Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 năm học 2013 - 2014 - Môn: Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 năm học 2013 - 2014 - Môn: Ngữ văn

Môn: Ngữ văn (120 phút làm bài)

Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:

“Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”

a) Đoạn Văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b) Xác định thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn.

c) Các từ “gọi”, “lạ lùng” thuộc những từ loại nào?

d) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn.

Câu 2: (3 điểm)

Từ những ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” (Ngữ văn 9 tập 2), hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm sống của thế hệ thanh niên hiện nay.

Câu 3: (5 điểm)

Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 tập 1)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 năm học 2013 - 2014 - Môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÁI HÒA
TRƯỜNG THCS NGHĨA THUẬN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 1
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn (120 phút làm bài)
Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”
a) Đoạn Văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b) Xác định thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn.
c) Các từ “gọi”, “lạ lùng” thuộc những từ loại nào?
d) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn.
Câu 2: (3 điểm)
Từ những ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” (Ngữ văn 9 tập 2), hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm sống của thế hệ thanh niên hiện nay.
Câu 3: (5 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 tập 1)
PHÒNG GD&ĐT THÁI HÒA
TRƯỜNG THCS NGHĨA THUẬN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 1
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn (120 phút làm bài)
Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”
a) Đoạn Văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b) Xác định thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn.
c) Các từ “gọi”, “lạ lùng” thuộc những từ loại nào?
d) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn.
Câu 2: (3 điểm)
Từ những ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” (Ngữ văn 9 tập 2), hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm sống của thế hệ thanh niên hiện nay.
Câu 3: (5 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
a) Văn bản: Chiếc lược ngà, Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
b) Thành phần khởi ngữ: Còn anh
c) Từ “gọi” - Động từ (0,25 điểm); Từ “lạ lùng” – Tính từ (0,25 điểm)
d) Nghe gọi, con bé // giật mình tròn mắt nhìn
 CN	 VN
Câu 2: Kỹ năng: Biết tạo lập đoạn văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Diễn đạt rõ ràng lưu loát.
Kiến thức:
Ý 1: Nêu ngắn gọn ước nguyện cuar nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ: Ước nguyện được hòa nhập dược là một con chim hót , một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ  Tất cả thể hiện khao khát dâng hiến cuộc đời một cách cháy bỏng tha thiết, chân thành nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường. Niềm khao khát ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh (1 điểm).
Ý 2: Suy nghĩ về trách nhiệm sống của thế hệ thanh niên hiện nay (2 điểm)
- Ý thức và xác định được thế hệ thanh niên là đối tượng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế hội nhập toàn cầu. 
- Muốn hoàn thành được trách nhiệm lớn lao đó, thế hệ trẻ phải sống có lý tưởng và niềm khao khát cống hiến cho cuộc đời.
- Phải tự rèn luyện bản thân trong học tập, lao động để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, kỹ thuật 
- Tu dưỡng đạo đức, sống tình nghĩa, thủy chung, biết giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần văn hóa của gia đình, quê hương, dân tộc.
(Lưu ý: HS có thể trình bày những suy nghĩ khác nếu có sức thuyết phục vẫn được tính điểm – không cho quá ½ tổng số điểm với những bài vi phạm kỹ năng dựng đoạn)
Câu 3: Học sinh vận dụng các cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - Là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh:
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mỹ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách niệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu: Một ình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình ch đáo với khách và rất lich sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: Không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa, đàn gà  là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ca ngợi, trân trọng.
(Giáo viên căn cứ vào bài làm để cho điểm hợp lý. Nếu sa vào kể truyện thì cho 1 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDeDap an thi thu vao lop 10 nam hoc 2013 2014.doc