Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

Câu 1 (1 điểm)

 Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.

 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: ”Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 2 (2,5 điểm)

 a, Ghi lại theo trí nhớ khổ một của bài thơ Viếng lăng Bác- Viễn Phương.

 b, Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ có ý nghĩa như thế nào?

 c, Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 câu có sử dụng thành phần tình thái, một phép liên kết. Gạch chân dưới thành phần tình thái và chỉ rõ phép liên kết.

Câu 3 (2 điểm)

 Viết một bài văn nghị luận dài không quá một trang giấy thi về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.

Câu 4 (4,5 điểm)

 Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THCS Nam Cao	 Kú thi tuyÓn sinh vµo líp 10
Đề thi thử	 N¨m häc 2012- 2013
	 M«n: Ng÷ v¨n
	Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1 điểm)
	Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
	Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: ”Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
	(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (2,5 điểm)
	a, Ghi lại theo trí nhớ khổ một của bài thơ Viếng lăng Bác- Viễn Phương.
	b, Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ có ý nghĩa như thế nào?
	c, Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 câu có sử dụng thành phần tình thái, một phép liên kết. Gạch chân dưới thành phần tình thái và chỉ rõ phép liên kết.
Câu 3 (2 điểm)
	Viết một bài văn nghị luận dài không quá một trang giấy thi về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 4 (4,5 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Tr­êng THCS Nam Cao	 h­íng dÉn chÊm m«n ng÷ v¨n
	TuyÓn sinh líp 10
	Năm học 2012- 2013
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
 - Khởi ngữ: mắt tôi
-Viết lại câu không có khởi ngữ: Các anh lái xe bảo mắt tôi:”Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
0, 5 
0,5
2
a
b
c
 Ghi lại đúng, đầy đủ, chính xác đoạn thơ.
 Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
 Sai từ một câu trở lên không cho điểm.
Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ thơ:
Hàng tre bát ngát trong sương là hàng tre thực được trồng trước cửa lăng Bác, xanh tốt, trải rộng trên bề mặt không gian đang ẩn mình trong làn sương sớm.
Hàng tre xanh xanh Việt Nam là hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ: biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất.
Câu thơ thứ nhất chỉ gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi tâm trạng xúc động của một người chiến sĩ từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi nay mới có dịp về thăm Bác.
Tác giả dùng từ thăm chứ không dùng từ viếng vừa là giảm nhẹ nỗi đau mất Bác vừa như muốn khẳng định trong tâm trí tác giả cũng như trong tâm trí mọi người dân Việt Nam Bác vẫn còn sống.
Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát thấy là hàng tre. Từ hàng tre thực làm sống dậy hàng tre trong suy tưởng:” Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Hàng tre chính là biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc. Nếu hình ảnh hàng tre thực gợi không khí trang nghiêm mà gần gũi của lăng Bác thì hàng tre có ý nghĩa biểu tượng lại thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác.
Đoạn văn đảm bảo đúng, đầy đủ nội dung của khổ thơ.
Về hình thức: viết đúng cấu trúc đoạn văn, có sử dụng một thành phần tình thái, một phép liên kết. Gạch chân dưới thành phần tình thái, chỉ rõ phép liên kết.
0,5
0, 25
0, 25
1
0,5
3
a, Mở bài: Giới thiệu về lòng biết ơn trong cuộc sống.
b, Thân bài
 - Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống: không quên ơn tổ tiên, nòi giống, không quên ơn những người đã chiến đấu hi sinh bảo vệ quê hương đất nước, không quên ơn những người sinh thành, dưỡng dục mình,
 - Vai trò của lòng biết ơn:
 + Lòng biết ơn đem đến cho con người ý thức tìm về nguồn cội với tất cả niềm tin yêu.
 + Lòng biết ơn giúp con người biết sống vì người khác, biết thấu hiểu, vị tha từ đó thêm trân trọng những giá trị đời sống.
 + Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện về nhân cách, đưa con người đến gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa nhân văn hơn.
 - Phê phán những người sống vong ân bội nghĩa.
 - Rút ra bài học: Phải biết uống nước nhớ nguồn; lòng biết ơn phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.
C, Kết bài: Khẳng định lại sự cần thiết của lòng biết ơn trong cuộc sống, rút ra bài học cho bản thân.
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
 a, Mở bài: Giới thiệu chung tác giả, văn bản, về nhân vật Phương Định.
b, Thân bài
 * Hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc: Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm của kẻ thù. Cô làm công việc mạo hiểm với cái chết: khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Mỗi ngày cô phá bom năm lần, ngày nào ít thì ba lần.
 * Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định:
 - Trong cuộc sống đời thường: Phương Đinh là một cô gái đáng yêu, khá xinh đẹp. Cô từ Hà Nội xung phong vào chiến trường. Kỉ niệm của những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, êm đềm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Cô tự hào về mình. Cô thích ngắm mắt mình trong gương, mê ca hát, thích bó gối ngồi mơ màng. Cô có tâm hồn nhạy cảm, tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kì. Cô được mọi người chú ý, các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm và viết thư dài gửi đường dây.
 - Trong công việc: Phương Định dũng cảm, năng động. Mặc dù còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi, nhưng cô vẫn làm nhiệm vụ. Mỗi ngày cô có thể phá bom năm lần. Ở bên những quả bom, kề sát cái chết, cô thận trọng, căng thẳng chờ bom nổ. Mỗi lần phá bom là một lần thử thách đối với cô. Và lần nào cô cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Trong tình đồng đội: Phương Định luôn yêu thương, quan tâm đông đội. Cô dành sự quan tâm, yêu thương tới chị Thao và Nho. Khi Nho bị thương, cô cứu chữa, chăm sóc tận tình.Cô đặc biệt dành niềm yêu mến cảm phục cho những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.
 * Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 - Chọn ngôi kể: kể theo ngôi thứ nhất.
 - Tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, sinh động.
 - Ngôn ngữ nhân vật trẻ trung giàu nữ tính.
 * Đánh giá khái quát về nhân vật: Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những chàng trai, cô gái: ”Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 c, Kết bài: Bày tỏ tình cảm (yêu mến, tự hào); liên hệ bản thân.
0, 5
0, 5
1
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docNam Cao.doc