Đề thi học sinh giỏi sinh 9 năm học 2009- 2010 thời gian làm bài: 120 phút

Đề thi học sinh giỏi sinh 9 năm học 2009- 2010 thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: Ở bí ngô tính trạng quả màu trắng được qui định bởi gen A là trội hoàn toàn so với quả màu vàng được qui định bởi gen A.

 1. Khi lai cây có kiểu gen dị hợp về tính trạng quả màu trắngvới cây có tính trạng quả màu vàng thì F1 có tỉ lệ kiểu gen là:

 A. 100% Aa B. 100% aa

 C. 50% Aa : 50% aa D. 25% AA: 50% Aa: 25 % aa

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1484Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi sinh 9 năm học 2009- 2010 thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi sinh 9
Năm học 2009- 2010
Thời gian làm bài: 120 Phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: ở bí ngô tính trạng quả màu trắng được qui định bởi gen A là trội hoàn toàn so với quả màu vàng được qui định bởi gen A.
 1. Khi lai cây có kiểu gen dị hợp về tính trạng quả màu trắngvới cây có tính trạng quả màu vàng thì F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
 A. 100% Aa B. 100% aa
 C. 50% Aa : 50% aa D. 25% AA: 50% Aa: 25 % aa
 2. Khi lai 2 cây có kiểu gen dị hợp về tính trạng quả màu trắng với nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
 A. 100% Aa B. 100% a a
 C. 50% Aa : 50% aa D. 25% AA: 50% Aa: 25 % aa
Câu 2: Hoạt động nào của NST dưới đây chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
 A. Sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
 B. Sự phân ly về 2 cực của tế bào của các NST đơn.
 C. Sự phân ly độc lập của các NST kép.
 D. Cả A và C
Câu 3: Có 10 tế bào sinh dục thuộc cùng một loài tiến hành phân bào nguyên nhiễm.
 1. Nếu 10 tế bào này đều nguyên phân 5 lần thì số tế bào con được tạo ra là:
 A. 80 B. 120 C. 160 D. 320
 2. Nếu 10 tế bào đều thự hiện nguyên phân một số đợt bằng nhau và thu được 160 tế bào con thì mỗi tế bào thực hiện nguyên phân số lần là:
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4: ở một loài động vật con đực sinh ra 256 tinh trùng ,con cái sinh ra 64 tế bào trứng. Khi tinh trùng thụ tinh với tế bào trứng và hình thành 8 hợp tử thì:
 1. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là:
 A. 3,125% B. 6,25% C. 12,5 % D. 25%
 2. Hiệu suất thụ tinh của trứng là:
 A. 3,125% B. 6,25% C. 12,5 % D. 25%
Câu 5: Một chuột cái đẻ được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống sót của hợp tử là 75%. Số hợp tử được tạo thành là:
 A. 6 B. 7 C .8 D. 9
Câu 6: Một gen có chiều dài 4080 A0 . 1 đột biến đã làm mất 1 cặp nuclêôtít của gen. Số nuclêôtít của gen sau khi bị đột biến là:
 A. 2400 B. 2399 C. 2401 D. 2398
Câu 7: Một đoạn của phân tử ADN có 120 chu kì xoắn. Chiều dài của đoạn ADN đó là:
 A. 4080A0 B. 3060 A0 C. 5100 A0 D. 8160 A0 
Câu 8: Cơ chế hình thành thể đa bọi là: 
 A. Tất cả các cặp NST không phân ly.
 B . Rối loạn phân ly của 1 vài cặp NST.
 C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN.
 D. Rối loạn phân ly của 1 cặp NST.
Câu 9: Bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính?
 A. Bệnh Đao và ung thư máu. B. Bệnh Bạch tạng.
 C. Bệnh mù màu đỏ và lục và bệnh máu khó đông. 
 D. Bệnh máu khó đông và bệnh Đao.
Câu 10: Bệnh máu khó đông do 1 gen qui định và nằm trên NST giới tính. Gen A - Không mắc bệnh, gen a- mắc bệnh. Một cặp vợ chồng không bị bệnh máu khó đông sinh ra đứa con trai bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người mẹ là:
 A. XAXA B. XAXa C. XaXa D. XAXA hoặc XAXa
 Phần II: Tự luận
Câu 1: So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến? 
Câu 2: Bệnh Đao là gì? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh Đao và lập sơ đồ minh hoạ.
Câu 3: Hai gen có chiều dài bằng nhau và bằng 5100A0tự sao liên tiếp 1 số lần không bằng nhau kết quả đã tạo ra 24 gen con. Trong quá trình tự sao môi trường đã cung cấp 17200 nuclêôtít loại A. 
a. Xác định số lần tự sao của mỗi gen?
b. Số nu từng loại của mỗi gen, biết rằng gen I có số nuclêôtít loại A ít hơn số nuclêôtít của gen II là 120 nucêôtít.
c. Do bị tác nhân phóng xạ gen I bị đột biến có 3799 liên kết hiđro. Hãy cho biết đây là dạng đột biến gì? Số nu từng loại của mỗi gen là bao nhiêu? Biết rằng chiều dài của gen không thay đổi.
Câu 4: ở người, bệnh teo cơ do gen d nằm trên NST giới tính X qui định; gen trội D qui định cơ phát triển bình thường.
 a. Nếu mẹ và bố có cơ phát triển bình thường thì các con sinh ra sẽ thế nào?
b. Nếu các con trong một gia đình có con trai bình thường, con trai teo cơ, con gái bình thường, con gái teo cơ thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ như thế nào? Lập sơ đồ minh hoạ?
Đáp án- thang điểm
Câu 1: So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
a. điểm giống nhau:
 - Đều là các biến dị có liên quan đến vật chất di truyền( tái tổ hợp hoặc biến đổi)
- Đều là các biến dị cá biệt, di truyền được và không xác định.
- Đều làm xuất hiện các biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên.
b. Điểm kác nhau:
- 
Biến dị tổ hợp
Biến dị đột biến
Về cơ chếphát sinh:
- do cơ chế phân ly và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân và trong quá trình thụ tinh.
về tính chất biểu hiện: 
- BDTH dựa trên cơ chế tái tổ hợp các gen vốn đã có ở bố mẹ hoặc tổ tiên, do đó có thể làm xuất hiện các tính trạng vố đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước.
- Do tác động của môi trường trong cơ thể hoặc ngoại cảnh làm thay đổi cấu trúc hoặc số lượng vật chất di truyền( Đột biến gen hay số lượng, cấu trúc NST)
- BD ĐB thể hiện một cách đột ngột ngẫu nhiên phần lớn các đột biến xuất hiện là đột biến lặn và có hại hoàn toàn chưa có ở thế hệ trước.
Câu 2: 
a. Khái niệm bệnh Đao: 
 Bệnh Đao là hội chứng bệnh phát sinh ở những người thuộc thể dị bội 3 nhiễm, thừa một NST số 21; trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST số 21, tức thuộc dạng 2n +1 = 47 NST.
b. Cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh Đao
 Trong giảm phân tạo giao tử ,cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố ( hoặc mẹ0 không phân ly dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử: Loại giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST số 21. Giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường chưa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số 21 và bị bệnh Đao.
Sơ đồ minh hoạ.
 Bố mẹ 2 NST số 21 2 NST số 21 
Giảm phân Đột biến
 bình thường
Giao tử 1 NST số 21 2 NST số 21 0 NST số 21
Hợp tử 3 NST số 21
 ( Bệnh Đao)
Câu 3: 
 a. - Gọi k1 là số lần tự sao của gen I => Số gen con được tạo ra từ gen I là 2k1.
- Gọi k2 là số lần tự sao của gen II => Số gen con được tạo ra từ gen II là 2k2.
 Theo đầu bài tổng số gen con được tạo ra là 2k1 + 2k2 = 24.
 Lập bảng 
k1
 1 2 3 4 5 
k2
lẻ lẻ 4 3 âm
 Vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
 k1 = 3 và k2 = 4 hoặc k1 = 4 và k2 =3.
 b. Tính số nu từng loại của gen.
 - Số nu loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình tự sao của gen I là:
 AI. ( 2k1 - 1).
- Số nu loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình tự sao của gen I là:
 AII. ( 2k2 - 1).
Theo giả thiết ta có: AI. ( 2k1 - 1) + AII. ( 2k2 - 1) = 17200
=> AI. ( 2k1 - 1) + (AI + 120). ( 27-k1 - 1) = 17200.
 + Trường hợp 1: k1 = 3
 => 7 A1 + ( AI + 120) . 15 = 17200
 22AI = 15400
 AI = 700 (nu) 
 Gen I có : AI = TI = 700 (nu)
 GI = XI = 800( nu)
Câu 4: 
a. Xác định con:
Qui ước: XD : Bình thường
 Xd : Teo cơ
- Mẹ bình thường có kiểu gen : XDXD hoặc XDXd 
- Bố bình thường có kiểu gen XDY.
 Có 2 trường hợp:
 + Trường hợp 1: Mẹ bình thường có kiểu gen XDXD
 Sơ đồ lai: 
 P : Mẹ XDXD x Bố XDY
 Gp : XD XD ; Y
 Kiểu gen F1 : XDXD : XDY
 Kiểu hình: 1 con gái bình thường; 1 con trai bình thường.
 + Trường hợp 2: Mẹ bình thường có kiểu gen XDXd
 Sơ đồ lai: 
 P : Mẹ XDXd x Bố XDY
 Gp XD ; Xd XD ; Y
 Kiểu gen F1 : XDXD : XDXd : XDY : XdY
 Kiểu hình F1 : 2 Con gái bình thường
 1 con trai bình thường
 1 Con grai teo cơ.
b. Xác định bố mẹ:
- Xét con trai: 
 Con trai bình thường: XDY. Đứa con trai này nhận giao tử XD từ mẹ và giao tử Y từ bố.
 Con trai teo cơ: XdY. Đứa con trai này nhận giao tử Xd từ mẹ và giao tử Y từ bố.
 Vậy mẹ tạo được 2 loại giao tử là XD và Xd nên kiểu gen của mẹ là XDXd, kiểu hình bình thường.
- Xét con gái:
 Con gái có đứa teo cơ, kiểu gen XdXd. Đứa con này nhận 1 giao tử Xd từ mẹ và giao tử Xd từ bố.
 Bố tạo được giao tử Xd nên kiểu gen của bố là XdY, kiểu hình bị teo cơ.
 Sơ đồ lai minh hoạ:
 P : mẹ XDXd x bố XdY
 Gp XD ; Xd Xd ; Y
 Kiểu gen F1 : XDXd : XdXd : XDY : XdY
 Kiểu hình : 1 con gái bình thường.
 1 con gái teo cơ.
 1 con trai bình thường.
 1 con trai teo cơ.

Tài liệu đính kèm:

  • dochsg sinh 9.doc