Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn – Hà Nội

Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn – Hà Nội

Phần I (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

 “Người đồng minh thương lắm con ơi

 Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

 (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?

2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?

3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).

Phần II (4 điểm)

Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

 “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

 (Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)

1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn – Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI : NGỮ VĂN – Hà Nội
Ngày thi : 22 tháng 6 năm 2011
Thời gian làm bài : 120 phút
---------
Phần I (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
	 “Người đồng minh thương lắm con ơi
	Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc” 
	(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?
Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
	 “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
	(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I:
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương ( tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày)
“Người đồng mình” : người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Thành ngữ trong đoạn thơ trên: “lên thác xuống ghềnh”. Nó được dùng để ví cảnh gian truân, vất vả
Học sinh phải viết một đoạn văn nghị luận đáp ứng đủ các yêu cầu của câu hỏi: khoảng 10 câu, theo cách lập luận tổng – phân – hợp, nội dung nói về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp. Sau đây là một đoạn văn tham khảo:
(1) Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha với con về đức tính cao đẹp của “người đồng mình.(2) Đó là những người mạnh mẽ, khoáng đạt.(3) Đó là những người “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. (4) Cuộc sống chốn núi rừng khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn. (5) Đó là cuộc sống “trên đá” “gập ghềnh”, “trong thung” “nghèo đói”. (6) Đó là cuộc sống gian truân , vất vả “như sông, như suối”, “lên thác xuống ghềnh”. (7) Nhưng người đồng mình vẫn luôn gắn bó, thủy chung: người đồng mình vẫn không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. (8) Điệp ngữ “không chê” đã tô đậm lên đức tính thủy chung, cao đẹp đó. (9) Đoạn thơ còn thể hiện mong muốn tha thiết của người cha với người con: Hãy nhận thức được phẩm chất cao đẹp của nhân dân và sống nghĩa tình, xứng đáng với nhân dân. (10) Lời dặn dò này, cùng với đức tính cao đẹp của người đồng mình đã để lại nhiều ngân vang trong lòng người đọc.
Phần II:
Lời thoại trên là lời độc thoại. Tuy tác phẩm viết: “nàng  ngửa mặt lên trời mà than rằng” nhưng thực chất đây là lời Vũ Nương tự nhủ với chính mình. 
Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Vũ Nương bị Trương Sinh nghi ngờ, ghen tuông, la mắng và một mực không tin tưởng lòng thủy chung của nàng dù nàng đã tha thiết phân trần, hàng xóm minh oan khiến nàng tuyệt vọng và quyết định quyên sinh.
Qua lời độc thoại của Vũ Nương, ta thấy nàng muốn khẳng định nết đoan trang, lòng trong trắng và thủy chung của nàng đối với chồng.
Học sinh viết một đoạn văn ngắn gọn, khoảng 6 câu nói lên suy nghĩ của bản thân về phẩm chất ấy của nhân vật. Sau đây là một đoạn văn gợi ý:
	(1)Vũ Nương là người phụ nữ cao quý. (2) Cô đoan trang, trong trắng, thủy chung. (3) Chồng đi đánh trận, cô ở nhà nuôi con và chờ đợi. (4) Cô hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, khiến mọi người đều biết. (5) Thế mà, cô lại bị nghi oan, phải quyên sinh để chứng minh lòng chung thủy. (6) Vì vậy, không ai không xúc động.
3. Toàn bộ phần cuối cùng của tác phẩm mang tính chất kì ảo. Từ phần cuối đó, ta có thể kể 2 chi tiết sau:
	_ Phan Lang chết đuối nhưng được Linh Phi ở thủy cung cứu sống.
	_ Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, theo sau có đến năm mươi chiếc xe, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn, lúc hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
Nguyễn Hữu Dương
(Trường THPT Vĩnh Viễn - TP.HCM)
Gợi ý lời giải môn Văn
(Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội)
Phần I (6 điểm)
1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
Gợi ý:
-Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
Gợi ý:
- Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là “Lên thác xuống ghềnh”, nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.
3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)
Gợi ý:
a. Về hình thức:
- Đoạn văn nghị luận viết theo cách tổng- phân- hợp gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, liền mạch, không xuống dòng.
- Viết khoảng 10 câu, chữ viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
b. Về nội dung:
Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu: Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc của cha đối với con. Học sinh có thể phân tích theo hai cách: Hoặc “cảm nhận những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” được nhà thơ ca ngợi rồi tìm hiểu lời nhắc nhở của cha đối với con, hoặc có thể kết hợp phân tích cả hai ý này.
Học sinh có thể tham khảo dàn ý đoạn viết sau:
*Mở đoạn: Giới thiệu đoạn thơ, trích tác phẩm “Nói với con” của Y Phương và nêu ý chính mà đề bài yêu cầu.
*Thân đoạn:
Có thể sắp xếp những mạch ý nhỏ sau:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
 “Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
-Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống” để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
c. Về ngữ pháp: Học sinh sử dụng thích hợp, chính xác, gạch chân và chú thích rõ ràng câu ghép và từ ngữ dùng làm phép lặp.
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
 “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” (Theo Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Gợi ý:
- Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại, vì đó là lời than của Vũ Nương và cũng là lời nguyền của nàng nói với lòng mình để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình trước khi tự vẫn.
2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Gợi ý:
-Lời thoại này được Vũ Nương nói đến trong hoàn cảnh khi bị chồng mình là Trương Sinh nghi ngờ là người vợ không thủy chung. Vũ Nương đã phân trần, khẳng định tấm lòng thủy chung, khát khao cuộc sống gia đình, tình nghĩa vợ chồng, cầu xin chồng đừng nghi oan, tìm mọi cách hàn gắn cuộc sống hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ, song nàng vẫn bị chồng mắng nhiếc, đánh đập, đuổi nàng đi không cho nàng thanh minh, không cho họ hàng, hàng xóm bênh vực và biện bạch cho. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh đã đến độ không thể hàn gắn nổi. Vũ Nương đã đau đớn, thất vọng đến tột cùng, ra bến Hoàng Giang mượn dòng nước con sông quê hương để giãy bày nỗi oan khuất và tấm lòng thủy chung, trong sáng của mình trước khi tự vẫn.
* Qua lời thề nguyền, Vũ Nương muốn khẳng định
- khao khát được sống hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.
- Tấm lòng thủy chung, trong sáng của mình với chồng.
- Lòng tự trọng của một người vợ khi bị chồng đánh đập, hắt hủi.
* Học sinh viết tiếp (khoảng 6 câu) bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với tâm sự đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương, nhưng cũng thấy: 
- Nàng hiểu được thân phận của mình, tự nhận mình là “kẻ bạc mệnh” có “duyên phận hẩm hiu”, song vẫn khát khao được sống hạnh phúc với chồng con và mong thần sông minh oan cho tấm lòng thủy chung, trong trắng của mình. Lời than, lời thề nguyền của Vũ Nương thật thống thiết, ai oán.
- Hành độn ... ?
 H«m qua t¸t n­íc ®Çu ®×nh
 Bá quªn chiÕc ¸o trªn cµnh hoa sen
(ca dao) 
b. T×m khëi ng÷ trong c¸c c©u sau: 
Nã ng¬ ng¸c, l¹ lïng. Cßn anh, anh kh«ng gh×m næi xóc ®éng.
 (NguyÔn Quang S¸ng, ChiÕc l­îc ngµ)
c. X¸c ®Þnh thµnh phÇn biÖt lËp trong c©u sau vµ gäi tªn thµnh phÇn biÖt lËp Êy?
Vò ThÞ ThiÕt, ng­êi con g¸i quª ë Nam X­¬ng, tÝnh ®· thuú mÞ nÕt na, l¹i thªm t­ dung tèt ®Ñp.
 (NguyÔn D÷, ChuyÖn ng­êi con g¸i Nam X­¬ng)
C©u 2 (2.0 ®iÓm)
ViÕt ®o¹n v¨n kho¶ng 15 dßng bµn vÒ c©u tôc ng÷ Th­¬ng ng­êi nh­ thÓ th­¬ng th©n
C©u 3 (1.0 ®iÓm) 
B»ng mét ®o¹n v¨n (kho¶ng 10 dßng), h·y thÓ hiÖn c¶m nhËn cña em vÒ vÎ ®Ñp cña nh÷ng dßng th¬ sau:
Con lµ m©y vµ mÑ sÏ lµ tr¨ng.
Hai bµn tay con «m lÊy mÑ, vµ m¸i nhµ ta lµ bÇu trêi xanh th¼m.
 (R.Ta- go, M©y vµ sãng)
C©u 4 (5.0 ®iÓm)
TruyÖn ng¾n Chiếc lược ngà cña NguyÔn Quang Sáng ®· thể hiện tình cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 
Ph©n tÝch vÎ ®Ñp cña nh©n vËt ông Sáu trong ®o¹n trÝch ®· häc ®Ó lµm s¸ng tá nhËn ®Þnh trªn.
 –––––––––––––HÕt–––––––––––––
H­íng dÉn chÊm THI TUYÓN SINH VµO LíP 10 
n¨m häc 2011 – 2012
M«n thi: Ng÷ v¨n
A. H­íng dÉn chung
- Gi¸m kh¶o chÊm kÜ ®Ó ®¸nh gi¸ mét c¸ch ®Çy ®ñ vµ chÝnh x¸c kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng trong bµi lµm cña häc sinh, tr¸nh ®Õm ý cho ®iÓm.
- Gi¸m kh¶o cÇn vËn dông H­íng dÉn chÊm linh ho¹t, sö dông nhiÒu møc ®iÓm mét c¸ch hîp lÝ. §Æc biÖt khuyÕn khÝch nh÷ng bµi viÕt cã ý t­ëng s¸ng t¹o.
- Nh÷ng bµi viÕt m¾c qu¸ nhiÒu c¸c lçi dïng tõ, chÝnh t¶, ®Æc biÖt lµ hµnh v¨n tèi nghÜa th× kh«ng cho qu¸ nöa sè ®iÓm cña mçi c©u t­¬ng øng.
B. H­íng dÉn cô thÓ.
C©u 1 (2,0 ®iÓm)
a. Tõ “®Çu” ®­îc dïng theo nghÜa chuyÓn (0,5 ®iÓm)
b. Thµnh phÇn khëi ng÷: Cßn anh (0,5 ®iÓm)
c. Thµnh phÇn biÖt lËp: ng­êi con g¸i quª ë Nam X­¬ng. (0,5 ®iÓm)
§­îc gäi tªn: thµnh phÇn phô chó(0.5 ®iÓm)
C©u 2 (2,0 ®iÓm)
- HS viÕt ®­îc mét ®o¹n v¨n ®óng vÒ mÆt h×nh thøc, néi dung phï hîp víi yªu cÇu cña ®Ò. (0,5 ®iÓm)
- HiÓu ®óng néi dung cña c©u TN: Gi¸o dôc t×nh yªu th­¬ng con ng­êi. §ßi hái mçi ng­êi sèng ph¶i biÕt th­¬ng ng­êi ®Õn møc nh­ th­¬ng m×nh. (0,5 ®iÓm)
- Kh¼ng ®Þnh ®ã lµ truyÒn thèng ®¹o lÝ cña d©n téc vµ lµ th­íc ®o phÈm gi¸ cña mçi con ng­êi. (0,5 ®iÓm)
- Liªn hÖ víi b¶n th©n, thÕ hÖ trÎ hiÖn nay... (0,5 ®iÓm)
C©u 3 (1,0 ®iÓm): HS viÕt ®­îc mét ®o¹n v¨n:
- Ph¸t hiÖn ®­îc c¸c h×nh ¶nh th¬: m©y, tr¨ng, bÇu trêi xanh th¼m. (0,25 ®iÓm)
- C¶m thô b×nh gi¸ ®­îc ®©y lµ nh÷ng h×nh ¶nh so s¸nh ®Çy bÊt ngê, thó vÞ, ®Ñp lung linh, huyÒn ¶o, phï hîp víi t©m hån ng©y th¬ trong s¸ng cña tuæi th¬, thÓ hiÖn t×nh mÉu tö thiªng liªng, cao c¶ vµ trÝ t­ëng t­îng phong phó cña nhµ th¬. (0,75 ®iÓm)
C©u 4 (5.0 ®iÓm)
A. Yªu cÇu vÒ h×nh thøc: 1,0 ®iÓm
- Bµi v¨n lµ mét v¨n b¶n, ®óng yªu cÇu thÓ lo¹i cña ®Ò, cã bè côc râ rµng, lËp luËn chÆt chÏ, lÝ lÏ vµ dÉn chøng hîp lÝ (0,5 ®iÓm)
- DiÔn ®¹t m¹ch l¹c kh«ng m¾c c¸c lçi c¬ b¶n vÒ ng÷ ph¸p, ®óng tõ vµ chÝnh t¶ (0,5 ®iÓm)
B. Yªu cÇu vÒ néi dung (4,0 ®iÓm)
1. Giíi thiÖu vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm, nªu nhËn ®Þnh vµ giíi thiÖu nh©n vËt (0,5 ®iÓm)
2. B¸m s¸t vµo v¨n b¶n trong SGK ®Ó ph©n tÝch nh©n vËt ông Sáu, lµm s¸ng tá nhËn ®Þnh: Tập trung vào 2 vấn đề :(3đ)
- Tình yêu con sâu nặng của ông Sáu
- Tình yêu con được đặt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
3. §¸nh gi¸ kh¸i qu¸t ®­îc nh©n vËt và nghệ thuật xây dựng nhân vật.(0,5đ) 
Bài văn đạt 9,25 điểm trong kỳ thi vào 10 THPT
Họ và tên: Phan Thị Nhân
Trường: THCS Bình Thịnh Huyện Đức Thọ Tỉnh Hà Tĩnh
Câu 1: Trong bài thơ ''Viếng lăng Bác'', nhà thơ Viễn Phương viết:
 «Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ »
a) Từ "mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào?
b) Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trả lời
a) Mặt trời ở câu 2 là: dùng biện pháp ẩn dụ.
b) Tác dụng: Đây là hai câu thơ sóng đôi, hình ảnh ẩn dụ ''mặt trời''. Nhằm ca ngợi công ơn trời biển của Bác với đất nước, với dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, niềm tin Bác sống mãi với non sông. Bác là vầng Thái dương sưởi ấm trái tim muôn loài và Người mãi trường tồn với thời gian trong tiềm thức của con người Việt Nam.
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng tờ giấy thi) giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật, trong đó có sử dụng phép thế và phép nối. Chỉ ra từ ngữ liên kết thuộc phép liên kết nào?
Trả lời
 Nhà thơ Phạm Tiết Duật sinh năm 1941. Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Và ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Đề tài khai thác chính của ông là hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong. Giọng thơ ông sôi nổi, trẻ trung, tinh nghị mà vô cùng sâu sắc.
 * Phép thế: Nhà thơ, Phạm Tiến Duật - Ông.
 * Phép nối: Và.
Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2005), tác giả Vũ Khoan chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
 Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Trả lời
 ''Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới'' là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh ''thông minh, nhạy bén với cái mới'' mặt yếu là ''khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề''. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên.
Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là ''thông minh, nhạy bén với cái mới'' vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là ''khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế''. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê (phần trích trong Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục - 2005).
Trả lời
Những ngôi sao xa xôi là tên của một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Lê Minh Khuê. Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Nổi bật trong câu chuyện đó là nhân vật Phương Định, đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứa nước.
 Trong tác phẩm có ba nhân vật chính là Nho, chị Thao và Phương Định. Tất cả họ đều mang trong mình nhiệt huyết của tuổi thanh xuân - tuổi hăng say xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tất cả đều có những điểm chung rất đặc biệt. Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng từ đó mà họ đã trở thành những con người dũng cảm, coi thường việc phá bom, đếm bom, thách thức với thần chết...
Phương Định là một cố gái có tâm hồn nhạy cảm, hay nói cách khác cô là một cô gái sống nội tâm. Là con người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc nhưng đồng thời cũng nhiều cảm xúc, nhiều mơ ước, dễ vui nhưng cũng hay trầm tư suy nghĩ.
Cô rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng. Cô có lí tưởng sống, yêu đời, thích ca hát, làm đẹp và cũng giàu nữ tính. Phương Định mang trong mình vẻ đẹp của một nữ thanh niên xung phong nên có ý thức về bản thân, mơ mộng, đa cảm, thích sống với những kỉ niệm của thời thiếu nữ vô tư, hồn nhiên.
 Tuy sống giữa sự khốc liệt của chiến trường, phải luôn đối mặt với cái chết vậy mà cô vẫn luôn hồn nhiên, lạc quan và yêu đời. Hình như chiến tranh đã tôi luyện cho cô ý chí, quyết tâm đánh thắng kẻ thù. Chiến tranh đã làm cô trở nên cứng cỏi hơn nhưng không bao giờ làm mất đi sự nhạy bén, nét hồn nhiên và mơ mộng của tuổi trẻ.
Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Kẻ thù lúc này của chúng ta là một đế quốc hùng mạnh với những trang thiết bị tối tân nhất. Chúng đã trút xuống nơi đây hàng chục, hàng ngàn loại bom khác nhau đã tạo nên một cảnh tượng ghê rợn. Mặt đất đang ngày đêm phải hứng chịu sự tàn phá của bom Mĩ, phải chống chọi với vô vàn những thứ vũ khí độc hại. Hình như không lúc nào ngớt tiếng bom rơi và máy bay thì không lúc nào ngừng gầm rú trên nền trời đen đặc mây mù vì bom đạn.
Hoàn cảnh sống và chiến đấu của cô ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là mục tiêu ném bom nhằm cắt đứt mạch máu giao thông nên cực kì nguy hiểm. Công việc chính của cô là ''Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm những quả bom chưa nổ và nếu cần thì tìm cách phá bom''.
Đây là một công việc luôn phải đối mặt với ''tử thần'' và đùa mạng sống của mình với ''thần chết'', vì vậy đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Với cô, phá bom là một công việc thường ngày ''một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít ba lần''. Mỗi lần phá bom là mỗi lần thử thách với thần kinh và cảm giác.
Công việc phá bom đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, thái độ nghiêm túc, cường độ hết sức khẩn trương ''tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm''. Công việc phá bom là một công việc cực kì vất vả, dầm mưa dãi nắng. Chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của Trường Sơn không phải là chuyện đơn giản.
Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội ''chân yếu tay mềm'' không quen lao động nặng nhọc, vậy mà cô lại ''coi thường cái chết''.
 Ngoài những giờ lao động, chiến đấu mệt nhọc và căng thẳng thì Phương Định lại cùng đồng đội của mình dành thời gian cho việc thêu thùa, chép bài hát, ngắm mình trong gương và mơ mộng. Tính cách và ngoại hình của cô đã được rất nhiều cánh phảo thủ và lái xe quan tâm.
Phương Định là đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Để giành lấy nền độc lập tự do cho tổ quốc, cô và đồng đội của mình đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình. Phương Định cũng chính là tấm gương để thanh niên hiện nay noi theo và sửa chữa hành vi, thái độ sống của mình.
 Khép lại trang sử hào hùng của dân tộc, ta vẫn thấy thoang thoảng những mùi vị của sự vinh quang mà Phương Định cũng như bao thế hệ cha anh đã tạo dựng nên..
Bài viết HS Nhân làm lại theo trí nhớ - Sưu tầm từ Giáo viên chủ nhiệm của em Nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docde dap an TS 10 sau tinh 20112012.doc