Đề thi tuyển sinh văn lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013 môn Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh văn lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013 môn Ngữ Văn

ĐỀ THI TUYỂN SINH VĂN LỚP 10 THPT

Năm học 2012-2013

Môn Ngữ Văn

Câu 1: ( 3 điểm)

Đoạn kết một bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu:

 “ Không có kính, rồi xe không có đèn ,”

a. Chép tiếp những câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.

b. Cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.

c. Gọi tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ ( Yêu cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh)

Câu 2: ( 2 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xẩy ra một cuộc tranh luận , và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

Anh ta trả lời: “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

Viết một đoạn văn từ 10-15 câu trình bầy suy nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện. Chỉ rõ đoạn văn em viết trình bầy nội dung theo cách nào?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh văn lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT LÝ NHÂN 
TRƯỜNG THCS NHÂN KHANG
ĐỀ THI TUYỂN SINH VĂN LỚP 10 THPT
Năm học 2012-2013
Môn Ngữ Văn
Câu 1: ( 3 điểm) 
Đoạn kết một bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu:
 “ Không có kính, rồi xe không có đèn ,”
Chép tiếp những câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.
c. Gọi tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ ( Yêu cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh)
Câu 2: ( 2 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xẩy ra một cuộc tranh luận , và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Viết một đoạn văn từ 10-15 câu trình bầy suy nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện. Chỉ rõ đoạn văn em viết trình bầy nội dung theo cách nào?
Câu 3 ( 5 điểm)
Trình bầy ấn tượng của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của nhà văn Kim Lân.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 
Câu 1: 3 điểm
Học sinh chép đúng, đủ khổ thơ ( 0,5 điểm)
Nêu đúng tên tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.( 0,25 điểm)
Nêu đúng tác giả: Phạm Tiến Duật ( 0,25đ)
Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đang vô cùng cam go và ác liệt ( 0,5đ)
Gọi tên đúng các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, hoán dụ... ( 0,5đ)
Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ ( 1đ)
+ Điệp ngữ: Nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe, mức độ ác liệt của chiến trường.
+ Hoán dụ: Sức mạnh, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 2: ( 2đ)
Viết đoạn văn : Nội dung thể hiện được suy nghĩ về câu chuyện : Con người cần có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình ( 1đ)
Đoạn văn viết lô gic, có cảm xúc, đúng số câu, ít lỗi hình thức ( 0,5đ)
Nêu đúng cách trình bầy nội dung đoạn văn ( 0,5) 
Câu 3: 5đ
Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách nghị luận về một nhân vật văn học
Yêu cầu về kiến thức.
a.Mở bài: Nêu những nét cơ bản, khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật (0,5đ)
b.Ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai: 
*Ấn tượng về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ( 2,5đ)
- Tình yêu làng quê: Nỗi nhớ làng, nhớ những kỷ niệm về làng, muốn về làng ( 0,5đ)
- Tinh thần yêu nước ( 2đ)
+ Thái độ ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: Phân tích các chi tiết cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng đến không thở được, cúi mặt đi, tủi thân nhìn đàn con, chỉ quanh quẩn ở nhà... – Đau xót tủi hổ trước cái tin làng theo giặc ( 1đ).
+ Khi cần lựa chọn, biết đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng: Phân tích suy nghĩ làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù, không chịu về làng vì không muốn làm nô lệ (0,5đ).
+ Tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng ( biểu tượng là cụ Hồ): chi tiết tâm sự với đứa con nhỏ, lời độc thoại như lời thề ...(0,5đ)
*Ấn tượng về nghệ thuật về xây dựng nhân vật ( 1,5đ)
- Đặt nhân vật vào tình huống có thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng: chi tiết nghe làng chợ Dầu theo Tây 
- Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua hành vi, ngôn ngữ, dằn vặt nội tâm.
- Ngôn ngữ truyện đặc sắc, đặc biệt ngôn ngữ nhân vật ông Hai: Ngôn ngữ mang nét chung của người nông dân trước cách mạng, lại có nét riêng mang đậm cá tính nhân vật khiến câu chuyện rất sinh động.
c.Kết luận: Đánh giá chung về nhân vật: tiêu biểu cho vẻ đẹp người nông dân Việt Nam trước cách mạng; đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi ích làng quê, cá nhân ( 0,5đ).
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan Khang.doc