(Thời gian: 150)
Câu 1 : Em hãy phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya để làm rõ đặc điểm trong thơ có nhạc, có hoạ.( Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu hoạ).
Câu 2: Cảm nhận về các bài ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Câu 3: Phân tích giá trị của việc sử dụng từ láy trong 2 câu thực của bài thơ Qua đèo Ngang.
Câu 4: Khi bàn về giá trị của ca dao có ý kiến cho rằng: "Tình cảm của người bình dân lao động Việt Nam được thể hiện trong ca dao đậm đà, sâu sắc". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các bài ca dao đã học và đọc thêm.
Trường THCS Yển Khê Đề thi học sinh năng khiếu Môn Ngữ văn 7 - Năm học 2009-2010. (Thời gian: 150’) Câu 1 : Em hãy phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya để làm rõ đặc điểm trong thơ có nhạc, có hoạ.( Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu hoạ). Câu 2: Cảm nhận về các bài ca dao sau: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.” Câu 3: Phân tích giá trị của việc sử dụng từ láy trong 2 câu thực của bài thơ Qua đèo Ngang. Câu 4: Khi bàn về giá trị của ca dao có ý kiến cho rằng: "Tình cảm của người bình dân lao động Việt Nam được thể hiện trong ca dao đậm đà, sâu sắc". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các bài ca dao đã học và đọc thêm. ______________________________________________________ Giáo viên ra đề Trường THCS Yển Khê đáp án chấm thi học sinh năng khiếu Môn Ngữ văn 7 - Năm học 2009-2010. (Thời gian: 150’) Đáp án – Biểu điểm Câu 1: (2đ) Hai câu thơ đầu tả cảnh đêm trăng trong rừng chiến khu Việt Bắc. Câu thơ không nói về thời gian, nhưng người đọc vẫn đoán được đây là đêm khuya. Vì có khuya thì không gian mới yên ắng, mới có thể nghe thấy tiếng suối trong như tiếng hát xa vọng lại.Tiếng suối nghe như tiếng hát. Nhạc của thiên nhiên gợi nhạc của con người. Câu thơ tả nhạc của thiên nhiên và nhạc của con người. Như vậy trong thơ có nhạc. (1đ) Câu thơ thứ hai tả trăng, ánh trăng in vào cổ thụ, tựa như lồng vào sâu vòm câyđể tạo ra bóng như lồng hoa sáng ở dưới mặt đất, hay lồng vào những khóm hoa có thật. Dù là hoa trăng sáng hay hoa thật thì mặt đất vẫn sáng lên những bông hoa. Một bức tranh hoa.Như vậy, hai câu thơ tả đêm trăng có nhạc, có hoạ hiện lên thật nên thơ. (1đ) Câu 2:(2đ)- Nội dung: Nỗi vất vả của người làm ra hạt thóc và nhắn nhủ những ai trực tiếp hưởng thành quả lao động của người làm ra nó thì phải biết ơn, trân trọng, nâng niu...(0,5đ) - Nhân vật trữ tình: Người nông dân.(0,25đ) - Hoàn cảnh nảy sinh lời ca: Trong buổi cày đồng giữa trưa nắng hè vất vả. - Nghệ thuật: So sánh kết hợp với nói quá, từ láy, đối lập.(0,25đ) - Hai câu đầu: Cảnh l/động vất vả cực nhọc của người nông dân.(0,5đ) - Hai câu cuối: Lời nhắn nhủ, tâm tình.(0,5đ) Câu 3:(1đ)- Mỗi từ phân tích đúng được 0,5đ + Lom khom: Gợi tả dáng vẻ vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm rạp. + Lác đác: Gợi sự ít ỏi, lèo tèo, thưa thớt của mấy quán chợ rải rác bên sông. - > ở đèo Ngang có con người, cuộc sống con người nhưng nhỏ bé, xa vời, ít ỏi, thưa thớt, dễ chìm lắng vào cái vắng vẻ, hiu hắt của trời chiều. -> Góp phần diễn tả tâm trạng : nỗi buồn cô đơn trong lòng tác giả. Câu 4:(5đ) A. Mở bài (0,5đ) - Lời dẫn dắt - Nêu ý kiến. B. Thân bài :(4đ) * Giải thích: Nội dung vấn đề cần CM : Tình cảm của người bình dân.. * Chứng minh: ca dao thể hiện tình cảm yêu thương của con người - Luận điểm 1: Tình yêu quê hương đất nước + Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm đã trở thành máu thịt của mỗi con ngời. + Đất nước Việt Nam đẹp vẻ đẹp bình dị với những nét thanh mảnh, uyển chuyển: Gió đưa.....Tây Hồ. + Vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình: Đường vô... - Luận điểm 2: Ca dao miêu tả tình cảm giữa con người với con người + Tình cảm gia đình : - Tình cảm của con cháu với ông bà, tổ tiên. - Tình cảm của con cái với cha mẹ. - Tình cảm vợ chồng. - Tình cảm anh chị em. ( Dẫn chứng cụ thể ) - Tình cảm giữa người với người : - Tình yêu đôi lứa. - Tình cảm bạn bè. - Tình cảm cộng đồng. ( Dẫn chứng ) * Tổng hợp nâng cao: - Việc thể hiện tình cảm phong phú của người lao động trở thành giá trị chủ yếu của ca dao - Người bình dân xưa đã thể hiện nội dung ấy bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính nhạc. - Ca dao đẹp cả về hình thức và nội dung. C. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định đó là nhận xét đúng đắn về giá trị của ca dao chính vì lẽ đó ca dao vẫn tồn tại với thời gian. ( Tuỳ từng bài làm sáng tạo của học sinh có thể khuyến khích điểm) Giáo viên ra đề
Tài liệu đính kèm: