PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT
Câu 1: ( 1 điểm)
Nêu nét nổi bật nhất về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ?
Câu 2: ( 2 điểm)
Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Giải thích và cho biết câu thành ngữ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a, Ăn không nói có
b, Nửa úp nửa mở
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả? ( 7 điểm)
Phòng GD& ĐT Sông Công Trường THCS Bá Xuyên ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90’ ( Không kể thời gian giao đề) ------------------------------000------------------------------- ĐỀ BÀI PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT Câu 1: ( 1 điểm) Nêu nét nổi bật nhất về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ? Câu 2: ( 2 điểm) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Giải thích và cho biết câu thành ngữ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a, Ăn không nói có b, Nửa úp nửa mở PHẦN TẬP LÀM VĂN Thuyết minh về cây lúa Việt Nam trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả? ( 7 điểm) ĐÁP ÁN PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT Câu 1: ( 1 điểm) - Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị Câu 2: ( 2 điểm) 5 phương châm hội thoại đã học ( 0,5 điểm) + Phương châm về lượng + Phương châm về chất + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự - Giải thích được nghĩa của các thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan (1,5 điểm) a, Ăn không nói có : Vu khống, bịa đặt ( Phương châm về chất) ( 0,75 điểm) b, Nửa úp nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý ( Phương châm cách thức) ( 0,75 điểm) PHẦN TẬP LÀM VĂN * Nội dung: (6 điểm) A, Mở bài: ( 1 điểm) Cây lúa gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam, Cây lúa là cây trồng quan trọng trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người dân Việt Nam. B, Thân bài: ( 4 điểm) Đặc điểm của cây lúa : Là cây có một lá mầm, rễ chum, lá bao quanh than có phiến dài và mỏng Cách trồng lúa: trải qua nhiều giai đoạn: + Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ, nhổ mạ cấy xuống ruộng đã cầy bừa kỹ, làm đất tơi xốp, nước sâm sấp, chăm sóc thường xuyên cho lúa lớn, đẻ nhánh, trổ bong, tạo hạt thóc. + Khi lúa chín vàng người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo Vai trò của cây lúa: + Cây lúa cho hạt thóc, hạt gạo. + Gạo tẻ từ cây lúa tẻ dùng để nấu thành cơm- lương thực không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, làm các loại bánh như bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh phở, bún. Gạo nếp từ cây lúa nếp dùng làm bánh chưng, bánh dầy hay đồ các loại xôi. Thành tựu: + Nước ta đã lai tạo được nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế + Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo C, Kết bài: ( 1 điểm) Cây lúa vô cùng quan trọng mang lại đời sống no đủ cho người dân Việt Nam Cây lúa là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, đồng thời trở thành tên gọi của một nền văn minh – văn minh lúa nước. * Hình thức: ( 1 điểm) Bài văn thuyết minh có sử dụng một biện pháp nghệ thuật và miêu tả, văn lưu loát không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt.
Tài liệu đính kèm: