Đề thi học sinh giỏi thcs năm học 2011-2012 môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi học sinh giỏi thcs năm học 2011-2012 môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Nêu các dạng đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?

Câu 2: Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Nêu tất cả các dạng tổ hợp của các cặp NST giới tính ( Kể cả quá trình giảm phân tạo giao tử không bình thường). Nêu những hiểu biết của em về bệnh tơcnơ, vì sao thai nhi có tổ hợp NST XO thì sống còn YO thì chết?

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thcs năm học 2011-2012 môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THANH UYÊN 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS NĂM HỌC 2011-2012
Môn: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nêu các dạng đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 2: Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Nêu tất cả các dạng tổ hợp của các cặp NST giới tính ( Kể cả quá trình giảm phân tạo giao tử không bình thường). Nêu những hiểu biết của em về bệnh tơcnơ, vì sao thai nhi có tổ hợp NST XO thì sống còn YO thì chết?
Câu 3: Ở một loài có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24180 NST đơn.
a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b/ Các tế bào con tiến hành giảm phân. Xác định số nhiễm sắc thể có trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I và kì sau của giảm phân II.
c/ Các tế bào con trên đều giảm phân tạo tinh trùng. Tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất 10%. Xác định số lượng tinh trùng được thụ tinh.
d/ Các trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng trên đều được sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 50%.
Câu 4: Ở người: 	Gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng. 
Gen B quy định tầm vóc thấp, gen b quy định tầm vóc cao. 
(Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau).
a/ Nếu bố tóc xoăn tầm vóc cao, mẹ tóc thẳng tầm vóc thấp các con của họ sinh ra có thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
b/ Nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn tầm vóc thấp mà con của họ có người tóc thẳng tầm vóc cao thì kiểu gen của của bố mẹ như thế nào?
Câu 5: Một đoạn gen có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% tổng số nuclêôtit của gen và số nuclêôtit loại A = 600.
a/ Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen?
b/ Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen?
------------ HẾT-----------
 	 ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC
Câu 1: Nêu các dạng đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh các dang đột biến đó?
- Có hai dạng đột biến số lượng NST: Đột biến thể dị bội và đột biến thể đa bội. (0,25điểm) 
* Đột biến thể dị bội:
 - Khái niệm: Thể dị bội là hiện tượng thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST nào đó trong tế bào sinh dưỡng.	(0,5điểm) 
Gồm các dạng: 	(0,5điểm) 
2n + 1
2n – 1
2n – 2 
Sự phát sinh thể dị bội: 	(0,5điểm) 
Do sự phân li không bình thường ở một hoặc vài cặp NST trong quá trình giảm phân dẫn tới tạo thành giao tử mà trong giao tử chứa cặp NST tương đồng hoặc không có NST nào.
* Đột biến thể đa bội:
 - Khái niệm: Là hiện tượng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST tăng gấp bội là bội số của n và lớn hơn 2n.	 (0,5điểm) 
Gồm các dạng: 3n; 4n.	(0,25điểm) 
Sự phát sinh thể đa bội:
Sự phát sinh thể đa bội (lẻ) 3n:
Tế bào 2n giảm phân không bình thường xảy ra trên tất cả các cặp NST sẽ tạo nên giao tử (2n NST). giao tử này kết hợp với giao tử bình thừơng (n NST) tạo nên hợp tử (3n NST). 	(0,5điểm) 	
 *Cơ chế hình thành các dạng đa bội (chẵn)4n:
Giao tử không bình thường (2n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử 4n	(0,5 điểm) 
Trong quá trình nguyên phân ( Rối loạn) NST đã nhân đôi nhưng không phân li về hai cực của tế bào tạo thành hợp tử 4n. 	(0,5 điểm) 
 Bài 2: Giới tính được xác định do sự phân li của các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong quá trình thụ tính là cơ chế xác định giới tính. 	(0,5 điểm) 
- Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở bố thì cho ra NST giới tính X và Y 	(0,5 điểm) 
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, 	(0,25 điểm) 
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng tạo thành hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai	(0,25 điểm) 
 SĐL: 	(0,5 điểm) 
*Nêu các dạng tổ hợp của các cặp NST giới tính: (1 điểm) 
XX; XY; XXX; OX;XXY,OY
Bệnh tơcnơ bệnh nhân chỉ có 1 NST gới tính là X, tổ hợp GT XO 	( 0,25 điểm) 
- Biểu hiện: Là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung bé, thường mất trí và không có con.	 	(0,25 điểm) 
- Trong thụ tinh nếu hình thành tổ hợp YO thai xẽ chết khi mới hình thành vì NST Y nhỏ hơn nhiều NST X. Nên nó sẽ thiếu những gen cần thiết cho sự sống. 	(0,5 điểm) 
Bài 3: (4 điểm) 
a/ Bộ NST lưỡng bội của loài là:
10*2n( 25 – 1) = 24180
	2n = 
2n = 78 NST. 	(0,5 điểm) 
b/ Số tế bào con được tạo thành là:
10*25 = 320 ( tế bào)	(0,5 điểm) 
- Kì sau của giảm phân I. nhiễm sắc thể là: 2n = 78 NST kép ( Vì NST nhân đôi ở kì trung gian)
Số NST trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I là:
78 NST kép X 320 = 24960 NST kép.	(0,5 điểm) 
- Kì sau của giảm phân II (n đơn bội kép) = 39kép tách thành 78 đơn.
Số tế bào là: 320 x 2 = 640 tế bào
Số NST trong các tế bào là: 640 x 78 đơn = 49920 NST đơn.	(0,5 điểm) 
c/ Số tinh trùng được tạo thành là:
Cứ 1 tế bào giảm phân cho 4 tinh trùng.
Vậy 320 tế bào tạo ra số tinh trùng là:
320x 4 = 1280 tinh trùng. 	(0,5 điểm) 
Số tinh trùng được thụ tinh là: 
1280* = 128 tinh trùng.	(0, 5 điểm) 
d/ Ta có: Số tinh trùng được thụ tinh = số trúng được thụ tinh = số hợp tử = 128	
(0,25 điểm) 
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
Số trứng tham gia thụ tinh là:
128*= 256 (trứng) 	(0,25 điểm) 
Cứ 1 tế bào giảm phân tạo ra 1 trứng.
Vậy 256 trứng cần 256 tế bào sinh trứng.
Vậy từ 1 tế bào đầu để tạo ra 256 tế bào cần số lần nguyên phân là:
2x = 256
x = 8. vậy tế bào cần nguyên phân 8 lần.	(0,5điểm) 
Câu 4: (4 điểm) Quy ước gen:
 	Gen A quy định tóc xoăn. 
Gen a quy định tóc thẳng. 
Gen B quy định tầm vóc thấp. 
Gen b quy định tầm vóc cao. 
(Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau).
a/ 	Bố tóc xoăn, tầm vóc cao có KG A_bb	(0,5điểm) 
Mẹ tóc thẳng, tầm vóc thấp có KG aaB_
Bố và mẹ có KG A_bb và aaB_ có thể có những trường xảy ra như sau:
1/	 Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
2/	Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
3/	Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
4/	Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
* TH 1: P: Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)	 (0,5điểm) 
Gp: Ab	aB
	F1:	AaBb	100% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp)
KG: 100% AaBb.
KH: 100% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp)
* TH 2: P: Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
Gp: Ab	,ab	aB
	F1:	AaBb	; 	aaBb	(0,5điểm) 
KG: 50% AaBb : 50% aaBb	
50% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 50% (Tóc thẳng, tầm vóc thấp) 
* TH 3: P: Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
 Gp: Ab	 aB, ab
	F1:	AaBb	; Aabb	(0,5điểm) 
KG: 50% AaBb : 50% Aabb
50% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 50% (Tóc xoăn, tầm vóc cao) 
* TH 4: P: Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)
 Gp: Ab, ab	 aB, ab	(0,5điểm) 
	F1:	AaBb	; Aabb; aaBb; aabb	
KG: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb
KH: 25% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 25% (Tóc xoăn, tầm vóc cao) : 25% (tóc thẳng, tầm vóc thấp): 25% (Tóc thẳng, tầm vóc cao)
b/ Bố và mẹ có kiểu hình tóc xoăn, tầm vóc thấp => KG của bố và mẹ phải là: A_B_ (1) 	 (0,5điểm) 
con của họ có người tóc thẳng, tầm vóc cao ( mang ttính trrạng lặn) => KG của con là: aabb
vậy bố và mẹ phải luôn đồng thời cho giao tử ab.(2) 	(0,5điểm) 
Từ (1), (2) => Kiểu gen của bố và mẹ là: AaBb. 	(0,5điểm) 
Bài 5: (4 điểm) 
a/ Tỉ lệ % mỗi loại nuclêotit của gen:
 	- Trong gen ta luôn có tổng của hai loại nuclêotit không bổ sung cho nhau bằng 50% N.
- Mặt khác theo giả thiết tổng của 2 loại nuclêotit ( chưa rõ là 2 nuclêotit nào) bằng 40%N. suy ra đó phải là tổng của của hai loại nuuclêotit bổ sungg cho nhau.
- Ta có hai trường hợp có thể xảy ra:
*Trường hợp 1: (0,5điểm) 
A + T = 40% N
=> A = T = = 20% N	(0,5điểm) 
G = X = 50% - 20% = 30% N 	(0,5điểm) 
*Trường hợp 2 :
G + X = 40%
G = X = = 20% N	(0,5điểm) 
A = T = 50% - 20% = 30% N 	(0,5điểm) 
b/ Số lượng nuclêotit mỗi loại trong gen :
*Trường hợp 1:
Theo giả thiết : A = 600 = 20%
A = T = 600 N	(0,5điểm) 
G = X = = 900 N	(0,5điểm) 
*Trường hợp 2 :
Theo giả thiết : A = 600 = 30%
A = T = 600 N	(0,5điểm) 
G = X = = 400 N	(0,5điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG HUYEN MON SINH HOC 9.doc