Đề thi thử vào PTTH năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

Đề thi thử vào PTTH năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Thông tin " Ông là người học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách" nói về tác giả nào:

 A. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Du

 B. Phạm Đình Hổ D. Nguyễn Đình Chiểu

2. Ý nào nói không đúng về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong " Cảnh ngày xuân"

 A. Mới mẻ tinh khôi C. Khoáng đạt, trong trẻo

 B. Lộng lẫy tươi vui D. Nhẹ nhàng thanh khiết

3. Dòng nào đúng nhất về nghệ thuật khắc hoạ tính cách Mã Giám Sinh của Nguyễn Du:

 A. Qua diện mạo, cử chỉ C. Qua cử chỉ, tâm trạng

 B. Qua diện mạo, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại D. Qua cử chỉ, tâm trạng, ngôn ngữ

4. Câu thơ nào có từ " Lưng" dùng theo nghĩa chuyển:

 A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ C. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

 B. Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường D.Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

5. Dòng nào nói đủ, đúng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài "Sang thu":

 A. ý thơ hàm súc C. Ngôn ngữ trong sáng cô đọng

 B. Hình ảnh chọn lọc D. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm

6. Các tác phẩm : Bàn về đọc sách, Tiếng nói văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được xếp vào nhóm các văn bản nghị luận là đúng hay sai:

 A. Đúng B. Sai

7.Câu văn: " Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột" ( Lê Minh Khuê) có mấy tính từ:

 A. Không có C. Hai

 B. Một D. Ba

8 Câu văn " Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"( Nguyễn Quang Sáng) thuộc loại câu gì:

 A. Câu đơn C. Câu mở rộng thành phần

 B. Câu ghép D. Câu đặc biệt

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào PTTH năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 	 đề thi thử Vào PTTH năm học 2009-2010
Trần Đăng Ninh	Môn: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 120 phút
	( Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thông tin " Ông là người học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà 	nuôi mẹ già và viết sách" nói về tác giả nào:
	A. Nguyễn Dữ	C. Nguyễn Du
	B. Phạm Đình Hổ	D. Nguyễn Đình Chiểu
2. ý nào nói không đúng về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong " Cảnh ngày xuân"
	A. Mới mẻ tinh khôi	C. Khoáng đạt, trong trẻo
	B. Lộng lẫy tươi vui	D. Nhẹ nhàng thanh khiết
3. Dòng nào đúng nhất về nghệ thuật khắc hoạ tính cách Mã Giám Sinh của Nguyễn Du: 
	A. Qua diện mạo, cử chỉ	C. Qua cử chỉ, tâm trạng
	B. Qua diện mạo, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại	D. Qua cử chỉ, tâm trạng, ngôn ngữ
4. Câu thơ nào có từ " Lưng" dùng theo nghĩa chuyển:
	A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ	C. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
	B. Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường	D.Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ	
5. Dòng nào nói đủ, đúng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài "Sang thu":
	A. ý thơ hàm súc	C. Ngôn ngữ trong sáng cô đọng 
	B. Hình ảnh chọn lọc	D. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm 
6. Các tác phẩm : Bàn về đọc sách, Tiếng nói văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Chó sói và cừu 	trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được xếp vào nhóm các văn bản nghị luận là đúng hay sai:
	A. Đúng	B. Sai
7.Câu văn: " Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột" ( Lê Minh Khuê) có mấy tính từ:
	A. Không có	C. Hai	
	B. Một	D. Ba
8 Câu văn " Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"( Nguyễn Quang Sáng) thuộc loại câu gì:
	A. Câu đơn 	C. Câu mở rộng thành phần
	B. Câu ghép	D. Câu đặc biệt
 II.Tự luận: (8 điểm.)
1. Câu1 (2,5 điểm)Viết đoạn văn nghị luận ( dài từ 20 đến 25 dòng )với đề tài: Môi trường với cuộc sống 	con người . Trong đoạn có khởi ngữ và câu cảm thán. Gạch chân dưới khởi ngữ và câu cảm thán ấy 
2. Câu 2( 5,5 điểm) Phân tích bức tranh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước trong bài " Mùa xuân 	nho nhỏ" để thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ Thanh Hải .
Hết
Họ và tên thí sinh	Chữ kí giám thị số 1 
Số báo danh	..	Chữ kí giám thi số 2 
Đáp án chấm bài thi thử vào TPTH 6-2009
I. Trắc nghiệm: kiểm tra các kiến thức về tác giả, tác phẩm, TiếngViệt. Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 
1
2
3
4
5
6
7
8
A
B
B
D
D
A
B
C
II. Tự luận: 
 1. Câu 1: 
 a.Mục đích: vốn kiến thức thực tế về vấn đề bức thiết , vấn đề được coi là một yêu cầu mới của
 năm học
 b.Yêu cầu: cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 *. Về hình thức: + Là một đoạn văn nghị luận có cấu trúc 3 phần
	 +Dài 20-> 25 dòng giấy
	 +Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ và câu cảm thán.
 *. Về nội dung: có thể trình bày theo gợi ý sau:
+1 ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống của con người: Mi trng là con người luôn sống trong môi trường; môi trường trong lành thì cuộc sống tốt đẹp, thuận lợi
0,25
+2 Thực trạng: mô tả hình ảnh môi trường đang bị tàn phá, bị ô nhiễm nghiêm trọng( nạn phá 	rừng, rác thải, khí thải)
0,5
+3 Tác hại: phân tích ảnh hưởng của thực tế môi trường bị ô nhiễm đối với cuộc sống của con 	người, đưa ra một số dẫn chứng( lũ lụt hạn hán, dịch bệnh)
0,5
+4 Giải pháp: - tuyên truyền vận động mọi người tham gia các phong trào bảo vệ môi 
 trường: trồng cây, vệ sinh đường phố, nhà ở, công sở
 - Có biện pháp sử lý thích đáng với những hành vi phá hoại môi trường
0,5
+5 Lời kêu gọi: giữ gìn môi trường trong sạch là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta
0,25
- Gạch đúng dưới thành phần khởi ngữ, câu cảm thán, mỗi yêu cầu cho 0,25 điểm
0,5
	-Các điểm trên chỉ cho tối đa khi đoạn văn thể hiện năng lực làm văn nghị luận xã hội: lập luận 	chặt chẽ, kết hợp phương thức nghị luận với các phương thức khác như miêu tả, tự sự hay biểu 	cảm tạo sự sáng rõ cho vấn đề nghị luận và có sức thuyết phục người đọc .	
	- Nếu quá từ 1-2 dòng, trừ 0,25 điểm; quá từ 3-5 dòng trừ 0,5 điểm; từ dòng thứ 6 trở đi trừ 0,75 đ
2 Câu 2:
 a. Mục đích:Kiểm tra kĩ năng phân tích đề, năng lực cảm thụ, phân tích một đoạn thơ để hướng tới 
 vấn đề nghị luận
 b.Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 * Về kiến thức: hiểu đoạn thơ, biết phân tích làm nổi rõ định hướng
 * Về kĩ năng: bám sát văn bản, ngôn từ, phân tích các yếu tố nghệ thuật, tránh sa vào
 tình trạng thuật diễn xuôi ý thơ
I. Mở bài: - giới thiệu tác giả, tác phẩm
 - nội dung nghị luận( như đề bài) ( nếu thiếu 1 ý thì không cho điểm)
0,25
II. Phân tích: HS tập trung phân tích làm nổi rõ các ý cơ bản: 
1, Bức tranh mùa xuân thiên nhiên
 a. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên: phân tích cách sử dụng màu sắc: dòng sông xanh, hoa tím biếc, đường nét: chiều dài của dòng sông, chiều cao rộng của bầu trời; âm thanh tiếng chim hót vang trời, đảo từ mọc, lựa chọn hình ảnh quen thuộc, gần gũi để thấy chỉ qua vài nét phác hoạ, TG đã vẽ lại bức tranh mùa xuân xứ Huế với không gian cao rộng khoáng đạt, màu sắc đằm thắm, âm thanh sôi động, sức sống căng tràn, đúng đặc trưng của xứ Huế, gợi mùa xuân tươi đẹp, thanh bình
 b. Cảm xúc của TG :phân tích lời gọi câu hỏi, từ địa phương để thấy sự ngỡ ngàng; phân tích sự chuyển đổi cảm giác giọt long lanh rơi, hành động đưa tay hứng để thấy sự trân trọng nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân
 Phân tích lời thơ mượt mà, âm điệu tươi vui để thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân, yêu xứ Huế quê hương
 -> Thanh Hải đang bị căn bệnh hiểm nghèo hành hạ, nhưng ông vẫn thả hồn vào thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân xứ Huế-> tâm hồn khoẻ khoắn đã mang lại cho Thanh Hải niềm say mê ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời lúc vào xuân
2,0
2. Mùa xuân đất nước:
 a. Mùa xuân cách mạng: phân tích điệp từ mùa xuân, điệp cấu trúc câu( mùa xuân người cầm súngnương mạ) để thấy TG đã cụ thể hóa 2 nhiệm vụ cơ bản của đất nước 
 Phân tích điệp từ lộc để thấy sức xuân có ở khắp mọi nơi, con người mang sức xuân bước vào mặt trận chiến đấu, xây dựng- con người mang mùa xuân đến
 Phân tích điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu( tất cả như), từ láy hối hả, xôn xao để thấy không khí khẩn trương, hào hứng của cả dân tộc bước vào mùa xuân chiến đấu, dựng xây
 b. Niềm tự hào về đất nước: 
 Nghệ thuật nhân hoá ( Đất nước.gian lao): đất nước đau thương và anh dũng
 So sánh( như vì saophía trước), điệp ngữ đất nước : bản lĩnh kiên cường dũng cảm, niềm tin vào tương lai tươi sáng cuả mùa xuân cách mạng
3. Đánh giá:
 - Về nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn gần với các làn điệu dân ca miền Trung có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết, hình ảnh thơ vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa biểu trưng, mạch cảm xúc phát triển tự nhiên, thống nhất giúp TG phác hoạ bức tranh rất đẹp về màu xuân xứ Huế, mùa xuân đất nước
 - Đặt vào hoàn cảnh sáng tác( bệnh hiểm nghèo, trước khi qua đời không bao lâu) ta cảm nhận được tình yêu cuộc sống tha thiết, khát vọng sống mãnh liệt của tâm hồn trong sáng, quan niệm sống cao đẹp của Thanh Hải
III. Kết bài
 - Bài thơ là lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại cho cuộc đời- là bản di chúc tinh thần
 - Bài thơ khơi gợi trong mỗi chúng ta tình yêu, niền tự hào về quê hương đất nước, giúp chúng ta sống hữu ích.
2,0
1,0
0,25
Chú ý: 
	*Các nội dung trên chỉ cho điểm tối đa nếu bài viết tỏ rõ năng lực cảm thụ thơ, nắm được kĩ 	năng 	phân tích, lời văn có cảm xúc. Tuỳ thực tế diễn dạt của HS, GV cho điểm cho phù hợp
	*Điểm trừ: tính cho toàn bài:
	+ 2 lỗi( chính tả, từ, câu, diễn đạt) trừ 0,25
	+ Bài bẩn, gạch xoá tuỳ mức độ trừ từ 0,25 trở đi
	+ Tối đa các lỗi trừ không quá 2 điểm
	+ Chấm bài xong ghi rõ điểm trừ rồi ghi điểm chính thức bài đạt được
Đề kiểm tra
Thời gian 120 phút
I Trắc nghiệm: Chọn chữ cái ở đáp án đúng ở câu 1 đến câu 6 rồi ghi ra tờ giấy làm bài
1. Tác phẩm nào không phải văn bản nhật dụng
	A. Phong cách Hồ Chí Minh	C. Đấu tranh cho thế giới hoà bình
	B. Tiếng nói của văn nghệ	D. Cuộc chia tay của những con búp bê
2. Nhận xét nào không đúng về hình thức của văn bản nhật dụng:
	A. Đa dạng về kiểu loại	C. Kết hợp các phương thức biểu đạt
	B. Không cần đến giá trị văn chương	D. Cả 3 ý trên
3. Dòng nào không đúng với nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện " Làng"
	A. Gọng văn giàu màu sắc biểu cảm	C. Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc
	B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật	D. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật
4. Câu " Hà nắng gớm, về nào"( Làng) được xếp vào loại ngôn ngữ nào:
	A.Độc thoại	C. Đối thoại
	B. Tác giả trần thuật	D. Độc thoại nội tâm
5. Tình cảm nào không có trong bài Viếng lăng Bác
	A. Khao khát được gặp Bác	C. Xót xa đau đớn
	B. Ngưỡng mộ biết ơn	D. Lưu luyến
6. Dòng nào ghi đúng tên các tác giả đã dược nhận giả thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
	A. Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long,
	B. Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu.
	C. Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Thanh Hải
	D. Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Bằng Việt, Chính Hữu
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi 7, 8
	" Không hiểu vì sao mình lại gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang.Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi" ( Những ngôi sao xa xôi)
7 . Ghi ra các câu rút gọn( nếu có) 
8. Ghi ra các câu đặc biệt ( nếu có)
II. Tự luận:
1. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phân tích nét độc đáo của khổ thơ sau:
	Một dãy núi mà hai màu mây
	Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
	Như em với anh, như Nam với Bắc
	Như đông với tây một dải rừng liền
	Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây_ Phạm Tiến Duật
2. Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Viết đoạn văn 15 câu nêu lên suy nghĩ của mình được gợi ra từ hiện tượng trên. Trong đoạn văn có câu hỏi tu từ, câu cảm thán
3.Cho đề bài sau: 	Có ý kiến cho rằng: Bài " Nói với con" , bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm quê hương ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
	Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó
a. Lập dàn ý cho đề bài.
b. Phát truển luận điểm 1 thành đoạn văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docthithu PTTH.doc