Đề thi học sinh giỏi (vòng trường) năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn 8

Đề thi học sinh giỏi (vòng trường) năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn 8

Câu 1:

 Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm

Trên đường đi như những bóng âm thầm

Nhận đau khổ mà gởi vào trong im lặng.

(Liên hiệp lại)

 Trình bày ý kiến của em về mỗi nhận xét trên.

Câu 2: (7 điểm)

 Văn học đầu thế kỉ XX đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành hai khu vực: hợp pháp và bất hợp pháp. Ở khu vực nào văn học cũng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.

 Bằng c ác tác phẩm văn học đã học ở ngữ văn 8 Trung học cơ sở anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên ở khu vực văn học hợp pháp.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi (vòng trường) năm học 2009 – 2010 môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT bình xuyên
Trường THCS Hương canh
Đề thi học sinh giỏi (Vòng trường)
Năm học 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 
	Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào trong im lặng.
(Liên hiệp lại)
	Trình bày ý kiến của em về mỗi nhận xét trên. 
Câu 2: (7 điểm)
	Văn học đầu thế kỉ XX đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành hai khu vực: hợp pháp và bất hợp pháp. ở khu vực nào văn học cũng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
	Bằng c ác tác phẩm văn học đã học ở ngữ văn 8 Trung học cơ sở anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên ở khu vực văn học hợp pháp.
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
	 Họ tên thí sinhSố báo danh.
Phòng GD&ĐT bình xuyên
Trường THCS Hương canh
Đáp án đề thi học sinh giỏi 
(vòng trường)
Năm học 2009 – 2010
Môn thi : Ngữ văn 8
Câu 1: (3 điểm)
Yêu cầu:
	a. Nội dung: Học sinh trình bày được mặt đúng và mặt chưa đúng của hai nhận xét trong các trường hợp cụ thể.
	- Sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
	b. Hình thức: Học sinh trình bày dưới dạng một bài nghị luận có đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
Dàn ý:
Mở bài.(0.25 điểm)
	(Có nhiều cách mở bài), Miễn học sinh nêu được vấn đề cần nghị luận “ Im lặng là vàng”
Thân bài.
	* Điểm chung của hai nhận xét: (1,5 điểm)
	- Cả hai nhận xét trên đều đúng, nhưng mỗi nhận xét đúng với một số hoàn cảnh khác nhau.(0.25 điểm)
	+ Trong trường hợp cần im lặng để giữ bí mật ( học sinh có thể nêu dẫn chứng trong chiến đấu, học tập, sản xuất, kinh doanh., phân tích đẻ thấy được giá trị của im lặng).(0.5 điểm)
	+ Trong trường hợp thể hiện sự tôn trọng người khác ( học sinh có thể lấy dẫn chứng trong văn học, thực tế đời sống..).(0.25 điểm)
	+ Nếu im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công, trước sự súc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người lương thiện.thì sự im lặng đó là dại khờ, hèn nhát, và suốt đời phải sống trong đau khổ. (0.5 điểm)
	* Điểm riêng của hai nhận xét: (1 điểm, mỗi ý là 0,5 điểm)
 	- Về hình thức của câu tục ngữ phương Tây: “Im lặng là vàng” đã sử dụng nghệ thuật so sánh “ im lặng” với “ vàng” cái trừu tượng với cái cụ thể . “ Vàng” là kim loại quí, hiếm so sánh như vậy để khẳng định giá trị của sự im lặng. Câu tục ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau nhằm đúc kết một kinh nghiệm sống.(0,5 điểm)
	- Về hình thức các câu thơ của Tố Hữu sử dụng kiểu câu ngắn, nhịp thơ nhanh, rắn rỏi, đanh thép đưa ra một cách hiểu cụ thể, rõ ràng hơn về hình ảnh của những người dân sống trong cảnh nước mất nhà tan, thân làm nô lệ. Trong hoàn cảnh đó không nên “ khóc” , “ rên”, “ van”. Càng không nên “ im lặng” mà cần phải cùng nhau “liên hiệp lại” cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do và bình đẳng. (0,5 điểm)
 c. Kết luận: (0,25 điểm)
	- Học sinh khẳng định lại tác dụng của hai nhận xét trong đời sống. Đặc biệt là lời thơ của Tố Hữu có tác dụng thức tỉnh, kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
	- Rút ra bài học cho bản thân từ hai nhận xét trên. 
Câu 2: (7 điểm)
Yêu cầu:
	* Về kĩ năng:
	Đây là kiểu bài nghị luận tổng hợp. Học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng làm bài nghị luận bằng các phép lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luậnmột cách hợp lí.
	Bài có bố cục ba phần: mở bài; thân bài; kết luận rõ ràng, lôgic; lập luận chặt chẽ, làm rõ các luận điểm. Luận chứng , luận cứ chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện
	Diễn đạt trong sáng, giản dị, có cảm xúc, không sai chính tả, trình bày sạch đẹp.
	* Về nội dung:
	a. Giải thích: (2 điểm)
	- “ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa” : văn xuôi Quốc ngữ, phong trào thơ mới. Phóng sự, phê bình văn học, kịchlà những biểu hiện đổi mới của văn học theo hướng hiện đại hóa.(0.25 điểm)
	- Văn học hình thành hai khu vực: hợp pháp và bất hợp pháp.
	+ ở khu vực hợp pháp: văn học lại phân hóa thành các trào lưu mà nổi bật là hai trào lưu chính: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực.(0,25 điểm)
	+ ở khu vực bất hợp pháp: thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là các sáng tác của những chiến sĩ ở trong tù..(0,25 điểm)
	- Văn học thời kì này phát triển với nhịp điệu khẩn trương, thu được thành tựu phong phú, có giá trị nhân đạo sâu sắc ở cả hai khu vực hợp pháp và bất hợp pháp. .(0,25 điểm)
	 - “Nhân đạo” là lòng yêu thương của con người với gia đình, với quê hương, đất nước; là sự cảm thông với số phận của con người; Lên án tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của họ..( 1 điểm)
b. Chứng minh giá trị nhân đạo thể hiện ở khu vực hợp pháp:
	* Trào lưu văn học lãng mạn:.(2 điểm)
	+ Giải thích khái niệm văn học lãng mạn: (0,5 điểm)
	- Văn học lãng mạn là tiếng nói cá nhân giàu cảm xúc: trốn vào tình yêu; trốn lên thiên đàng; trốn xuống địa ngục; cái tôi cá nhân; tuy nhiên một số tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thầm kín, lòng yêu thiên nhiên; tình hoài cổ
 	- Trào lưu lãng mạn với các tác phẩm: Nhớ rừng – Thế Lữ; Quê hương – Tế Hanh; Ông đồ – Vũ Đình LiênTrào lưu này giá trị nhân đạo thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
	Bài Nhớ rừng: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm, nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát vọng tự do của con người Việt Nam đang bị ngoại bang thống trị. (Hình ảnh đặc sắc “gậm” khối căm hờn; vẻ oai phong của vị chúa sơn lâm; sự nuối tiếc quá khứ vàng son. ).(0,5 điểm)
	Bài Quê hương thể hiện lòng yêu mến, tình thương nhớ của đứa con đi xa đối với quê hương thân thiết.(Hình ảnh làng quê hiện lên rõ nét qua: vị trí; cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá; cảnh dân làng đón tiếp đoàn thuyền đánh cá trở về; nỗi nhớ thương người dân làng chài của đứa con xa quê qua cái “ mùi nồng mặn quá”)..(0,5 điểm)
	Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: Qua hình ảnh ông đồ viết câu đối tết, tác giả biểu lộ lòng thương cảm lớp nhà nho sinh ra bất phùng thời. Đồng thời thể hiện niềm xót thương một nền văn hóa bị lụi tàn (Hình ảnh ông đồ xuất hiện vào mỗi dịp tết đến xuân về với bàn tay tài hoa; thời thế đổi thay. Hán học bị lụi tàn trong xã hội thực dân phong kiến, ông đồ bị gạt ra ngoài lề xã hội qua hình ảnh: lá vàng.. mưa bụi.. .giấy đỏ buồn ...mực đọng, nghiên sầu).(0,5 điểm)
	* Trào lưu văn học hiện thực:.(2 điểm)
	+ Giải thích khái niệm văn học hiện thực:
	- Văn học hiện thực bày tỏ sự cảm thông của tác giả với những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh; đồng thời phơi bày bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của bọn thực dân phong kiến đương thời..(0,5 điểm)
	- Trào lưu này với các đoạn trích: Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố; Lão Hạc – Nam Cao. Nhân đạo ở trào lưu này thể hiện ở các nội dung sau:
	+ Cảm thông với số phận của những con người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân phong kiến (chị Dậu, Lão Hạc qua hoàn cảnh của các nhân vật )..(0,5 điểm)
	+ Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp ở họ (chị Dậu yêu chồng, thương con, có tinh thần phản kháng chống lại cái xấu xa tàn bạo.; lão Hạc là người nông đân giàu lòng yêu thương đối với con, ngay cả với “cậu vàng” kỉ vật của đứa con để lại, giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền đến làng xóm).(0,5 điểm)
	+ Tố cáo xã hội phong kiến sâu sắc qua hình ảnh bọn cai lệ, người nhà lí trưởng trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. Gián tiếp tố cáo bọn chúng qua tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao (Không quan tâm đến nhân dân đặc biệt là người già neo đơn.).(0,5 điểm)
Lưu ý: giáo viên khuyến khích các bài viết sáng tạo , biết sếp ý, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, cảm nhận và phân tích dẫn chứng sâu sắc tinh tế, phù hợp với thời gian đã cho, làm toát lên được nội dung nhân đạo qua các tác phẩm, tránh lan man dài dòng không cần thiết.
1 điểm cho đoạn mở, kết bài, chính tả và trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docde th hoc sinh gioi 8.doc