Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm học: 2012 – 2013 môn: ngữ văn (chuyên)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm học: 2012 – 2013 môn: ngữ văn (chuyên)

Câu I: (1 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

 “Đất nóng.(1) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung che đi những gì từ xa.(2) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?(3) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.(4) Tôi đến gần quả bom.(5) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.(6)”

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

 a. Chép lại câu văn trong phần trích có thành phần biệt lập, gạch chân từ ngữ làm thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

 b. Các câu (3), (4), (5), (6), liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

Câu II: (1 điểm)

Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Câu III: (3 điểm)

Trong văn bản“Trò chuyện với bạn trẻ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 11-12), Nguyên Hương viết:

 “Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.”

Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

 

docx 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm học: 2012 – 2013 môn: ngữ văn (chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học: 2012 – 2013, MÔN NGỮ VĂN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi: ngày 4 tháng 7 năm 2012
MÔN: NGỮ VĂN  (chuyên)
 ( Thời gian: 150 phút – không kể thời gian giao đề)
Câu I: (1 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
                 “Đất nóng.(1) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung che đi những gì  từ  xa.(2) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?(3) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.(4) Tôi đến gần quả bom.(5) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.(6)”  
                                                                                        (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
           a. Chép lại câu văn trong phần trích có thành phần biệt lập, gạch chân từ ngữ làm thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
 b. Các câu (3), (4), (5), (6), liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 
Câu II: (1 điểm)
Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Câu III: (3 điểm)
Trong văn bản“Trò chuyện với bạn trẻ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 11-12), Nguyên Hương viết:
                “Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.”
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 
 Câu IV: (5 điểm)
                Cảm nhận của em về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính  (Phạm Tiến Duật).
---Hết---
Họ và tên thí sinh: ...................................................................    Số báo danh: ..............................
SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
                                          NĂM HỌC: 2012 – 2013
                                        Khoá: ngày 4 tháng 7 năm 2012
Môn: NGỮ VĂN (đề chính thức - chuyên)
                                                                                   HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản Hướng dẫn chấm thi này gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
- Đây là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên nên giám khảo cần đặc biệt lưu ý những bài làm có cảm xúc, sáng tạo, thể hiện nét riêng trong tư duy của người viết.
- Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm
Câu
 I
a. Chép lại câu văn trong phần trích có thành phần biệt lập, gạch chân  từ ngữ làm  thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
b. Các câu (3), (4), (5), (6), liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 
1,0
Chép nguyên văn câu văn số 4 và gạch chân  từ ngữ Chắc có
0,25
Chắc có là thành phần tình thái.
0,25
Giữa câu 3, 4, 5, 6 có phép thế, phép lặp, phép liên tưởng
0,5
 (chỉ cần nêu được hai trong số ba phép liên kết trên là đạt 0,5 điểm.
Câu II
Ý nghĩa hình tượng ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
1.0
Ý nghĩa thực: Ánh trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên bình dị, hiền hòa.
0,25
Ý nghĩa tượng trưng:
- Trăng là người bạn tri kỉ, là tình đồng chí, đồng đội, là quá khứ tốt đẹp chẳng thể phai mờ.
- Trăng tượng trưng cho tình nghĩa của nhân dân đã che chở, nuôi dưỡng người lính trong những năm tháng gian lao của cuộc chiến tranh.
- Trăng còn là hình ảnh để soi chiếu tâm tư tác giả với những nỗi niềm ưu tư, trăn trở, khơi gợi, lay thức đạo lí uống nước nhớ nguồn;
0,75
Câu III
...“Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.”
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 
3,0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày nhận thức của mình về vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí.
Cần nêu được các ý sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Thành đạt là thành công trong cuộc sống; đạt được các thành quả về vật chất, công việc, địa vị xã hội, tiếng tăm...
- Ý nghĩa cả câu: khẳng định việc thành đạt phải hội đủ những yêu cầu sau:
+ Thành đạt có được là ở nỗ lực của bản thân mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu trong học tập và trau dồi đạo đức.
+ Thành đạt của mỗi cá nhân phải có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
1,0
b. Bàn luận vấn đề:
- Khẳng định ý kiến trên là đúng bởi vì nỗ lực bản thân cùng với sự kiên trì phấn đấu trong học tập và trau dồi đạo đức: giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách, trở lực của hoàn cảnh, giúp con người có được bản lĩnh, nghị lực niềm tin... để đi đến thành công.
- Người thành đạt còn phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp bởi chỉ có người toàn tài, toàn đức mới được xã hội tôn vinh, trân trọng.
- Người thành đạt phải gắn lợi ích cá nhân với cộng đồng, giữa riêng và chung vì đó là một lẽ sống đẹp.
- Cần phê phán những người thiếu phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức để vượt qua khó khăn thử thách; chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân...
- Rút ra bài học: Thành đạt là một quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài, mỗi cá nhân phải nỗ lực trong học tập, và trau dồi đạo đức...
2,0
Câu IV
Cảm nhận của em về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) vàBài thơ về tiểu đội xe không kính  (Phạm Tiến Duật).
5,0
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ để làm rõ một hình tượng nghệ thuật.
- Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về hai bài thơ đã nêu, thí sinh có thể phân tích và tổ chức bố cục theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu vài nét về tác gỉả, tác phẩm:
0,5
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội. Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh cách mạng. Bài thơ Đồng chí được viết năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng tự nhiên, tinh nghịch, tươi trẻ...
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết năm 1969, trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ:
4,0
a. Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu)
- Họ là những người lính xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quí giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.
- Họ là những người lính ở mỗi miền quê khác nhau, nhưng cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ khó khăn gian khổ, thiếu thốn ...
- Họ là những người lính có tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, tri âm, tri kỉ và tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng với làng quê.
2,0
b. Vẻ đẹp người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Người lính thời chống Mĩ bất chấp gian khổ, khó khăn vẫn tiến ra tiền tuyến.
- Họ là những người lính hiên ngang dũng cảm, sục sôi ý chí chiến đấu với khí thế tiến công quyết chiến, quyết thắng.
- Họ là những người lính có tâm hồn trẻ trung, lạc quan, sôi nổi, yêu đời, yêu đồng đội.
2,0
3. Đánh giá chung:
0,5
- Hai bài thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với những nét tương đồng và khác biệt...
- Vẻ đẹp của người lính được khắc họa với những bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ riêng của từng tác giả...
Lưu ý: Thầy cô giám khảo cần trân trọng những bài làm sáng tạo, độc đáo để cân nhắc cho điểm hợp lý.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
           QUẢNG NAM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi: ngày 4 tháng 7 năm 2012
MÔN: NGỮ VĂN  (chung)
 (Thời gian: 120 phút – không kể thời gian giao đề)
Câu I: (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
“ - Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!”
                                                ( Kim Lân, Làng)
1. Xác định câu có thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó.
2. Xác định từ ngữ tạo liên kết lặp trong đoạn trích trên.
3. Câu “Tôi thấy người ta đồn” có phải là câu có hàm ý không? Vì sao?
Câu II: (2 điểm)
Nêu những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và mong ước của người cha đối với con được thể hiện trong bài thơ Nói với con  của Y Phương.
Câu III: (6 điểm)
                Cảm  nhận về vẻ đẹp tình cha con qua nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong Ngữ văn 9, tập 1).
---Hết---
  Họ và tên thí sinh: .....................................................................Số báo danh: ...........................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KÌ THI TUYỂN SINH  LỚP 10 THPT CHUYÊN
             Năm học:  2012 - 2013
                                                                   HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản Hướng dẫn chấm thi này gồm 02 trang)
                                                                                A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
B. Đáp án và thang điểm
Câu
                                                  Đáp án
Điểm
Câu I
(2.0 đ)
1.
- Xác định đúng câu có thành phần biệt lập:  Này, thầy nó ạ.  
- Thành phần gọi-đáp   
( Nếu xác định sai câu mà gọi đúng tên “thành phần gọi-đáp” thì không ghi điểm)
(0.25 đ)
(0.25 đ)
2.  Xác định từ ngữ tạo liên kết lặp: Thầy nó; ông lão (hoặc ông)
(0.5 đ)
3.
-  Câu Tôi thấy người ta đồn  không phải là câu có hàm ý.
- Vì đó chỉ là câu nói dở dang.
(0.5 đ)
(0.5 đ)
CâuII (2.0 đ)
 Yêu cầu:
     Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản sau:
- Người đồng mình sống vất vả và mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
- Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách, bằng ý chí, niềm tin của mình.
(1.0 đ)
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịtnhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
(Khát vọng xây dựng quê hương, cần cù, nhẫn nại trong lao động, làm nên quê hương với bao điều tốt đẹp...)
- Người cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con tự tin vững bước trên đường đời.
(1.0 đ)
Câu III
(6.0 đ)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Vận dụng kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách  khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
0,5 đ
b. Cảm nhận vẻ đẹp tình cha con qua nhân vật ông Sáu
4,5 đ
- Hai cha con gặp nhau:
  Vẻ đẹp của tình cha con nồng nàn, dồn nén, mãnh liệt qua thời gian xa cách, tình yêu có cả vui mừng và nỗi đau (Ông Sáu nhảy lên bờ, gọi con, đưa tay đón chờ con)
1,5 đ
- Những ngày đoàn tụ:
   Vẻ đẹp của niềm khao khát chờ đợi hạnh phúc được gọi tiếng “ba”, đó là tình của người cha biết chờ đợi, nhẫn nại, bao dung(Quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha)
1,5 đ
- Những ngày xa con:
    Vẻ đẹp của tình thương nhớ, quan tâm, chăm sóc bền bỉ, mong đợi khắc khoải và hi sinh thầm lặng (Thực hiện lời hứa với con, ông Sáu làm chiếc lược ngà. Trước khi hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng nhắm mắt khi gửi gắm chiếc lược cho người bạn...)
1,5 đ
c. Đánh giá chung:
+ Đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
+ Vẻ đẹp tình cha con của nhân vật được thể hiện thành công qua tình huống truyện, chi tiết, tâm lí nhân vật
1.0 đ
Lưu ý: Giám khảo trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn để cân nhắc  ghi điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe van tuyennh vao lop 10 THPT chuyen.docx