Đề Thi môn: Ngữ văn - Trường THCS Quý Lộc

Đề Thi môn: Ngữ văn - Trường THCS Quý Lộc

Đề bài:

Câu 1: (4đ)

“Dòng sông lặng ngắt như tờ

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo”

( “Đi thuyền trên sông Đáy” – Bác Hồ)

 Trong thực tế sao không thể đưa thuyền và thuyền không thể chờ trăng. Vậy mà câu thơ của Bác vẫn rất thực và rất hay. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 2: (6đ)

 Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Văn học 9 – Tập 1

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề Thi môn: Ngữ văn - Trường THCS Quý Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Quý Lộc
Đề Thi môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Họ tên giáo viên ra đề: Trần Thị Nhân
Đề bài:
Câu 1: (4đ)
“Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo”
( “Đi thuyền trên sông Đáy” – Bác Hồ)
	Trong thực tế sao không thể đưa thuyền và thuyền không thể chờ trăng. Vậy mà câu thơ của Bác vẫn rất thực và rất hay. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên.
Câu 2: (6đ)
	Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa, 
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Văn học 9 – Tập 1
Câu 3: (10 đ)
	Cảm nhận của em về hình tượng “ánh trăng” trong mối quan hệ với không gian, thời gian trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đáp án:
Câu 1: (4đ)
1. Về kĩ năng:
- Phát hiện ra được biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ của Bác, cái hay trong sử dụng hình ảnh thơ.
- Học sinh viết được đoạn văn phân tích đảm bảo về hình thức, về nội dung, về sự liên kết các câu trong đoạn.
2. Về kiến thức:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của 2 câu thơ: năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác sáng tác bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy”, đây là hai câu mở đầu.
- Phân tích được cái hay, cái đẹp của 2 câu thơ.
II. Chuẩn cho điểm.
- Chỉ đúng biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá.	(0,5đ)
- “Sao đưa thuyền chạy” và “thuyền chờ trăng theo” là điều không có thật trong thực tế, nhưng lại có thật trong cảm giác con người.	 	(1đ)
- Giá trị biểu đạt của tu từ “chờ” và từ “đưa” tạo nên khung cảnh hữu tình đầy chất thơ.	(1đ)	
- Tư thế làm chủ của con người trong mối giao hoà với thiên nhiên.	(1đ)
- Tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước trong thơ Bác.	(0,5đ)
Câu 2:	(6đ)
I. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
- Đây là dạng cơ bản của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Học sinh cần nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trong chỉnh thể nghệ thuật từ đó nêu được giá trị nội dung.
- Bài viết ngắn gọn, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc và có cảm xúc. Không sai các lỗi cơ bản về hình thức.
2. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ là: tả cảnh ngụ tình. Nhờ bút lực thiên tài của Nguyễn Du đã phát huy cao độ tính đa nghĩa của ngôn ngữ và tính đa dạng của hình ảnh thơ tạo nên nhiều tầng ý nghĩa phong phú.
II. Chuẩn cho điểm:
A. Mở bài:	(1đ)
- Nêu được vị trí đoạn trích.	(0,5đ)
 - Đánh giá kháI quát nghệ thuật đoạn trích.	(0,5đ)
B. Thân bài.	(4đ)
1. Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh của Nguyễn Du.	(3đ)
a. Tám câu thơ dựng lên bốn bức tranh buồn được bắt đầu bằng điệp từ “Buồn trông”: khắc sâu nỗi buồn của Thuý Kiều.	(1đ)
b. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ và tính đa dạng của hình ảnh tạo nên nhiều tầng ý nghĩa phong phú.	(2đ)
- “Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm” gợi một cảnh đời lưu lạc, một nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn.	(0,5đ)
- Cánh “hoa trôi man mác” giữa “Ngọn nước mới sa” cũng là tâm trạng và số phận vô định của Kiều.	(0,5đ)
- Thiên nhiên dữ dội “gió cuốn mặt duyềnh” “ầm ầm tiếng sóng” nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe doạ bao quanh nàng.	(0,5đ)
2. Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ đều là một ẩn dụ về tâm trạng, về số phận con người.
- Bức tranh thiên nhiên đa dạng nhưng buồn thảm.	(0,5đ)
- Tình cảnh hoà quyện, tình thấm sâu vào cảnh.	(0,5đ)
c. Kết bài:	(1đ)
- Ngòi bút thiên tài và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Giá trị của đoạn thơ trong toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”
Câu 3: (10đ)
I. Yêu cầu:
1.Về kĩ năng:
- Nắm được kiểu bài: Nghị luận phân tích – bình luận.
- Trình bày dưới dạng 1 văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
2. Về kiến thức:
- Nắm được toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng ánh trăng trong mối quan hệ với không gian, thời gian.
II. Chuẩn cho điểm:
A. Mở bài: 	(1đ)
- Giới thiệu kháI quát được về tác giả Nguyễn Du và bài thơ “ánh trăng”
- Nêu khái quát về hình tượng ánh trăng: ánh trăng được đặt làm tiêu đề cho tác phẩm và là hình tượng xuyên suốt bài thơ. Nó được thể hiện qua hình thức nghệ thuật gây ấn tượng: Cho mạch thơ liên kết với nhau tạo nên hình tượng dải lụa trăng mềm mại.
B. Thân bài:	(8đ)
1, Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng “ánh trăng” trong mối quan hệ với không gian, thời gian.	(6đ)
a. Đầu tiên là một không gian bao la rộng mở: “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”. Không gian ấy gắn với quá khứ gợi một tuổi thơ trong sáng và những năm tháng chiến tranh gian khổ. Không gian bao la - lòng người rộng mở, chan hoà, tình nghĩa (Trăng thành “tri kỉ”)
b. Không gian bị thu hẹp (“thành phố”, “ánh điện”, “cửa gương”) - lòng người hẹp hòi, ích kỉ. Con người đã đổi thay, vô tình và lãng quên quá khứ, vầng trăng từ “tri kỉ” thành “Người dưng qua đường” (Chú ý phân tích nghệ thuật đối lập để làm nổi bật sự thay đổi của không gian và lòng người) 	(2đ)
c. Không gian đột ngột rộng mở ( Vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn). Tầm mắt con người được mở rộng. Không gian quá khứ lại trở về trong tâm tưởng (“đồng”, “bể”, “sông”, “rừng”.) ánh trăng soi rọi vào lương tri để từ đó con người thức tỉnh, chiêm nghiệm, nhận ra chính mình để trở về với quá khứ nghĩa tình.	(2đ)
2, Đánh giá khái quát, nâng cao:	(2đ)
a. KháI quát về vẻ đẹp của hình tượng ánh trăng: là vẻ đẹp của thiên nhiên, biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên, thuỷ chung, độ lượng, bao dung. Đó là sự thức tỉnh con người không được quay lưng lại quá khứ, hãy sống thuỷ chung, tình nghĩa.
b. Đánh giá được chất tài hoa của ngòi bút Nguyễn Du trong việc sáng tạo hình tượng; nghệ thuật kết cấu độc đáo; giọng thơ như một câu chuyện tâm tình tự nhiên	(1đ)
C. Kết bài:	(1đ)
- Có thể liên hệ ý nghĩa của hình tượng ánh trăng với cuộc sống hiện tại.
Lưu ý: Học sinh có thể lập luận theo cách khác nhưng thể hiện được khả năng cảm nhận vẻ đẹp hình tượng “ánh trăng” và diễn đạt trong sáng thì vẫn cho điểm tối đa.
- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hsg cap huyen.doc