Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Năm học: 2012 - 2013 - Môn học Ngữ văn lớp 9

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Năm học: 2012 - 2013 - Môn học Ngữ văn lớp 9

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học: 2012- 2013

Môn ngữ văn lớp 9

(Thời gian: 90phút, không kể thời gian phát đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2điểm): Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi nói: “Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu: “Đặt mồi lửa dưới đống củi là nguy cơ, nên lấy điều: kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ”, Trần Quốc Tuấn đã thực hiện lời nói nào?

 A. Hành động hứa hẹn B. Hành động điều khiển.

 C. Hành động điều khiển D. Hành động trình bày

Câu 2: Dấu hai chấm và dầu ngoặc kép trong câu văn: “Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” dùng để làm gì?

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.

C. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.

Câu 3: Dòng nào không phải là điểm khác biệt giữa Thơ mới và Thơ cũ (Thơ ca trung đại)?

A. Không viết bằng chữ Hán.

B. Không dùng các thể loại có kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ.

C. Không sử dụng các thi liệu và các hình ảnh ước lệ tượng trưng.

D. Dùng các biệt phát tu từ.

Câu 4: Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng cảu các văn bản: “Hịch tướng sĩ”, “Chiếu dời đô” và “Nước Đại Việt ta” là gì?

A. Đều thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh, bền vững.

B. Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.

D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Năm học: 2012 - 2013 - Môn học Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học: 2012- 2013
Môn ngữ văn lớp 9
(Thời gian: 90phút, không kể thời gian phát đề)
Phần I: Trắc nghiệm (2điểm): Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khi nói: “Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu: “Đặt mồi lửa dưới đống củi là nguy cơ, nên lấy điều: kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ”, Trần Quốc Tuấn đã thực hiện lời nói nào?
 A. Hành động hứa hẹn B. Hành động điều khiển.
 C. Hành động điều khiển D. Hành động trình bày
Câu 2: Dấu hai chấm và dầu ngoặc kép trong câu văn: “Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” dùng để làm gì?
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.
Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.
Câu 3: Dòng nào không phải là điểm khác biệt giữa Thơ mới và Thơ cũ (Thơ ca trung đại)?
Không viết bằng chữ Hán.
Không dùng các thể loại có kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ.
Không sử dụng các thi liệu và các hình ảnh ước lệ tượng trưng.
Dùng các biệt phát tu từ.
Câu 4: Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng cảu các văn bản: “Hịch tướng sĩ”, “Chiếu dời đô” và “Nước Đại Việt ta” là gì?
Đều thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh, bền vững.
Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.
Câu 5: Mục nào dưới đây có trong avưn bản tường trình mà không cần có trong văn bản thông báo?
A. Lời mở đầu B. Nơi, ngày tháng năm.
C. Những nội dung cụ thể D. Lời câm đoan của người viết.
Câu 6: Tác phảm nào sáng tác của Bác Hồ với bút danh là Nguyễn Ái Quốc?
 A. Ngắm trăng B. Tức cảnh Pác bó 
 C. Bản án chế độ thực dân pháp D. Đi đường
Câu 7: Cụm từ “thầy em” trong câu văn :Thầy em hãy cố ngồi dậy húp tý cháo cho đỡ xót ruột.” (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) là cách gọi thường dùng ở vùng nông thôn nào?
 A. Đồng bằng Trung bộ C. Trung du Bắc bộ
 B. Đồng bằng Bắc bộ D. Đồng bằng Nam bộ
Câu 8: Trong các tác phẩm sau đây, văn bản nào không thuộc đề tài nông thôn trước cách mạng tháng 8- 1945?
Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng
Lão Hạc – Nam Cao
Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
Phần II Tự luận (8điểm)
Câi 1: (1,5đ) Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào những vị trí có thể được. Hãy phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt ở câu đã cho và câu viết lại?
 Câu văn: “Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.”
Câu 2: (2,5đ) Kết thúc văn bản “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn viết: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
 Theo em sự thuận lợi của đất ấy mà tác giả muốn nói đến là gì? Cảm nhận của em về điều đó?
Tại sao kết thúc bài chiếu, Lý Công Uẩn lại viết bằng một câu nghi vấn.
Câu 3: (4đ) Từ văn bản “ Bàn luận về phép học” của La sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
Hướng dẫn chấm khảo sat môn ngữ văn 9- 2012- 2013
Phần I: Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng: 0.25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
A
D
C
B
D
Phần II Tự luận
Câu 1 (1,5đ) 
Anh Dậu hoảng quá vội để bát cháo xuống phản(0,25đ)
Anh Dậu vội để bát cháo xuông phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì. (0,25đ)
Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăm đùng ra đó, không nói được câu gì ( vì) hoảng quá (0,25đ)
HS giải thích: (0,75đ)
 + Từ “hoảng quá” ở câu chưa viết lại là vị ngữ đảo có tác dụng nhấn mạnh trạng thái mà từ “hoảng quá” biểu thị đó là sự sợ hãi diễn ra quá bất ngờ và đột ngột.
+ Ba trường hợp còn lại từ hoảng quá đều đóg vai trò là vị ngữ biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động “để bát cháo xuống, lăn đùng ra, không nói được câu gì”
Câu 2 (2,5đ)”
HS trả lời được từng yêu cầu của câu hỏi
A, HS nêu được những thuận lợi:
- Về lịch sử và vị thế địa lý: Ở trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, có núi lại có sông; đất rộng mà phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chặt chội. (0,25đ)
- Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu “chốn tụ hội của bốn phương đất nước” là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” (0,25đ)
- Cảm nhận:
+ Những thuận lợi mà nhà vua đưa ra hết sức thuyết phục bởi so với kinh đô Hoa Lư cũ thì thành Đại La có ưu thế vượt trội về mọi mặt. Đúng như lời của sử gia Ngô sĩ Liên nhận xét “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt; sau lưng là núi, trước mặt là sông, là biển. Địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở(0,25đ).
+ Lý Công Uẩn là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, ông định chỗ ở nơi đó là muốn khẳng định ý chí tự cưòng của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, muốn khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập, thống nhất (0,5đ)
b. + Kết thúc bài chiếu, tác giả không ban bố mệnh lệnh mà lại kết thúc bằng một câu nghi vấn. Lời công bố quyết định như một lời giãi bày tâm sự, nhằm tạo sự đồng thụân ý kiến của mọi thần dân. (0,5đ)
+ Nhấn mạnh về sự tôn trọng ý kiến dân, sự thân dân của vị vua đầu triều Lí. Sử cũ chép rằng :Nghe chiếu dời đô, bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài, trên cho sự nghiệp được hưng thịnh, lớn lao, dưới cho chúng dân được sung túc, giàu có điều lợi như thế, ai dám không theo” (0,5đ)
Câu 3:
Về hình thức: - Viết đúng thế loại: nghị luận giải thích.
 - Chữ viết rõ ràng
 - Bố cục mạch lạc 3phần, biết đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm 
 - Ít sai lỗi câu và lỗi diễn đạt
B. Về nội dung:
I: Mở bài: (0,25đ)
Dẫn dắt vào đề
Nêu vẫn đề: Mối quan hệ giữa học đi đôi với hành.
 II: Thân bài (3,5đ):
Giải nghĩa: Nội dung của phép học (1đ)
+ Theo Nguyễn Thiếp lúc đầu học là để bồi lấy gốc, sau học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử là những kiến thức cơ bản cho quá trình học tập lâu dài
+ Học để mở mang kiến thức, sau đó tóm lại cho gọn, lấy những điều học được để áp dụng vào thực tế (học để hành).
+ Mỗi quan hệ giữa học và hành: Học và hành phải đi đôi với nhau, có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nước nhà như thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân cho nước.
+ Vì sao phải quan tâm đến vẫn đề học và hành (2đ)
+ Học là quá trình tiếp thu những kiến thức mà nhân loại đa tích luỹ từ hàng nghìn năm đến nay thông qua hoạt động học tập ở trường, học qua sách vở, học qua thực tế ngoài đời.
+ Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày
 +Vì vậy học mà không hành (chỉ nắm lý thuyết mà không vận dụng lý thuyết vào thực tế) thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, mất tiền của, mất công sức không mang lại lợi ích thiết thực nào.(DC).
 + Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm không có lý thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao thì càng phải học và học không ngừng(DC).
 + Hiện nay, trong thời đại khoa hcọ phát triển như vũ bão, nếu không học sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội(DC).
 + Học đi đôi với hành không nên coi nhẹ mặt nào.
 + Khẳng định phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là hoàn toàn đúng và có cơ sở thực tiến, nó là kim chỉ nam cho phương pháp học tập trong thời hiện đại hiện nay(DC).
Nên suy nghĩ liên hệ(0,5đ)
 + Phê phán phươg pháp học lệch lạc, coi nặng hay nhẹ mặt nào đó.
 + Cần có nhận thức đúng đắn về việc học đi đôi với hành.
 + Luôn có ý thức cho mình cách họpc và cách áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc một cách ngắn gọn nhất và hiệu quả nhất.
III: Kết bài (0,25đ).
- Khẳng đinh, đánh giá vấn đề: Học đi đôi với hành là vấn cốt lõi trong phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi khao sat Ngu van 8 len 9 2012 2013.doc