Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 học kì I - Năm học 2012 - 2013

Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 học kì I - Năm học 2012 - 2013

 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012-2013

 (Thời gian làm bài 90')

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm))

 Khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng phương án trả lời đúng?

Câu 1 : Câu 1: Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân thủ phương châm về chất khi nói năng?

A.Nói có sách, mách có chứng. B. Nói một tấc lên trời.

C.Ăn ốc nói mò . D.Nói nhăng, nói cuội.

 Câu 2: Từ “bạc” trong câu thơ “Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương) có phải là thuật ngữ không?

 A.Có B. Không

Câu 3 : Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là gì?

A. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh đặc sắc kết hợp bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú.

B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tiêu biểu.

 C. Xây dựng những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng

Câu 4. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?

 A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.

 B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.

 C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

 D. Làm cho câu chuyện sinh động.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 học kì I - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi Môn ngữ văn lớp 9 
 học kì I - năm học 2012-2013
 (Thời gian làm bài 90')
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm))
 Khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng phương án trả lời đúng?
Câu 1 : Câu 1: Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân thủ phương châm về chất khi nói năng?
A.Nói có sách, mách có chứng. B. Nói một tấc lên trời. 
C.Ăn ốc nói mò . D.Nói nhăng, nói cuội.
 Câu 2: Từ “bạc” trong câu thơ “Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương) có phải là thuật ngữ không?
 A.Có B. Không
Câu 3  : Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh đặc sắc kết hợp bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú.
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tiêu biểu.
 C. Xây dựng những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng
Câu 4. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
 	A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.	
	B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.
	C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.	
	D. Làm cho câu chuyện sinh động.
Câu 5. "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy?" (Làng - Kim Lân).
	Những lời trong đoạn văn trên thuộc hình thức nào?
	A. Đối thoại	C. Độc thoại nội tâm
	B. Độc thoại	D. Cả A, B, C đều sai
 Câu 6: Nhận xét sau nói về tác phẩm nào?
Tác phẩm này là một áng “thiên cổ kì bút”
A. Truyện Kiều	 B. Chuyện người con gái Nam Xương	
C Truyện Lục Vân Tiên. D. Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 7 Văn bản nào đề cập đến vấn đề chống chiến tranh?
 A.Phong cách Hồ Chí Minh. B. Bàn về đọc sách.
 C.Tiếng nói của văn nghệ D.Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Câu 8 Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật chính gì để tả chị em Thuý Kiều?
 A.Bút pháp tả thực. B.Bút pháp tự sự. 
 C.Bút pháp ước lệ. D.Tả cảnh ngụ tình
II.Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (1,25 điểm )
 Trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"( Truyện Kiều, Nguyễn Du) có những câu thơ dùng từ "xuân".
 - Làn thu thuỷ,nét xuân sơn
 - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
 Từ xuân nào mang nghĩa gốc, từ xuân nào mang nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo cách nào? Nghĩa của mỗi từ xuân đó là gì?
Câu 2: (2,25 điểm) 
 a) Kể tóm tắt trích đoạn truyện ngắn Chiếc luợc ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong sách ngữ văn 9, tập 1.
 b) Em hãy giải thích vì sao nhà văn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà.
Câu 4 (4,5 điểm )
 Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè mà em không thể nào quên. 
 Đáp án- biểu điểm
 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
C
C
B
D
C
 Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm )
Câu 1:(1,25 điểm)
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,25 điểm)
- Từ xuân trong câu "làn thu thuỷ nét xuân sơn" là nghĩa gốc.
- Từ xuân trong câu "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" là nghĩa chuyển 
- Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
- Từ xuân trong câu "làn thu thuỷ nét xuân sơn" có nghĩa là chỉ mùa chuyển từ đông sang hạ,thời tiết ấm dần lên,thường được coi là mùa mở đầu của một năm
- Từ xuân trong câu "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" Thuộc về tuổi trẻ 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu2: 
2,25 điểm 
a) Kể tóm tắt: Nêu được các tình tiết cơ bản sau:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, lúc đi bé Thu – con gái ông chưa đầy một tuổi. Khi bé Thu lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con.
- Bé Thu không nhận ông là cha, vì vết thẹo trên mặt ông Sáu khiến ông không giống với bức ảnh mà Thu đã biết.Thu đối xử với ba như người xa lạ, khiến ông vô cùng đau khổ.
- Lúc được ngoại giải thích về vết thẹo của cha, bé Thu ân hận, hối tiếc. Khi bé Thu nhận ba, tình cha con thức dậy mãnh liệt; cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
- ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con làm một cây lược ngà, để thực hiện lời dặn của bé Thu; “Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba”. Trong một trận càn của giặc, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn.
b) Giải thích nhan đề
- Chiếc lược ngà là một chi tiết quan trọng trong tác phẩm, là đầu mối câu chuyện và tạo sự phát triển các tình tiết truyện.
- Chiếc lược ngà có ý nghĩa như một biểu tượng của tình cảm cha con thiêng liêng sâu nặng mà bom đạn chiến tranh không thể huỷ diệt được, là chi tiết thắp sáng chủ đề tác phẩm.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 Câu3 :(4,5điểm) 
 1-Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với bạn bè. (0,25đ)
* Cho điểm:
- Cho ( 0,25 điểm): Đạt như yêu cầu
- Cho (0 điểm): Thiếu hoặc sai hoàn toàn
 2-Thân bài (4đ)
 - Người viết tự chọn một kỉ niệm sâu sắc vui hoặc buồn của mình với bạn bè nhưng phải mang ý nghĩa tích cực ,có tác động giáo dục đối với bạn bè , với mọi người.
 - Truyện cần tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn ,được trình bày diễn biến và được kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật thể hiện được những hành vi, cử chỉ,điều bộ ,tâm lý phù hợp với tình huống truyện và thực sự trở thành linh hồn của truyện.
 - Người viết chủ yếu dùng phương thức tự sự, có kết hợp yếu tố miêu tả ,biểu cảm để diễn tả làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn làm tăng chủ đề tư tưởng của truyện.
* Cho điểm:
Cho: 3,5- 4đ : Truyện kể tự nhiên, tình huống hợp lý, diễn tả nội dung phong phú
Cho 2,5- 3,25 đ: Truyện kể tự nhiên, tình huống hợp lý, bước đầu đã biết miêu tả nội tâm nhân vật
 Cho 1,5- 2,25đ: Truyện kể tự nhiên, tình huống hợp lý, bước đầu đã biết miêu tả nội tâm nhân vật còn hạn chế
Cho 0,25- 1,25đ: Câu truyện kể còn sơ sài, diễn đạt yếu
3-Kết bài : Bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất về kỉ niệm, thậm chí rút ra bài học từ câu chuyện đó.. (0,25đ)
* Cho điểm:
- Cho ( 0,25 điểm): Đạt như yêu cầu
- Cho (0 điểm): Thiếu hoặc sai hoàn toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT Ngu van 9 -HK I-Hai Son.doc