Đề thi thử vào 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn 9

Đề thi thử vào 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn 9

Câu 1 (1,0 điểm):

Kể tên các phương châm hội thoại đã học.

Dựa vào những từ ngữ in đậm, em hãy cho biết lời nói của nhân vật Vũ Nương sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa

 Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.

Câu 2 (2,50 điểm):

 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập của.

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

a/ Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

b/ Gọi tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ trên (yêu cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh), trong đó có 1 câu chứa thành phần phụ chú, 1 câu chứa thành phần khởi ngữ.

Câu 3 (4,0 điểm):

Trình bày ấn tượng của em về nhân vật ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (bài viết không quá 2 trang giấy thi).

Câu 4 (2,5 điểm):

 Đọc câu chuyện sau:

 Có một đứa trẻ không ngoan ngõan, nó đã hất đổ tô cơm khi thấy mẹ nó chia phần thức ăn ngon cho vài đứa trẻ hàng xóm mà không cho nó trước.

 Mẹ nó giận và không nói một lời nào. Năm phút sau đó, hai mẹ con ôm nhau khóc . Nước mắt giàn giụa, thằng bé nói trong tiếng nấc:

 - Con xin lỗi mẹ ! Con đã sai !

 Theo Hanoinet –ngày 01/4/2009

Trong câu chuyện có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chép lại lời dẫn trực tiếp đó.

Em hãy đặt một nhan đề thích hợp cho câu chuyện trên.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyên. Chỉ rõ đoạn văn em viết trình bày theo cách nào?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS ĐỀ thi thử vào 10 thpt 
 Tiến Thắng NĂM HỌC 2011-2012 
 	 MễN: NGỮ VĂN 9
	 (Thời gian làm bài: 120 phỳt)
Câu 1 (1,0 điểm):
Kể tên các phương châm hội thoại đã học.
Dựa vào những từ ngữ in đậm, em hãy cho biết lời nói của nhân vật Vũ Nương sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa
	 Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.
Câu 2 (2,50 điểm):
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập của.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
a/ Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
b/ Gọi tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ trên (yêu cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh), trong đó có 1 câu chứa thành phần phụ chú, 1 câu chứa thành phần khởi ngữ.
Câu 3 (4,0 điểm):
Trình bày ấn tượng của em về nhân vật ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (bài viết không quá 2 trang giấy thi).
Câu 4 (2,5 điểm):
 Đọc câu chuyện sau:
	 Có một đứa trẻ không ngoan ngõan, nó đã hất đổ tô cơm khi thấy mẹ nó chia phần thức ăn ngon cho vài đứa trẻ hàng xóm mà không cho nó trước.
 Mẹ nó giận và không nói một lời nào. Năm phút sau đó, hai mẹ con ôm nhau khóc . Nước mắt giàn giụa, thằng bé nói trong tiếng nấc:
 - Con xin lỗi mẹ ! Con đã sai !
	 Theo Hanoinet –ngày 01/4/2009
Trong câu chuyện có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chép lại lời dẫn trực tiếp đó.
Em hãy đặt một nhan đề thích hợp cho câu chuyện trên.
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyên. Chỉ rõ đoạn văn em viết trình bày theo cách nào?
Hết
Trường THCS hướng dẫn chấm thi thử vào 10 thpt
 Tiến Thắng NĂM HỌC 2011-2012 
 	 MễN: NGỮ VĂN 9
	 (Thời gian làm bài: 120 phỳt)
Câu 1 (1,0 điểm):
a/ Kể chính xác 5 phương châm hội thoại đã học (0,5 điểm)
b/ Xác định từ in đậm trong câu thuộc phương châm lịch sự (0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm):
a/ - Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.(0,5 điểm)
 - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: giưa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mở Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nẩy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958) (0,5 điểm)
b/
b1: Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ 
(0,5 điểm): 
 + So sánh: mặt trời xuống biển với hòn lửa 
 + Nhân hóa : sóng cài then, đêm sập cửa
 + Hoán dụ : Câu hát căng buồm cùng gió khơi
b 2: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ, trong đó có 1 câu chứa thành phần phụ chú và 1 câu chứa khởi ngữ.
* Mở bài : giới thiệu đoạn thơ và các biện pháp tu từ được sử dụng.(0,25 điểm)
* Thân bài : Phân tích tác dụng của các biện pháp tư từ, trong đó có 1câu chứa thành phần phụ chú và 1 câu chứa khởi ngữ và gạch chân dưới thành phần ấy.(0,5 điểm)
* Kết bài : Khẳng định giá trị của các biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung của đoạn thơ. (0,25 điểm)
Chú ý: Học sinh có thể kết hợp cả 2 ý trong một bài làm hoàn chỉnh. Bài viết phải có đủ kết cấu 3 phần: Mở , Thân , Kết theo đặc trưng của bài phân tích các biện pháp tu từ.
 Câu 3 : ( 4,0 điểm)
I/ Yêu cầu về kỹ năng: 
 Biết cách nghị luận về 1 nhân vật văn học ( đảm bảo các yêu cầu: về bố cục chặt chẽ hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc lõi chính tả , lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận) . Khuyến khích bài viết có tính sáng tạo.
II/ Yêu cầu về kiến thức:
a/ Mở bài: nêu những nét cơ bản , khái quát về tác giả, tác phẩm và về nhân vật (0,5 điểm).
b/ Thân bài: nêu ấn tượng của em về nhân vật ông Sáu:
* Giới thiệu chung về nhân vật ông Sáu và tình huống truyện:
- Tác giả không chú ý khắc họa phần anh hùng trong đời ông mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với tình ảm yêu thương con và những đau khổ và bất hạnh của đời ông.
- Đi chiến đấu , ông bị thương, vết thương ấy đã để lại trên khuôn mặt ông 1 vết sẹo lớn.
- Vì vết sẹo ấy về đến nhà ông lại chịu nỗi đau về tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ và khao khát được gặp suốt bảy tám năm đằng đẵng, lại vì vết sẹo mà lại không nhận ông là cha.
* Người cha những ngày ở nhà:
- Ông thiết tha muốn nghe 1 tiếng gọi ba và được chăm sóc yêu thương con mà không được.
- Suốt 3 ngày ông chăm sóc yêu thương nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt ngang bướng đến ngỡ ngàng .
- Khi bị đứa con từ chối ông vô cùng đau đớn, khổ tâm đến nỗi không thể khóc được.
- Chỉ đến phút cuối cùng chia tay ông mới được hưởng hạnh phúc làm cha , nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi , vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt vợ con lên đường.
*Người cha ở chiến khu:
- Bao nhiêu tình yêu thương nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món qùa mà ông đã hứa tặng cho con gái: “những lúc rỗi ông ngồi cưa từng rắng lược , thận trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”
- Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý gía và thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi bao lỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ nhưng mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
- Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với ông Sáu: ông đã hy sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái cây lược ngà.
c/ Kết bài: 
- Chiếc lược ngà là câu chuện cảm động về tình cha con ruột thịt.Câu chuyện khẳng định một ý nghĩa cao đẹp về tình cha con , tình đồng đội sự gắn bó các thế hệ là cội nguồn của sức sống mãnh mẽ, bền bỉ và kiên cường mà cũng rất đỗi nhân hậu thiết tha của con người trên mảnh đất Nam bộ.
- Chiếc lược ngà - bài ca về tình phụ tử.
Lưu ý : Học sinh có thể có cách tình bày khác song vẫn bám sát vào yêu cầu của đề, trình bày sâu sắc đảm bảo đầy đủ được nội dung thì vẫn cho điểm tối đa. Khuyến khích cách viết sáng tạo của học sinh.
Câu 4 ( 2,5 điểm)
a/ Chép lại đúng lời dẫn trực tiếp (0,5 điểm)
b/ Đặt được nhan đề thích hợp: (0,5 điểm)
c/ Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ khi đọc câu chuyện :(1,0 điểm)
Về hình thức:
+ Số câu : từ 7-10 câu
+ Xác định được cách trình bày nội dung theo cách nào?
Về nội dung: trình bày cảm nghĩ của em về câu chuyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docTien Thang.doc