 - Mỗi năm hoa đào nở

 Lại thấy ông đồ già

 - Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông già xưa

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ

 (Trích "Ông Đồ"-Vũ Đình Liên)

Câu 2: Đọc bài thơ "ánh trăng"của nguyễn duy, hãy viết một bài văn có tiêu đề: ánh trăng và bài học sâu sắc .

 II.Đáp án và hướng dẫn chấm:

Câu 1 (3 điểm ): Yêu cầu học sinh phải đạt được các ý cơ bản sau:

- Đảm bảo không vi phạm các lỗi cơ bản về diễn đạt, tạo được ngữ cảnh phù hợp để trình bày vấn đề mà đề yêu cầu.

- Hiểu được nghĩa các từ "già" ,"xưa", "cũ" trong các câu thơ, phân tích và chỉ ra được các giá trị biểu đạt của chúng.

 +" Già", "xưa","cũ"trong các câu thơ đã cho cùng một trường nghĩa, cùng chỉ một đối tượng -ông Đồ, cái di tích tàn tạ của một thời. (0,75 điểm)

 + Già: Cao tuổi, vẫn sống, đang tồn tại. (0,25 điểm)

 + Xưa: Đã khuất, thời quá khứ, trái nghĩa với nay. (0,25 điểm)

 + Cũ: Gần nghĩa với "xưa" trong nét nghĩa đã nêu, ngoài ra còn có thêm nét nghĩa: đối lập với hiện tại - mới. (0,25 điểm)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn học: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi học sinh giỏi lớp 9
 Môn: Ngữ Văn
 Thời gian: 150 phút 
 I. Đề ra:
Câu 1: Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của các từ: già, xưa, cũ trong những câu thơ sau:
 - Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
 - Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông già xưa
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ
 (Trích "Ông Đồ"-Vũ Đình Liên)
Câu 2: Đọc bài thơ "ánh trăng"của nguyễn duy, hãy viết một bài văn có tiêu đề: ánh trăng và bài học sâu sắc .
 II.Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu 1 (3 điểm ): Yêu cầu học sinh phải đạt được các ý cơ bản sau:
- Đảm bảo không vi phạm các lỗi cơ bản về diễn đạt, tạo được ngữ cảnh phù hợp để trình bày vấn đề mà đề yêu cầu.
- Hiểu được nghĩa các từ "già" ,"xưa", "cũ" trong các câu thơ, phân tích và chỉ ra được các giá trị biểu đạt của chúng.
 +" Già", "xưa","cũ"trong các câu thơ đã cho cùng một trường nghĩa, cùng chỉ một đối tượng -ông Đồ, cái di tích tàn tạ của một thời. (0,75 điểm)
 + Già: Cao tuổi, vẫn sống, đang tồn tại. (0,25 điểm)
 + Xưa: Đã khuất, thời quá khứ, trái nghĩa với nay. (0,25 điểm)
 + Cũ: Gần nghĩa với "xưa" trong nét nghĩa đã nêu, ngoài ra còn có thêm nét nghĩa: đối lập với hiện tại - mới. (0,25 điểm)
- Giá trị biểu đạt: 
 + Chính qua những từ này khiến người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến cải, nỗi bâng khuâng, ngậm ngùi đầy thương cảm đối với kiếp người một thân thế - ông Đồ. (1điểm) 
 + Không gian (ở các câu thơ) như ngưng đọng ( mùa xuân- hoa đào) bất biến. Thời gian và con người một thời trôi chảy, biến đổi. Cái còn, cái hôm qua đã là cái mất, không tồn tại ,đã là dĩ vãng, là xưa cũ hôm nay. Đấy là một con người - nhân vật đã từng trung tâm của một thời bây giờ vừa đấy mà đã mất đi, đã thành dĩ vãng (0,5 diểm) . (Đối với ý này học sinh không cần diễn đạt đầy đủ như trên nhưng trong nội dung trình bày phải nêu được ý tưởng này)
Câu 2:(7 điểm) 
 - Yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được yêu cầu của đề, khai thác những nét thành công về hình tượng ánh trăng trong bài thơ để rút ra được bài học sâu sắc.
 - Bài viết lập luận chặt chẽ,gọn gàng, có sự liên kết lô gich, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện được cảm xúc chân thành, nhẹ nhàng mà tinh tế.
 - Có đủ bố cục ba phần rõ ràng, cân đối . 
 1.Mở bài: - Dẫn dắt được vấn đề của đề bài yêu cầu (0,5 điểm). Có thể là: Giữa bao cám dỗ của cuộc sống, đôi khi vô tình hay cố ý, con người quên đi những gì tốt đẹp mà mình đã từng gắn bó,để rồi đến một lúc nào đó chợt nhận ra những giá trị ấy đáng quý vô cùng 
 - Giới thiệu khái quát bài thơ"ánh trăng"của Nguyễn Duy (tập trung chủ yếu vào hình tượng ánh trăng - thấm đượm ý nghĩa nhân văn, gióng một hồi chuông phản tỉnh con người) (0,5 diểm).
2.Thân bài: * Y1: Vầng trăng quá khứ qua dòng hồi tưởng của tác giả:
 - Trăng mang vẻ đẹp hoang sơ mà rất đỗi gần gũi, gắn bó với con người,đó là vầng trăng của miền không gian sông, đồng, bể, rừng.Trăng và người là đôi bạn tâm giao" Vầng trăng thành tri kỉ" trong những không gian quen thuộc, giản dị, gian lao. (0,5 điểm)
 - Giữa con người và trăng, giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách mà hòa đồng" Trần trụi với thiên nhiên".Trăng và người mang vẻ đẹp hồn nhiên chân chất trong khoảng thời gian hơn nửa đời người từ ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Tình yêu của nhà thơ cũng nguyên sơ như cây cỏ tưởng sẽ không bao giờ quên những năm tháng vật lộn kiếm sống, rồi những tháng ngày chiến đấu, hi sinh gắn bó của đời lính với thiên nhiên đất nước, nhân dân hiền hòa"Ngỡ không bao giờ quên, Cái vầng trăng tình nghĩa" (0,5 điểm)
 *Y2: Vầng trăng thực tại:
 - Chuyển từ không gian quá khứ (sông, đồng, bể, rừng) đến với thành phố phồn hoa, bị hấp dẫn bởi văn minh đô thị'' ánh điện,cửa gương, phòng buyn-đinh", tâm hồn con người đã thay đổi (0,5 điểm) 
 - Trăng thì vẫn như xưa, mộc mạc , gần gũi ...nhưng con người đã mãn nguyện với thực tại vinh hoa phú quý, đánh mất những kỉ niệm đẹp trở thành người vô tình, để rồi" Vầng trăng đi qua ngõ, Như người dưng qua đường" (0,5 điểm)
 - Nghệ thuật đối lập "Ngỡ không bao giờ quên"(quá khứ ) với trăng( hiện tại) "như người dưng qua đường" làm tăng vị chua xót bất ngờ,để rồi con người giật mình thảng thốt trước biến cố không định trước của văn minh nhân tạo" thình lình đèn điện tắt, đột ngột vầng trăng tròn".Chính sự cố bất ngờ, đột ngột đã cảnh tỉnh kéo tâm hồn nhà thơ trở về quá khứ đầy nghĩa tình khiến lương tâm tự sám hối trước vầng trăng thánh thiện. (1 điểm)
 - Nhà thơ đối diện với vầng trăng" Ngửa mặt - nhìn mặt" cũng là đối diện với chính lương tâm, đối diện giữa thủy chung và bội bạc, giữa lòng vị tha và thói ích kỉ,...để tự nhìn lại mình, soi mình trong hiện tại, dũng cảm đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa. (0,5 điểm)
 - Trăng vừa được nhân hóa vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp nghĩa tình trước sau vẫn thế "Trăng cứ tròn vành vạnh",thủy chung, bình dị. Nhưng sự im lặng"ánh trăng im phăng phắc" là thái độ hết sức nghiêm khắc song vẫn khoan dung độ lượng, vị tha. Chính thái độ im lặng tuyệt đối khiến nhà thơ nghẹn ngào, xúc động" Có cái gì dưng dưng",ân hận, tự mình thú tội. Cái "giật mình" tự mình kiểm điểm, thức tỉnh lương tâm sống có trước có sau. (0,5 điểm)
 - Thông điệp nhà thơ muốn từ hình ảnh ánh trăng của bài thơ là: Đừng vô tình vô nghĩa, sống hiện tại không được quên quá khứ dẫu đó là sự gian lao, vất vả, nhọc nhằn. Phải thủy chung, vẹn tròn,"uống nước nhớ nguồn",biết trân trọng, tôn kính truyền thống. (1 điểm)
 3.Kết bài:
 ánh trăng là bài ca không quên về quá trình hoàn thiện mình của mỗi một con người trong cuộc sống hôm nay. Bài thơ nhắc nhở chúng ta đạo lí sống làm người trong mọi thời đại để không phải hối hận vì sự vô tình lãng quên bội bạc ân nhân. (1 điểm)
 * Lưu ý: - Nếu bài làm đầy đủ các ý và bảo đảm được các yêu cầu nêu trên mới cho điểm tối đa. 
 - Bài không cho 5 điểm nếu học sinh không đạt một trong ba yêu cầu trên. 
 - Căn cứ vào bài viết cụ thể để cho điểm mỗi ý phù hợp. Chỉ cho điểm mỗi ý tối đa khi học sinh viết trọn vẹn , diễn đạt lưu loát, có dẫn chứng thích hợp và phân tích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi van 9.doc