Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Câu I :

1/ Nội dung nào đúng nhất với truyện ngắn Bến quê :

A. Truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lý , mang tính trải nghiệm sâu sắc .

B. Truyện thật phức tạp và mang tính triết lý trải nghiệm sâu sắc .

C. Truyện có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời một con người .

D. Cả A và C .

E. Cả B và C .

2/ ý nào sau đây là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc ?

A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người .

B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị , gần gũi của cuộc sống quê hương .

C. “ Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người” .

D. Trước khi đi ra ngoài hãy biết sống với quê hương của mình .

 

docx 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi
 (Thời gian 150 phút ) 
Phần 1: trắc nghiệm khách quan ( 9 điểm )
Câu I : 
1/ Nội dung nào đúng nhất với truyện ngắn Bến quê :
A. Truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lý , mang tính trải nghiệm sâu sắc .
B. Truyện thật phức tạp và mang tính triết lý trải nghiệm sâu sắc .
C. Truyện có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời một con người .
D. Cả A và C .
E. Cả B và C .
2/ ý nào sau đây là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc ?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người .
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị , gần gũi của cuộc sống quê hương .
C. “ Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người” .
D. Trước khi đi ra ngoài hãy biết sống với quê hương của mình .
3/ ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm Bến quê ? .
A. Tác phẩm thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống gia đình , quê hương .
B. Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người : Tình cảm gia đình , tình cảm anh em bè bạn .
C. Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khổ đau và niềm khao khát , cháy bỏng .
D. Tác phẩm thức tỉnh con người hãy biết tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời mỗi khi gặp khó khăn đó là gia đình và quê hương .
4/ Thành công xuất sắc của truyện ngắn Bến quê ?.
A. Khám phá thế giới nội tâm mang đầy ý nghĩa triết lý về con người .
B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu đạt và hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : Nghĩa thực và nghĩa biểu tuợng .
C. Cả A và B .
Câu II : 
1/ Dòng nào đây chỉ ghi tên tác phẩm tự sự trung đại :
A. Truyện người con gái Nam Xương , Bàn về đọc sách , truyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
B. Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh , truyện Kiều , Lặng lẽ Sa Pa 
C. Những ngôi sao xa xôi , Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh , Bến quê .
D. Hoàng Lê nhất thống chí , truyện người con gái Nam Xương , truyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
2/ Nhận xét sau đây về văn bản tự sự nào ?
 Nội dung truyện chứa đựng những suy ngẫm , trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời , thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống .
 A. Chiếc lược ngà . B. Những ngôi sao xa xôi .
 C. Lặng lẽ Sa Pa . D. Bến quê .
3/ Tác phẩm tự sự nào đúng với nhận xét sau : 
 Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính , có cách dẫn truyện tự nhiên , ngôn ngữ sinh động , trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .
 A. Lặng lẽ Sa Pa . B. Bến quê .
 C. Chiếc lược ngà . D. Những ngôi sao xa xôi .
4/ Đây là nhận xét về nét đặc sắc của văn bản tự nào ?.
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý có cánh kể truyện tự nhiên . Truyện còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa tự sự , trữ tình với bình luận .
 A. Người con gái Nam Xương . B. Lặng lẽ Sa Pa .
 C. Chiếc lược ngà . D. Lão Hạc .
Câu III : 
1/ Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên được viết vào năm nào ? 
 A. Năm 1960 . B. Năm 1961 .
 C. Năm 1962. D. Năm 1963 .
2/ Trong bốn câu thơ đầu của bài thơ Con Cò nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ ? 
 A. Cuộc sống nghèo khó vất vả . B. Thân phận nhỏ bé phụ thuộc .
 C. Số phận nổi chìm , gian lao . D. Cuộc sống quẩn quanh bế tắc .
3/ Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con” ? 
A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi .
B. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn .
C. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ .
D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người . 
4/ ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Con Cò .
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá .
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao .
C. Thể thơ tự do , giọng điệu linh hoạt .
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lý 
Câu IV : 
1/ Đây là nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ nào ?
 Bài thơ theo thể năm tiếng , có nhạc điệu trong sáng thiết tha , gần gũi với dân ca , nhiều hình ảnh đẹp , giản dị , gợi cảm những so sánh ẩn dụ sáng tạo .
 A. Con Cò . B. Mùa xuân nho nhỏ .
 C .Nói với con . D. Sang thu .
2/ Đây là tác giả nào ? 
 Ông sinh năm 1928 quê tỉnh An Giang tham gia cách mạng từ 1945 . Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ ông hoạt động ở Nam Bộ . Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước .
 A. Nguyễn Quang Sáng . B. Viễn Phương .
 C. Thanh Hải . D. Bằng Việt .
3/ Đây là bài thơ nào ? 
Bài thơ bắt đầu từ lời tâm sự và kết thúc bằng một hình ảnh thật đẹp . Hình ảnh đó đã trở thành đầu đề cho một tập thơ .
 A. Bếp lửa . B. Đồng Chí .
 C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. ánh trăng .
4/ Nhận định nào đúng nhất phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ Bếp lửa ?
 A. Miêu tả và biểu cảm 
 B. Tự sự và nghị luận .
 C. Cả A và B .
Câu V : 
 1/ Trong các dòng sau , dòng nào chỉ ghi tên các văn bản Nhật dụng .
A. Động Phong Nha , Cô Tô , Vượt thác 
B. Mẹ tôi , Cổng trường mở ra , Đi bộ ngao du .
C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ , Ca Huế trên sông Hương , Cổng trường mở ra .
D. Phong cách Hồ Chí Minh , Bàn về đọc sánh , Ôn dịch , thuốc lá .
2/ Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra mong muốn điều gì cho con mình khi đến trường .
A. Con vui sướng vì đi đến trường có đủ đồ dùng học tập .
B. Con có mọi thứ đều mới để khoe với bạn bè .
C. Con đến trường để được học với thầy cô và bạn bè .
D. Con có ấn tượng sâu sắc về ngày đầu tiên đi học .
3/ Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ của phương thức biểu đạt nào ?
 A. Lập luận và thuyết minh . B. Thuyết minh và tự sự .
 C. Tự sự và biểu cảm . D. Thuyết minh và biểu cảm .
4/ Nội dung của văn bản Ca Huế trên sông Hương đề cập đến vấn đề nào ? 
A. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh Huế .
B. Ca ngợi vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế .
C. Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái Huế .
D. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương .
Câu VI : 
1/ Cách hiểu nào đúng về một từ nhiều nghĩa ? 
A. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
B. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ đồng nghĩa khác nhau .
C. Cả A và B .
2/ Câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng - Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
 A. Hoán dụ . B. ẩn dụ .
 C. So sánh . D. Nhân hoá .
3/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết chúng ta phải làm gì ? .
A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ .
B. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói .
C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa .
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu .
4/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ .
A. Vì còn nhiều nhược điểm nên bạn An chưa đạt học sinh tiên tiến .
B. Vì có nhiều yếu điểm nên bạn An đạt học sinh tiên tiến . 
Câu VII :
1/ Khả năng kết hợp của tính từ để tạo thành cụ tính từ .
A. Kết hợp về phía trước .
B. Kết hợp về phía sau .
C. Kết hợp cả về phía trước và phía sau .
2/ Từ “ Băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ ? 
A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình là người đúng hay sai .
B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi .
C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn .
D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi .
3/ Câu văn “ Blăng- sốt hổ thẹn lặng ngắt và quằn quại , dựa vào tường hai tay ôm lấy ngực” thuộc loại câu nào ? 
 A. Câu đơn . B. Câu đặc biệt .
 C. Câu ghép có từ nối . D. Câu ghép không có từ nối .
4/ Trong những câu dưới đây câu nào thuộc kiểu câu cầu khiến ?
A. Sao thế , ai mà chẳng có bố . 
B. Cháu ... cháu không có bố .
C. Thôi nào... đừng buồn nữa cháu ơi và về nhà mẹ cháu với bác đi . 
D. Bác có muốn làm bố cháu không ? 
Câu VIII :
1/ Lợi ích của việc học Hội thoại là : 
A. Biết phân chia lượt lời .
B. biết giữ quan hệ thứ bậc và khoảng cánh đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp .
C. Việc giao tiếp đạt hiệu quả hơn .
D. Cả A , B và C .
2/ Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
 A. Phương châm về lượng . B. Phương châm về chất .
 C. Phương châm quan hệ . D. Phương châm lịch sự .
3/ Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? 
Lan hỏi Bình :
	- Cậu có biết trường Đại Học Bách khoa Hà Nội ở đâu không ? 
	- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu . 
 A. Phương châm về chất . B. Phương châm về lượng .
 C. Phương châm lịch sự . D. Phương châm cách thức .
4/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi :
Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại : Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn . (Theo Ngữ văn 9 – Tập 1 ) 
 Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng ? 
 A. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới . B. Tất cả trẻ em trên thế giới .
 C. Tất cả công dân trên thế giới . D. Tất cả phụ nữ trên thế giới.
Câu IX : 
1/ Điều nào không nên làm khi viết bài nghị luận về tác phẩm tự sự .
A. Đọc kỹ yêu cầu đề bài .
B. Xác định tác giả , tác phẩm là đối tượng nghị luận .
C. Căn cứ vào tư tưởng , chủ đề , đặc điểm , tính cánh nhân vật được phản ánh trong tác phẩm .
D. Nhận xét đánh giá tác phẩm khác của cùng tác giả mà mình yêu thích hơn .
2/ Yêu cầu nào không cần thiết khi viết bài nghị luận về bài thơ , đoạn thơ ?
A. Bố cục bài viết mạch lạc .
B. Các ý liên kết chặt chẽ .
C. Lời văn gợi cảm chân thành .
D. Ngôn ngữ trau chúôt , bóng bẩy .
3/ Điều gì cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ?
A. Sử dụng đúng lúc , đúng chỗ .
B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh .
C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh .
D. làm đối tượng thuyết minh được nổi bật .
4/ Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
Sài Gòn vẫn trẻ . Tôi thì đương già . Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đát nước thì cái đô thị này còn xuân chán . Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt , miễm là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cánh tưới tiêu , chăm bón , trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này .
Tôi yêu Sài Gòn da diết ... Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào , vào buổi chiều lộng gió nhớ thương dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã , bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh ( Theo Ngữ văn 7- Tập 1 ) 
 A. Tự sự . B. Thuyết minh .
 C. Nghị luận . D. Biểu cảm .
Phần 2 : tự luận ( 11 điểm )
Câu I : ( 4 điểm ) 
 Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ sau : 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một nhành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến 
	Một mùa xuân nho nhỏ 
	Lặng lẽ dâng cho đời 
	Dù là tuổi hai mươi 
	Dù là khi tóc bạc 
( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải ) 
Câu II : ( 7 điểm ) 	
	 Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận xét : “ Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường những nghịch lý , ngẫu nhiên , vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta ‘’.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_9.docx
  • docx1_091220101431445034290.docx