Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2006 - 2007

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2006 - 2007

Câu 1 (1,5 điểm)

 Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

 Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

 Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

 (Truyện Kiều - Nguyễn Du )

 Đọc kĩ đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:

1. Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng là:

A. Tả thực C. Tả và gợi

B. Tả cận cảnh D. Tả khái quát

2. Yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du:

A. Dùng phép liệt kê C. Sắp xếp bố cục

B. Lựa chọn chi tiết D. Sử dụng từ ngữ

3. Ngôn ngữ kể chuyện xuất hiện dưới hình thức:

A. Trực tiếp C. Độc thoại

B. Gián tiếp D. Đối thoại

4. Chọn phương án đúng nhất nói về tác dụng của từ láy trong đoạn thơ:

 A. Góp phần đắc lực trong việc thể hiện khung cảnh thiên nhiên chiều xuân êm đềm.

 B. Gợi lên không gian buổi chiều xuân yên tĩnh, mọi chuyển động nhẹ nhàng.

 C. Tạo bức tranh thiên nhiên đẹp, gợi cảm giác man mác, bâng khuâng trong lòng người.

 D. Gợi tả bức tranh chiều xuân nhuốm màu tâm trạng nhân vật trong tiết thanh minh.

5. Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật: vừa có chức năng biểu đạt vừa có chức năng biểu cảm. Hãy chọn một trong những từ: tà tà, thơ thẩn, nao nao và làm rõ hai chức năng trên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hải Dương
------------
Đề thi chính thức
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THcs
Năm học 2006-2007
----------------
 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/3/2007
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm)
 Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du )
	Đọc kĩ đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng là:
Tả thực C. Tả và gợi
Tả cận cảnh D. Tả khái quát 
Yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du:
Dùng phép liệt kê C. Sắp xếp bố cục 
Lựa chọn chi tiết D. Sử dụng từ ngữ 
Ngôn ngữ kể chuyện xuất hiện dưới hình thức:
Trực tiếp C. Độc thoại
Gián tiếp D. Đối thoại
Chọn phương án đúng nhất nói về tác dụng của từ láy trong đoạn thơ:
	A. Góp phần đắc lực trong việc thể hiện khung cảnh thiên nhiên chiều xuân êm đềm.
	B. Gợi lên không gian buổi chiều xuân yên tĩnh, mọi chuyển động nhẹ nhàng.
	C. Tạo bức tranh thiên nhiên đẹp, gợi cảm giác man mác, bâng khuâng trong lòng người.
	D. Gợi tả bức tranh chiều xuân nhuốm màu tâm trạng nhân vật trong tiết thanh minh.
5. Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật: vừa có chức năng biểu đạt vừa có chức năng biểu cảm. Hãy chọn một trong những từ: tà tà, thơ thẩn, nao nao và làm rõ hai chức năng trên.
Câu 2 (1 điểm)
	Chi tiết bé Thu (truyện Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) không nhận cha (khi anh Sáu đi kháng chiến trở về thăm nhà) gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 3 (1,5 điểm)
	Cảm nhận của em về tiếng ve trong những câu thơ sau:
	- Tôi ngồi gom tiếng ve rơi (Đỗ Quang Huỳnh)
- Tuổi thơ xanh thẳm tiếng ve (Chu Minh Khôi)
Câu 4 (6 điểm)
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
(Trịnh Công Sơn)
	Hãy tìm câu trả lời trong các văn bản ánh trăng - Nguyễn Duy, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Sách Ngữ văn 9).
Hết
	Họ tên thí sinh...Số báo danh........
 Chữ kí giám thị 1...........................Chữ kí giám thị 2.
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn
Câu 1: Các đáp án đúng là:
C (0,25 điểm)
D (0,25 điểm
B (0,25 điểm)
D (0,25 điểm)
Chọn 1 từ:
- chỉ ra được giá trị biểu đạt (phản ánh) 	(0,25 điểm)
- chỉ rõ giá trị biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) 	(0,25 điểm)
Câu 2: Nêu được các ý sau:
- Nguyên nhân của việc bé Thu không nhận ra cha mình: do vết thẹo (0,25 điểm)
- Chi tiết đó chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật.	 (0,25 điểm) 
- Người đọc thấm thía nỗi đau, nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh. 
	 (0,25 điểm)
- Suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh đã gây ra những đau thương mất mát, cảnh ngộ éo le cho bao con người, bao số phận. 	 (0,25 điểm)
Câu 3:
	- Các câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ bổ sung. 	 (0,5 điểm)
	- Tiếng ve được miêu tả độc đáo, hữu hình, giàu sắc thái biểu cảm. (0,5điểm)
	- Sự tưởng tượng phong phú của các tác giả đã gợi liên tưởng thú vị cho người đọc, tạo ra những cảm xúc đẹp. 	 (0,5 điểm)
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài nêu đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt.
Câu 4: 	 A. Yêu cầu chung
 Trên cơ sở nội dung các văn bản đã cho, dựa vào gợi ý trong lời dẫn để hiểu bản chất vấn đề: về tình cảm, thái độ sống tích cực của mỗi con người và ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc sống.
	B. Yêu cầu cụ thể
I. Nội dung:
	Về cơ bản phải nêu được các ý sau:
Con người sống trên cuộc đời cần có một tấm lòng:
- Khao khát sống có ích cho mọi người, cho xã hội, sẵn sàng đem sức lực của mình để cống hiến cho cuộc đời, cho đát nước. 
- Những tấm lòng ấy đáng quý, đáng trân trọng vì sự đóng góp lặng lẽ, âm thầm mang lại lợi ích cho cuộc đời.
- Có tình yêu cuộc sống, yêu con người; gắn bó, say mê với công việc. 
- Thuỷ chung, ân tình với quá khứ, với thiên nhiên, đất nước và chính mình.	
2) Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc đời; ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng:
- Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thực sự hạnh phúc khi nó góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình.	
- Tấm lòng đẹp và thái độ sống tích cực sẽ gợi những xúc cảm, suy tư, làm bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp ở người khác. Là sự thức tỉnh về cách sống, thêm khao khát được làm việc, được cống hiến; biết sống đẹp, ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. 
- Những tấm lòng, tâm hồn đẹp có khả năng khơi gợi cảm hứng nghệ thuật. 	
II. Hình thức:
 - Vận dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận, các phương thức biểu đạt phù hợp.
Dẫn chứng chính xác, phong phú; bố cục chặt chẽ.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi.
	C. Tiêu chuẩn cho điểm:
+ Điểm 6: Đáp ứng yêu cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt.
+ Điểm 4: Đạt được các yêu cầu trên, còn vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới bài viết, mắc vài lỗi diễn đạt.
+ Điểm 2: Cơ bản đáp ứng yêu cầu, dẫn chứng còn nghèo. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Lưu ý: Học sinh có thể có cách trình bày,diễn đạt khác nhưng phải toát lên được các nội dung đã nêu. Cần trân trọng, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde HSG Van 9 ( 150 phut).doc