Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 – 2009 TP Hồ Chí Minh môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 – 2009 TP Hồ Chí Minh môn thi: Ngữ Văn

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 TP HCM

Môn thi : NGỮ VĂN

Câu 1: (1 điểm) Chép nguyên văn bốn câu thơ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Câu 2: (1 điểm)

 Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:

 a. Đề huề lưng túi gió trăng,

 Sau chân theo một vài thằng con con.

 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

 b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3: (3 điểm)

 Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh.

Câu 4: (5 điểm)

 Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:

 Thuyền ta lái gió với buồm trăng

 Lướt giữa mây cao với biển bằng,

 Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

 Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

 Ta hát bài ca gọi cá vào,

 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

 Biển cho ta cá như lòng mẹ

 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1: Khæ cuèi bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

 Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

 Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :

 - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.

 1963

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 – 2009 TP Hồ Chí Minh môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 TP HCM
Môn thi : NGỮ VĂN 
Câu 1: (1 điểm) Chép nguyên văn bốn câu thơ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 2: (1 điểm)
	Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
	a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
	b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3: (3 điểm)
	Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh.
Câu 4: (5 điểm)
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:
	Thuyền ta lái gió với buồm trăng
	Lướt giữa mây cao với biển bằng,
	Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
	Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
	Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
	Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
	Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
	Ta hát bài ca gọi cá vào,
	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
	Biển cho ta cá như lòng mẹ
	Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
	(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
BÀI GIẢI GỢI Ý 
Câu 1: Khæ cuèi bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
	Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
	Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 
	Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
	- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
	1963
	(Ngữ văn 9, tập một, trang 145)
Câu 2:	a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người (Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam).
b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường) [Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam].
Câu 3: 	
- Con người là một động vật cao quí vì con người có trí tuệ và đạo đức. Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là đức hi sinh.
	- Tấm gương hi sinh cụ thể và gần gũi nhất là sự hy sinh của mẹ dành cho con. Mọi người con bình thường đều cảm nhận được tấm lòng hi sinh của mẹ. Đó là hành trang vô giá cho chúng ta vào đời.
	- Gương hi sinh còn được thể hiện trong những tình huống phong phú của cuộc sống. 
+ Trong thời chiến :
- Bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời bắc thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, thời chống Mỹ để đất nước ta có được hòa bình và độc lập.
	- Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình, đã đi mãi không về vì bảo vệ đất nước, quê hương.
	+ Trong thời bình :
	- Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Hình ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì thế hệ tương lai. Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp 
	- Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh chị phải hi sinh nghỉ học để cho em mình được đi học
- Có vô vàn tấm gương hi sinh mà chúng ta nghe thấy được, biết được qua sách báo 
- Có vô vàn con người đã thầm lặng hi sinh cho đồng loại, cho thiên nhiên và cho môi trường sống mà chúng ta không hề hay biết
	+ Đặc biệt nhất, tiêu biểu nhất trong thời đại ngày nay là gương hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Người đã hi sinh một đời của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
- Để có đức hi sinh, con người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ.
- Hành động trên nền tảng của đức hi sinh tạo nên những hình ảnh đẹp, đánh thức trong chúng ta những tình cảm cao thượng, khơi dậy tình yêu sâu sắc đối với con người và cuộc sống. Đức hi sinh sẽ làm cho con người trở nên vĩ đại hơn, trở nên lớn dậy “làm người”
Câu 4: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958). Cả bài thơ là một bức tranh đẹp, tráng lệ về hình ảnh biển cả và người ngư dân.
- Đoạn thơ trên gồm các khổ thơ 3, 4, và 5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Hình ảnh kì vĩ, hoành tráng của đoàn thuyền đánh cá trên biển khơi với kích thước, tầm cỡ lớn lao của trời đất, vũ trụ. Hai câu thơ cho thấy sức tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn, tài hoa, sáng tạo của Huy Cận :
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
	Lướt giữa mây cao với biển bằng,
	- Tư thế hiên ngang của người ngư dân khi lao động: đánh cá như một cuộc chiến đấu, buông lưới như “dàn đan thế trận”:
	Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
	Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Biển đêm lung linh, huyền ảo :
	Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
	Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
	Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Cảnh của đêm trăng trên biển lung linh lấp lánh với hình ảnh nhiều màu sắc của các loài cá : “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Một loạt những hình ảnh liệt kê góp phần diễn tả sự giàu đẹp của biển cả nước ta. “Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh sống động và có hồn thể hiện sự tưởng tượng phong phú bất ngờ của tác giả.
	- Ta hát bài ca gọi cá vào,
	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
	Biển cho ta cá như lòng mẹ
	Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
	Đoạn thơ thể hiện tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn và tình cảm của người ngư dân đối với thiên nhiên và biển cả. Âm nhạc và ánh trăng tạo nên sự thăng hoa trong tâm hồn người lao động. “Biển  như lòng mẹ” thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con người đối với thiên nhiên.
- Đoạn thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng, phong phú độc đáo. Đoạn thơ đã khắc họa được nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, thể hiện niềm vui, niềm tự hào của người ngư dân, của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Đoạn thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc và suy nghĩ, nhiều tin tưởng, mến yêu đối với đất nước và con người trong cuộc sống lao động, xây dựng hiện nay.
 Bïi Thanh Gßn- GV tr­êng THCS T©n VÞnh- HuyÖn Léc Hµ- TP Hµ TÜnh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen sinh Ngu van TP HCM.doc